- Tham gia
- 21/6/2013
- Bài viết
- 205
Dù buổi lễ khai giảng có diễn ra theo những cách đặc biệt khác nhau nhưng niềm vui trên gương mặt học sinh háo hức bước vào năm học mới thì nơi đâu cũng thế.
Hát quốc ca bằng tay
Ngày 5/9, hàng trăm học sinh trường PTCS Xã Đàn ( Hà Nội) cùng với học sinh cả nước hân hoan bước vào năm học mới.
Điều đặc biệt ở mái trường này là có tới một nửa số học sinh là các em học sinh khuyết tật. Dù không thể nghe, không thể hiện bằng lời, nhưng với lòng tự hào dân tộc các em học sinh khiếm thính PTCS Xã Đàn (Hà Nội) vẫn 'hát' quốc ca theo cách riêng.
Học sinh trường PTCS Xã Đàn hát quốc ca bằng ngôn ngữ kí hiệu
Từ những năm tháng khó khăn trước đây cho tới ngày hôm nay, trường PTCS Xã Đàn luôn là một trong những trường hàng đầu về giáo dục trẻ khuyết tật của Thủ đô cũng như trên cả nước.
Hàng nghìn học sinh khiếm thính đã được cung cấp kiến thức văn hoá tương đương THCS, trong đó nhiều em có cuộc sống độc lập, có gia đình riêng và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Sáng 5/9, rất đông các phụ huynh trường PTCS Xã Đàn đội mưa, đưa con đến trường đúng giờ để có ngày tựu trường ý nghĩa nhất.
Nhảy bao bố trong lễ khai giảng
Tại lễ khai giảng năm học mới, các em còn hồn nhiên trong những trò chơi dân gian như nhảy bao bố cướp cờ, kéo co. Những trò chơi này ở các vùng nông thôn đều có, tuy nhiên ngày nay đã mai một.
Đây là những trò chơi mà các em học sinh vùng cao trường tiểu học Đăk Kôi (Kon Tum) thường chơi ở nhà, khi đi học và những ngày lễ đặc biệt.
Khai giảng ở Trường Sa
Cùng với cả nước, sáng 5/9 tại thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, lễ khai giảng năm học mới được tổ chức trang trọng.
Thầy giáo Lê Văn Mạnh và thầy giáo Lê Xuân Quyết cùng các em nhỏ đảo Song Tử Tây
Các em nhỏ đảo Song Tử Tây tung tăng theo chân cha mẹ đến lớp học
Những năm trước, hầu hết giáo viên tại Trường Sa là cán bộ xã, thị trấn kiêm nhiệm. Năm học này, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cử thêm 6 thầy giáo trẻ ra công tác tại các điểm trường ở huyện Trường Sa, bổ sung nhiều thiết bị, dụng cụ giảng dạy và học tập cho thầy trò nơi đảo xa.
Trường tiểu học thị trấn Trường Sa với 6 phòng học khang trang đã được khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm học này.
Việt kiều nhí về khai giảng
Sáng 5/9, hàng nghìn Việt kiều nhí ven biên giới Tây Nam đã về Việt Nam tham dự lễ khai giảng. Nhiều trẻ khác, cha mẹ đã về Việt Nam sinh sống, dù chưa có giấy khai sinh, hộ khẩu hay quốc tịch cũng được nhập học bình thường.
Ông Vũ Kim Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Hà (huyện Tân Hưng, Long An) - cho biết, năm học này, toàn xã có gần 700 học sinh ra lớp. Trong đó có hơn 40 em học sinh là con em của những hộ dân Việt kiều Campuchia về sinh sống cũng được đến trường, chủ yếu tập trung ở cấp tiểu học và mầm non.
Tại xã Hưng Điền (huyện Tân Hưng), hàng chục hộ gia đình là Việt kiều Campuchia hồi hương cũng được địa phương gấp rút hoàn chỉnh giấy tờ để con em đến trường.
Theo ông Trần Hoàng Nhân - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Long An - đối với trẻ em là Việt kiều Campuchia, ngành giáo dục tỉnh tạo mọi điều kiện để các em có thể đến trường, nhanh chóng hoà nhập cộng đồng: “Các cháu dù chưa có khai sinh, không hộ khẩu và quốc tịch, miễn trong độ tuổi chúng tôi đều vận động các cháu đến trường. Nếu không học được chính quy thì vào lớp phổ cập. Cứ dạy các cháu tiếng Việt, chữ Việt trước, những thủ tục khác tính sau” - ông Nhân cho biết.
Hát quốc ca bằng tay
Ngày 5/9, hàng trăm học sinh trường PTCS Xã Đàn ( Hà Nội) cùng với học sinh cả nước hân hoan bước vào năm học mới.
Điều đặc biệt ở mái trường này là có tới một nửa số học sinh là các em học sinh khuyết tật. Dù không thể nghe, không thể hiện bằng lời, nhưng với lòng tự hào dân tộc các em học sinh khiếm thính PTCS Xã Đàn (Hà Nội) vẫn 'hát' quốc ca theo cách riêng.
