- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Sau khi hấp thụ chất thải trong nước, chỉ cần một hạt cũng sẽ trở nên độc hại gấp một triệu lần môi trường nước xung quanh nó.
Thông thường, trong các sản phẩm vệ sinh và làm đẹp có chứa rất nhiều các tinh thể muối để làm tẩy tróc các tế bào da chết, bụi bẩn hay dầu nhờn bám trên cơ thể. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các tinh thể thiên nhiên vốn có khả năng tự phân hủy này đã bị thay thế hoàn toàn bằng một loại hạt nhân tạo mà các nhà khoa học gọi là hạt vi nhựa (plastic microbeads) vì chúng có tác dụng tẩy sạch mạnh mẽ hơn, đồng thời với màu sắc lấp lánh bắt mắt, chúng thường được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn hơn. Thế nhưng ít ai biết rằng, loại hạt này chính là nguyên nhân gây hủy hoại môi trường cũng như sức khỏe của con người hàng ngày.
Hạt vi nhựa chủ yếu được làm từ các loại nhựa như polyethylene (PE), polypropylene (PP), polyethylene terephthalate (PET), polymethyl methacrylate (PMMA) và nylon. Chúng góp mặt trong rất nhiều các sản phẩm làm đẹp như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng, các sản phẩm trang điểm chống lão hóa, sơn móng tay và son môi bóng. Thông thường, hạt vi nhựa có kích thước chưa đầy 5mm, nhưng với riêng các hạt nhựa dùng trong các sản phẩm nói trên, chúng chỉ có kích thước nhỏ hơn 1mm.
Sau khi được sử dụng và tẩy rửa, hạt vi nhựa với kích thước vô cùng tí hon sẽ dễ dàng chui tọt qua các hệ thống xử lý rác thải, từ đó chúng sẽ theo đường ống cống trôi ra sông và biển. Theo ước tính, mỗi ngày có đến hàng trăm tