Những kỳ thi "khó nhằn" nhất thế giới

dakazino

Ngày mai của những ngày mai
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/4/2013
Bài viết
1.689
Không riêng gì học sinh mà cả những người đã đi làm đôi khi cũng không tránh khỏi “cơn ác mộng” thi cử. Tuy nhiên đối với một số người, “cơn ác mộng” này còn đáng sợ hơn nhiều bởi kỳ thi mà họ tham gia có độ khó được đánh giá là bậc nhất thế giới.

IES (Indian Engineering Services)

1-1.jpg

Kỳ thi này được tổ chức với mục đích tuyển chọn nhân tài làm việc cho Chính phủ Ấn Độ ở các vị trí liên quan đến kỹ thuật và quản lý. Đây được xem là kỳ thi khó nhất ở đất nước này, với tỷ lệ chọi cực cao. Năm 2010 có 157,649 thí sinh tham dự nhưng chỉ tuyển chọn 434 người.

Bài thi bao gồm một phần thi viết kéo dài…12 giờ đồng hồ và sau đó là phần thi phỏng vấn trực tiếp với mục đích kiểm tra nhân cách của các ứng viên.

Gaokao

2.jpg

Đây là tên gọi của kỳ thi tuyển sinh Đại học quốc gia tại Trung Quốc, quyết định tương lai sự nghiệp của hàng triệu bạn trẻ. Kỳ thi này được xem trọng đến nỗi ngọn đuốc thắp sáng Olympic Bắc Kinh năm 2008 đã được thay đổi lộ trình rước để tránh làm ảnh hưởng đến các thí sinh dự thi năm đó, giao thông cũng được giảm tải để hạn chế tối đa tiếng ồn.

Ở Trung Quốc, áp lực đậu đại học là vô cùng lớn và tỷ lệ chọi cũng rất cao, nhiều bạn trẻ thậm chí còn tự tử do thi trượt hoặc không chịu nổi căng thẳng.

Mensa Admission Test

3.png

Là tổ chức lớn nhất và lâu đời nhất dành cho những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới, Mensa đương nhiên đặt ra một tiêu chuẩn cực cao cho các thành viên.

Không có giới hạn nào về độ tuổi và quốc tịch, tuy nhiên các ứng viên cần phải vượt qua một bài thi kiểm tra IQ với số điểm cao hơn 98% dân số thế giới.

Graduate Record Examination

4.jpg
Hầu hết các trường Đại học ở Mỹ đều xét đầu vào dựa trên kết quả GRE. Hình thức phổ biến nhất là thi online, nhưng cũng có những khu vực thi trên giấy. Bài thi gồm sáu phần, bao gồm hai bài luận phân tích, một phần thi lý luận ngôn ngữ, lý luận định lượng, một phần nghiên cứu và một phần không tính điểm. Độ khó của kỳ thi này luôn ở nằm ở mức cao.

Chartered Financial Analyst Exam

5.jpg

Quen thuộc hơn với tên gọi tắt CFA, đây là kỳ thi được Wall Street chọn là khó nhất thế giới với ít hơn một phần năm thí sinh đạt ngay trong lần thi đầu tiên. Có ba vòng thi riêng biệt được đánh số I, II và III mà thí sinh phải vượt qua lần lượt, trong đó hai vòng đầu gồm toàn các câu hỏi trắc nghiệm và vòng thứ ba gồm câu hỏi trắc nghiệm và một bài luận. Kỳ thi thứ II và thứ III chỉ được tổ chức mỗi năm một lần trong vòng một ngày, vậy nên nếu trượt thì bạn sẽ phải chờ khá lâu để được thi lại. CFA được xem như bệ phóng cho sự nghiệp hơn là một kỳ thi học thuật. Hầu hết những ai theo đuổi công việc liên quan đến tài chính, đầu tư đều muốn thử sức với kỳ thi này.

All Souls Prize Fellowship Exam

6.jpg

Kỳ thi lấy học bổng của trường All Souls trực thuộc Đại học danh tiếng Oxfords hầu như luôn nằm trong danh sách những kỳ thi “khó nhằn” nhất nhờ bài luận “trứ danh” dài ba tiếng đồng hồ mà đề bài thì chỉ vỏn vẹn….một từ duy nhất.

Kể từ năm 2010 thì bài luận này đã được lược bỏ, chỉ còn lại bốn phần thi, mỗi phần có độ dài tương đương để chọn ra hai thí sinh cho hai suất học bổng. Mặc dù vậy, kỳ thi này vẫn được xếp vào loại cực khó với những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải có cả kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực lẫn trí trưởng tượng phong phú để trả lời.

Master Sommelier Diploma Exam

7.png

“Sommelier” là tên gọi của những chuyên gia về rượu vang, đa số làm việc trong các nhà hàng, khách sạn. Trách nhiệm của họ là chọn mua và bảo quản vang trong hầm rượu, tư vấn cho thực khách loại rượu phù hợp với từng món ăn. Công việc này nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng kỳ thực để trở thành một sommelier không hề dễ dàng.

Tất cả ứng viên đều phải trải qua các kỳ thi để sở hữu nhiều cấp độ bằng, trong đó cao nhất là kỳ thi lấy bằng Master. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1969 ở Anh, đây được xem là kỳ thi khó nhất thế giới bởi từ đó đến nay mới chỉ có khoảng…200 người vượt qua để được công nhận là một sommelier. Trung bình, mỗi thí sinh đều phải thi lại đến 2-3 lần mới đạt, đa số dễ dàng vượt qua hai vòng đầu tiên là lý thuyết và dịch vụ nhưng “bó tay” ở vòng cuối cùng siêu “khó nhằn”: thử rượu.

Thí sinh sẽ phải nêu được chính xác tên loại rượu, tên loại nho dùng để nấu rượu và cả…nơi trồng và năm trồng loại nho đó. Đó là chưa kể chi phí để tham dự kỳ thi này cũng hết sức đắt đỏ: $795 cho một vòng thi, trượt một vòng có thể thi lại nhưng nếu trong vòng ba năm mà thí sinh không thể qua cả ba thì phải…thi lại từ đầu.

8.jpg



 
×
Quay lại
Top Bottom