Học sinh trường PTCS Xã Đàn hát quốc ca bằng ngôn ngữ kí hiệu
Từ những năm tháng khó khăn trước đây cho tới ngày hôm nay, trường PTCS Xã Đàn luôn là một trong những trường hàng đầu về giáo dục trẻ khuyết tật của Thủ đô cũng như trên cả nước.
Hàng nghìn học sinh khiếm thính đã được cung cấp kiến thức văn hoá tương đương THCS, trong đó nhiều em có cuộc sống độc lập, có gia đình riêng và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Sáng 5/9, rất đông các phụ huynh trường PTCS Xã Đàn đội mưa, đưa con đến trường đúng giờ để có ngày tựu trường ý nghĩa nhất.
Nhảy bao bố trong lễ khai giảng
Sáng 5/9, hòa trong niềm vui chung của cả nước, trường tiểu học Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum hân hoan chào đón năm học mới. Xã Đăk Kôi là một một xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Kon Tum. Trong xã có 100 % là đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng.
Học sinh trường tiểu học Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đón năm học mới
Tại lễ khai giảng năm học mới, các em còn hồn nhiên trong những trò chơi dân gian như nhảy bao bố cướp cờ, kéo co
Học sinh trường tiểu học Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đón năm học mới
Tại lễ khai giảng năm học mới, các em còn hồn nhiên trong những trò chơi dân gian như nhảy bao bố cướp cờ, kéo co
Tại lễ khai giảng năm học mới, các em còn hồn nhiên trong những trò chơi dân gian như nhảy bao bố cướp cờ, kéo co. Những trò chơi này ở các vùng nông thôn đều có, tuy nhiên ngày nay đã mai một.
Đây là những trò chơi mà các em học sinh vùng cao trường tiểu học Đăk Kôi (Kon Tum) thường chơi ở nhà, khi đi học và những ngày lễ đặc biệt.
Khai giảng ở Trường Sa
Cùng với cả nước, sáng 5/9 tại thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, lễ khai giảng năm học mới được tổ chức trang trọng.
Thầy giáo Lê Văn Mạnh và thầy giáo Lê Xuân Quyết cùng các em nhỏ đảo Song Tử Tây
Các em nhỏ đảo Song Tử Tây tung tăng theo chân cha mẹ đến lớp học
Những năm trước, hầu hết giáo viên tại Trường Sa là cán bộ xã, thị trấn kiêm nhiệm. Năm học này, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cử thêm 6 thầy giáo trẻ ra công tác tại các điểm trường ở huyện Trường Sa, bổ sung nhiều thiết bị, dụng cụ giảng dạy và học tập cho thầy trò nơi đảo xa.
Trường tiểu học thị trấn Trường Sa với 6 phòng học khang trang đã được khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm học này.
Việt kiều nhí về khai giảng
Sáng 5/9, hàng nghìn Việt kiều nhí ven biên giới Tây Nam đã về Việt Nam tham dự lễ khai giảng. Nhiều trẻ khác, cha mẹ đã về Việt Nam sinh sống, dù chưa có giấy khai sinh, hộ khẩu hay quốc tịch cũng được nhập học bình thường.
Ông Vũ Kim Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Hà (huyện Tân Hưng, Long An) - cho biết, năm học này, toàn xã có gần 700 học sinh ra lớp. Trong đó có hơn 40 em học sinh là con em của những hộ dân Việt kiều Campuchia về sinh sống cũng được đến trường, chủ yếu tập trung ở cấp tiểu học và mầm non.
“Hiện toàn xã còn hơn 60 hộ Việt kiều Campuchia chưa có hộ khẩu, trong thời gian qua xã đã tạo nhiều điều kiện cho những hộ dân này như cho mượn đất cất nhà sinh sống vì trở về nước, hầu hết họ đều rất nghèo, không có đất sản xuất” - ông Thành nói.
Những Việt kiều nhí từ Campuchia đi thuyền vượt lũ dự khai giảng
Những Việt kiều nhí từ Campuchia đi thuyền vượt lũ dự khai giảng
Tại xã Hưng Điền (huyện Tân Hưng), hàng chục hộ gia đình là Việt kiều Campuchia hồi hương cũng được địa phương gấp rút hoàn chỉnh giấy tờ để con em đến trường.
Theo ông Trần Hoàng Nhân - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Long An - đối với trẻ em là Việt kiều Campuchia, ngành giáo dục tỉnh tạo mọi điều kiện để các em có thể đến trường, nhanh chóng hoà nhập cộng đồng: “Các cháu dù chưa có khai sinh, không hộ khẩu và quốc tịch, miễn trong độ tuổi chúng tôi đều vận động các cháu đến trường. Nếu không học được chính quy thì vào lớp phổ cập. Cứ dạy các cháu tiếng Việt, chữ Việt trước, những thủ tục khác tính sau” - ông Nhân cho biết.
Theo Tiin