- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Đi du lịch, đến những vùng đất lạ với khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt, bạn cần chuẩn bị sẵn một số thuốc để không bị động khi rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, cảm cúm, say nắng...
1. Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt
Khi đi chơi xa, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn... Thuốc được dùng 4-6 lần mỗi ngày cách nhau ít nhất 4 giờ.
2. Thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói
Berberin, điều chế từ cây vàng đắng của y học cổ truyền, có thể tương đối an toàn ở cả nguời lớn và trẻ em. Chuẩn bị thêm một lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos...) có tác dụng hút hơi, chống đầy bụng, vài gói men vi sinh (L-Bio, Lacteolfort, Biofidine...).
Các loại thuốc cầm tiêu chảy hay chống nôn ói không nên tự ý dùng, nhất là với trẻ em vì tuy làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh nhưng phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được, ứ đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm. Những người hay bị say tàu xe nên chuẩn bị thêm thuốc chống say như Nautamin hay Stugeron.
3. Thuốc điều trị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa
Với trẻ em, chuẩn bị sẵn xi-rô Phenergan hoặc các loại kháng dị ứng thông thường như Polaramin, Chlopheniramin nhưng dễ gây buồn ngủ lừ đừ. Người lớn có thể dùng các dạng kháng dị ứng mới như Histalong, Cetirizine... Thường chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày và không gây buồn ngủ.
4. Các loại bông gòn, băng gạc, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già, cồn iốt
Đề phòng trường hợp té ngã, xây xát và đương nhiên, với những người có bệnh mãn tính cần dùng thuốc thường xuyên như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... thì thuốc là phần không thể thiếu trong chuyến đi, thậm chí quan trọng hơn cả thức ăn và những đồ đạc khác.
Ngoài ra cần mang theo một số loại thuốc như:
- Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
- Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
- Kem chống dị ứng da
- Vitamins
- Thuốc/biện pháp tránh thai
- Thuốc chống say xe/máy bay/tàu
Một số mẹo nhỏ khi đi di lịch
Mang theo gừng sấy khô hay củ gừng tươi
Tiến sĩ Robert Stern, chuyên gia nghiên cứu về nguyên nhân say tàu xe cho biết: Để khỏi bị say sóng trong suốt hành trình du lịch, hãy thử ngậm 1.000mg củ gừng khô hoặc tươi (có sẵn trong các cửa hàng thực phẩm y tế) trước khi căng buồm và, nếu cần thiết, bốn giờ sau đó thử lại một lần nữa.
Ăn uống thông minh
Ăn nhiều sữa chua trong suốt kỳ nghỉ để đảm bảo bạn có một sự cân bằng lành mạnh cho đường ruột, giúp chống lại vi khuẩn xâm nhập từ những thực phẩm hoặc môi trường lạ. Ngoài ra, sữa chua còn là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Với một chút chất béo, nó sẽ giúp bạn ngăn chặn cảm giác đói lúc nửa buổi và là bữa ăn nhẹ rất tốt cho buổi chiều.
1. Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt
Khi đi chơi xa, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn... Thuốc được dùng 4-6 lần mỗi ngày cách nhau ít nhất 4 giờ.
2. Thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói
Berberin, điều chế từ cây vàng đắng của y học cổ truyền, có thể tương đối an toàn ở cả nguời lớn và trẻ em. Chuẩn bị thêm một lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos...) có tác dụng hút hơi, chống đầy bụng, vài gói men vi sinh (L-Bio, Lacteolfort, Biofidine...).
Các loại thuốc cầm tiêu chảy hay chống nôn ói không nên tự ý dùng, nhất là với trẻ em vì tuy làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh nhưng phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được, ứ đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm. Những người hay bị say tàu xe nên chuẩn bị thêm thuốc chống say như Nautamin hay Stugeron.
3. Thuốc điều trị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa
Với trẻ em, chuẩn bị sẵn xi-rô Phenergan hoặc các loại kháng dị ứng thông thường như Polaramin, Chlopheniramin nhưng dễ gây buồn ngủ lừ đừ. Người lớn có thể dùng các dạng kháng dị ứng mới như Histalong, Cetirizine... Thường chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày và không gây buồn ngủ.
4. Các loại bông gòn, băng gạc, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già, cồn iốt
Đề phòng trường hợp té ngã, xây xát và đương nhiên, với những người có bệnh mãn tính cần dùng thuốc thường xuyên như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... thì thuốc là phần không thể thiếu trong chuyến đi, thậm chí quan trọng hơn cả thức ăn và những đồ đạc khác.
Ngoài ra cần mang theo một số loại thuốc như:
- Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
- Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
- Kem chống dị ứng da
- Vitamins
- Thuốc/biện pháp tránh thai
- Thuốc chống say xe/máy bay/tàu
Một số mẹo nhỏ khi đi di lịch
Mang theo gừng sấy khô hay củ gừng tươi
Tiến sĩ Robert Stern, chuyên gia nghiên cứu về nguyên nhân say tàu xe cho biết: Để khỏi bị say sóng trong suốt hành trình du lịch, hãy thử ngậm 1.000mg củ gừng khô hoặc tươi (có sẵn trong các cửa hàng thực phẩm y tế) trước khi căng buồm và, nếu cần thiết, bốn giờ sau đó thử lại một lần nữa.
Ăn uống thông minh
Ăn nhiều sữa chua trong suốt kỳ nghỉ để đảm bảo bạn có một sự cân bằng lành mạnh cho đường ruột, giúp chống lại vi khuẩn xâm nhập từ những thực phẩm hoặc môi trường lạ. Ngoài ra, sữa chua còn là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Với một chút chất béo, nó sẽ giúp bạn ngăn chặn cảm giác đói lúc nửa buổi và là bữa ăn nhẹ rất tốt cho buổi chiều.
Theo giaoduc.net
Hiệu chỉnh bởi quản lý: