Những khu Văn Miếu ít được biết đến ở Việt Nam

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Không chỉ có Hà Nội mới có Văn Miếu đâu các bạn nhé!

Đây chính là những di sản văn hóa quan trọng và lưu giữ nhiều nét đẹp lịch sử truyền thống của cả nước đấy các bạn ạ.

Chúng ta cùng tham quan những Văn Miếu nổi tiếng ở nước ta để hiểu thêm về giá trị văn hóa đa dạng, tốt đẹp của đất nước chúng mình nhé!


1. Văn Miếu – Quốc Tử Giám (còn gọi là Văn Miếu Thăng Long - Hà Nội)


Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều biết về quần thể di tích văn hóa, lịch sử độc đáo nhất của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung này đúng không các bạn?



631918-110824kpvanmieu1.jpg

Khuê Văn Các – Thiên quang tĩnh, nơi giao hòa của đất trời. Đây chính là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của cả nước đấy các bạn.

Văn Miếu được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng tháng 10/1070 để thờ Khổng Tử, các bậc Tiên thánh, Tiên sư của Nho học. Năm 1076, Lý Nhân Tông (con trai vua Lý Thánh Tông) cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu, có thể coi đây là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam.



631918-fce110824kpvanmieu2.jpg

Văn Miếu Môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất.

Hiện nay, Văn miếu – Quốc Tử Giám được xem như là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Ngoài các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, ở đây còn ghi dấu Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.



631918-110824kpvanmieu3.jpg

Thiên Quang Tĩnh

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám có diện tích 54.331m2 bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Dĩ nhiên, tiêu biểu và quan trọng nhất là Văn Miếu, nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Tọa lạc, ở phía Nam thành Thăng Long, Hà Nội. Cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu.



631918-110824kpvanmieu4.jpg

Bia tiên sĩ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Ngày nay tại Văn Miếu, Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao Khuê, chủ đề văn học) và 82 Bia Tiến sĩ (UNESCO công nhận là di sản Ký ức nhân loại) được xem như là một nét kiến trúc, văn hóa, di sản tiêu biểu nhất.



631918-110824kpvanmieu5.jpg

Các sĩ tử với truyền thống sờ bia tiến sĩ trước mỗi kỳ thi để cầu may mắn.

Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện là nơi thu hút rất đông sự tham quan của du khách trong và ngoài nước. Đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc, các sân chơi tri thức (Gala chung kết: Rung Chuông Vàng…) và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử đến “xin lộc”, “cầu may” trước mỗi kỳ thi.



2. Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương)


Văn Miếu Mao Điền – (Mao: cỏ lau, Điền: ruộng cấy, như vậy: Mao Điền là một vùng đất bằng phẳng có nhiều cỏ lau).

631918-110824kpvanmieu6.jpg

Đường vào Văn Miếu Mao Điền rợp màu xanh của lúa. Một khung cảnh đẹp lunh linh như tranh thủy mặc ấy đúng không các bạn?

Di tích lịch sử cấp Quốc gia (công nhận xếp hạng năm 1992). Văn Miếu được xây dựng từ thời Lê Sơ (Thế kỉ XV) tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.



631918-110824kpvanmieu7.jpg

Cổng Văn Miếu.

Văn Miếu được hợp nhất với trường thi Hương của tỉnh Hải Dương (nay là Văn miếu Mao Điền và cánh đồng Tràng) vào thời Tây Sơn (1788 – 1802). Công trình rộng 3,6 ha này được xây dựng theo hướng Nam gồm các hạng mục: Bái đường, Hậu cung mỗi toà 7 gian, xây theo kiểu chữ Nhị, Đông vu, Tây vu, gác Khuê văn, gác Chuông, gác Khánh, đài Nghiên, tháp Bút, Nghi môn, Thiên Quang tinh và Khải thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử.



631918-110824kpvanmieu8.jpg

Toàn cảnh Văn Miếu Mao Điền.

Hiện nay Văn Miếu Mao Điền dùng để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác. Hàng năm, từ xưa đến nay, trấn Hải Dương đều tổ chức lễ tế Khổng Tử, các quan đầu trấn, đầu phủ cùng cử nhân, tiến sỹ về làm lễ trọng thể, nêu cao truyền thống hiếu học của tỉnh.



631918-110824kpvanmieu9.jpg

Cầu đá dẫn vào Văn Miếu.

Văn miếu và trường thi Hương trấn Hải Dương từng có một lịch sử vẻ vang. Tại đây đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, tiến sỹ nho học đứng vào hàng đầu cả nước. Nếu chỉ tính số người đỗ Đại khoa trong 185 kỳ thi (từ năm 1075 – năm 1919), cả nước có 2.898 tiến sỹ thì trấn Hải Dương có 637 vị, trong số 46 Trạng nguyên, Hải Dương có l2 người.



631918-a8a110824kpvanmieu10.jpg

Ngay giữa sân có sự hiện diện của cây gạo cổ thụ, tương xứng với giá trị mà Văn Miếu đã lưu giữ qua thời gian.

Đặc biệt, trong kì thi Ất Mùi năm Đại Chinh thứ 6 (năm 1535), trấn Hải Dương có Nguyễn Bỉnh Khiêm, người nổi tiếng Thủ khoa cả ba kỳ thi: Hương - Hội - Đình, được triều đình phong tặng Trạng nguyên.

631918-110824kpvanmieu11.jpg

Khung cảnh như chốn bồng tiên ấy nhỉ?

631918-110824kpvanmieu12.jpg

Rất đông du khách đến viếng Văn Miếu vào các dịp lễ hội hàng năm.

Văn miếu Mao Điền hiện nay chính là niềm tự hào về quá khứ vẻ vang, nơi đại diện cho tri thức và tinh thần hiếu học của tỉnh Hải Dương. Không chỉ thế, nơi đây còn thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan hàng năm.



3.Văn Miếu Bắc Ninh

Đây chính là nơi lưu giữ đầy đủ, rõ nét nhất về lịch sử khoa bảng vẻ vang của xứ Kinh Bắc.


631918-110830kpvanmieuvietnam2.jpg

Một góc Văn Miếu


Văn Miếu Bắc Ninh được xây dựng từ thời Lê Sơ ở núi Châu Sơn, huyện Thị Cầu. Sau nhiều lần sửa chữa, tu bổ, năm 1884 văn miếu được xây dựng lại, năm 1893 được chuyển về vị trí hiện nay (xóm 10, Đại Phúc, Bắc Ninh).


631918-110830kpvanmieuvietnam3.jpg

Bức bình phong hàng trăm năm tuổi: “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký” dựng năm 1928.

Văn Miếu Bắc Ninh là nơi thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 12 tấm bia lưu giữ khoa danh của 677 vị tiến sĩ quê hương Kinh Bắc xưa.


631918-110830kpvanmieuvietnam4.jpg

Bàn thờ bên trong nhà Tiền tế.

Kiến trúc Văn Miếu gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu Đường (5 gian) hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian), hai bên hồi Tiền Đường là Hội Đồng trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu. Chính diện có bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký” khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào trơn đóng bén rất tinh tế và cổ kính.



631918-110830kpvanmieuvietnam5.jpg

Nét kiến trúc đơn sơ, bình dị và gần gũi với: ngói đỏ, gạch đá và cây xanh trong Văn Miếu.

Người Bắc Ninh có quyền tự hào với làn điệu Quan họ (Di sản văn hóa thế giới - 2009) thì cũng sẽ chẳng bao giờ quên truyền thống hiếu học qua bao đời. Văn Miếu Bắc Ninh chính là đại diện tiêu biểu nhất cho giá trị truyền thống và sự học vẻ vang của miền đất văn hiến này.

4. Văn Miếu Xích Đằng (Văn Miếu Hưng Yên)


Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc làng (thôn) Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.



631918-110830kpvanmieuvietnam6.jpg

Lối vào Văn Miếu, hai bên là hai hàng cây xanh.

Được xây dựng vào năm 1832, với hàng trăm năm tồn tại cùng với những thăng trầm của thời gian. Nơi đây vẫn chính là hồng quang đại diện cho tri thức, sự uyên bác mà các thế hệ người con Hưng Yên luôn ghi nhớ với 161 vị đại khoa được lưu danh bảng vàng.

631918-a90110830kpvanmieuvietnam7.jpg

Nghi môn Văn Miếu Xích Đằng.

Văn Miếu Xích Đằng trước đây là nơi tổ chức các kỳ thi của trấn Hưng Yên. Hiện tại Miếu đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các bậc chư hiền nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thầy giáo lỗi lạc, người hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tử Giám: Chu Văn An.

631918-110830kpvanmieuvietnam8.jpg

Hữu Vu bên trong Văn Miếu.

Cổng Nghi Môn của Văn Miếu Xích Đằng là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác.


631918-110830kpvanmieuvietnam9.jpg

Một trong chín bia đá lưu danh các vị đại khoa bên trong khu Nội tự.

Khu nội tự có mặt chính quay về hướng Nam, được thiết kế theo kiểu chữ “Tam”: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”.



631918-110830kpvanmieuvietnam10.jpg

Khánh đá độc đáo.

Đặc biệt hơn, tại Văn Miếu Xích Đằng có thiết kế lầu chuông (Rất hiếm thấy trong các Văn Miếu tại Việt Nam). Tiếng chuông và tiếng khánh chính là âm thanh báo hiệu thời gian cho các kỳ thi trước đây. Đồng thời ngày nay, nó chính là tiếng tri ân, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc hiền tài, nho sĩ trong các dịp lễ hội.


631918-110830kpvanmieuvietnam11.jpg

Nhà tiền tế của Văn Miếu Xích Đằng, với dáng vẻ rất mộc mạc và đậm nét Nho gia.

Hằng năm, khi mùa xuân về, tại Văn Miếu tổ chức rất nhiều các hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Đây cũng là dịp mà người con Hưng Yên nói riêng và các du khách thập phương kéo về dự hội tại Xích Đằng rất nhộn nhịp.




 
×
Quay lại
Top Bottom