Những kiểu sống “trên tiền” xấu xí của @....!

leduy

Là chính anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/8/2010
Bài viết
2.078
Sớm kiếm được tiền từ những công việc partime đã đem lại cho nhiều teen cảm giác sống “trên tiền”. Cái ý nghĩ "Người làm ra tiền mới là người có tiếng nói" đã khiến họ coi thường bạn bè, thậm chí là cả gia đình mình.

Không chỉ là phục vụ bàn, làm PG hay bán quần áo, công việc part-time của teens hiện nay còn mở rộng sang lĩnh vực ý tưởng, PR hay marketing. Công việc đòi hỏi những teen thực sự có đầu óc, thông minh, sớm bộc lộ “tư chất” làm leader (người lãnh đạo) vì khả năng thích ứng công việc cao. Nhưng bên cạnh đó, do sống trong thành công quá sớm, nhiều người trẻ đã bắt đầu bộc lộ thói quen “trên tiền”, coi đồng tiền là thứ giải quyết được tất cả mọi việc, coi thường bạn bè, người thân hoặc chính gia đình của mình.
Năng động, thông minh và tự cao là những đặc điểm nổi bật của Linh Z (sn1991). Sinh ra trong một gia đình truyền thồng kinh doanh hoá mỹ phẩm, nên Linh thừa hưởng được cái gen làm ăn, tính toán giỏi ngay từ lớp 9. Bước chân vào cấp 3, Linh đã có tham vọng đi làm ngay, muốn kiếm được thật nhiều tiền, bởi “Phụ thuộc mãi vào gia đình, ngửa tay xin tiền bố mẹ mãi thì… nhục lắm!” .
Chưa tốt nghiệp cấp 3, trong tay không bằng cấp nhưng chỉ sau 1 tháng thử việc, Linh đã được nhận luôn làm nhân viên partime Marketing của một công ty phân phối mỹ phẩm. Sự nhanh nhẹn, thông minh của cô học sinh cấp 3 khiến cả trưởng phòng lẫn phó phòng phải công nhận, sau tháng thử việc đầu tiên Linh đã mang về 3 hợp đồng.
Suốt 3 tháng hè, Linh mải mê kiếm tiền, lương cuối tháng cộng với phần trăm hợp đồng cũng ngót nghét 10 triệu. Có lương trong tay, Linh tít mít cả tuần chẳng ngó ngàng gì đến gia đình, có lần 2 tuần liền bố mẹ không nhìn thấy mặt con gái. Không biết từ bao giờ, cô bạn “học” được cách sống “trên tiền” cùng suy nghĩ “Đã làm ra tiền, thì lúc nào cũng có tiếng nói!”.
Mẹ ốm, Linh mua cân hoa quả rồi dúi 2 triệu nhờ người giúp việc gửi… mẹ với lời nhắn “Con bận lắm, mẹ cầm tiền mua thuốc!”. Đọc xong lời nhắn, mẹ Linh ngồi thẫn thờ, nước mắt rơi lã chã không hiểu vì ốm đau hay vì con.
Khi bị bố nổi trận lôi đình, bắt không cho đi làm nữa, Linh dỏng môi quát lại “Thích thì con ra ở riêng, con không xin bố mẹ đồng nào cả!”. Giờ thì khái niệm “có tiền là có tất” của Linh đã ngấm sâu, không tài nào thay đổi được.
Tiến Anh (sn1992) mới học lớp 11 nhưng trình đồ hoạ và ý tưởng còn vượt xa những anh chị đã tốt nghiệp đại học. Đang làm designer thiết kế web cho một tờ báo mạng, thu nhập cho những ý tưởng của Tiến là 200$ mỗi tháng, chưa kể viết bài cho các mục trong tờ báo để kiếm nhuận bút. Đa tài và thông minh nên dù đã vào năm học, công ty vẫn giữ Tiến lại, chỉ cần đảm bảo số công việc được giao còn Tiến có đi làm hay không thì tuỳ. Sớm ý thức được “vị trí” của một teen “chớm” thành đạt, Tiến tự đặt mình lên một vị trí cao hơn hẳn so với bạn bè.



Rủ Tiến đi chơi, cậu hỏi độp vào mặt bạn “Đi có ra tiền không mà đi?”. Thời gian rảnh Tiến ngồi làm web, thiết kế logo cho công ty mà quên hẳn mình vẫn còn là học sinh cấp 3. Tiến không nhớ nổi tên bạn trong lớp, nhưng lại thuộc lòng tên từng người trong công ty. Đến lớp, cậu nói về công việc của mình như một cơ hội chẳng-bao-giờ dành cho người khác, chỉ dành cho những kẻ giỏi giang như Tiến mà thôi. Lúc đầu, thấy Tiến kiếm được nhiều tiền, làm đồ hoạ đẹp và học cũng giỏi, bạn bè đều nể. Mọi người nghe Tiến kể chuyện công ty, những khó khăn trong thiết kế với ánh mắt ngưỡng mộ.
Nhưng về sau ai cũng thấy nản, bởi có lẽ Tiến hơi “ảo”, quên mất mình vẫn đang làm học sinh mà chỉ chăm chăm quảng bá cho hình ảnh một xì tin tài giỏi, thành đạt và sau này nhất định sẽ làm… trưởng phòng thiết kế cái công ty ấy. Mỗi khi đóng học phí hay cần khoản gì phải quyên góp, Tiến hăng hái đóng đầu tiên, bĩu môi chê bạn nào đóng chậm, bị cô nhắc lần 2 lần 3 là “Có tí tiền cũng không đóng được. Tự kiếm ra tiền khỏi phải xin không…”. Câu nói ấy đã làm một bạn tổ bên tái xanh mặt, vì nhà bạn ấy bố là thương binh, học lực bình thường nên không thể “năng động, tài giỏi và thành đạt” như Tiến được.
Kết quả của sự tự cao quá mức ấy, thường là bị bạn bè tẩy chay, thậm chí bị cả bố mẹ “bỏ rơi” như Khánh (sn1989), một Supervisor (Quản lý nhóm) PG, lương tháng 500$. Qua 3 tháng hè, Khánh được đề đạt hẳn làm quản lý nhờ cách sắp xếp nhân sự thông minh. Sớm làm ra tiền, cô bạn coi tiền là cách tốt nhất để “giải quyết” mọi thứ. Cô chê bai bạn bè là “kém tắm, chỉ biết ăn bám bố mẹ”. Còn ở gia đình, thay vì quan tâm đến phụ huynh, Khánh dùng tiền để “thể hiện sự quan tâm”. Từ sinh nhật đến lễ kỷ niệm của bố mẹ, Khánh nộp luôn phong bì cho… tiện, khỏi “mất thời gian vàng ngọc”.
Một lần cãi nhau với gia đình, Khánh nằng nặc xách quần áo ra thuê nhà trọ. Mặc cho gia đình năm lần bảy lượt tới đón, bố mẹ phải xuống nước khuyên nhủ, Khánh vẫn cứng cổ tuyên bố làm ra tiền rồi, ở riêng được rồi. Không chịu nổi cách sống trên tiền của con gái, bố mẹ Khánh mặc kệ cho cô xoay sở.
Y như rằng chỉ được 1 tháng, với cách sống phung phí, mang tiền ra làm “tiên chỉ” và không biết thu vén, Khánh trở thành con nợ cho chính những nhu cầu xa xỉ của mình. Chán ngán cảnh “cơm hàng cháo chợ”, tiền nhà, tiền điện và nước nôi hàng tháng, Khánh đành phải xin bố mẹ cho về căn nhà mà trước đó cô quyết tâm rời xa cho bằng được.
Với sự thông minh và giỏi giang của tuổi trẻ, teen thừa sức trở thành niềm tự hào của bố mẹ, bạn bè mỗi khi nhắc tới. Vậy mà chỉ vì cách sống trên tiền xấu xí, họ lại tự biến mình thành kẻ tự cao, ngạo mạn, không ai muốn tiếp xúc, tự đẩy mình vào những năm tháng trung học nhạt nhẽo. Liệu có nên không teens?
(ST)
 
Mình cũng đã từng làm part-time nhưng công việc nhỏ thôi: bán hàng cho 1 cửa hàng lưu niệm trên bờ hồ. nhưng do ở đó được tiếp xúc nhiều vs người nước ngoài =>vừa nâng cao trình đọ vừa có tiền. :KSV@01:
 
Toàn nhóc con vẫn tuổi ăn tuổi chơi mà ;)) Các cụ gọi là "ăn chưa no, lo chưa tới", chưa đấu đá đc với đời đâu mà oai....
 
×
Quay lại
Top Bottom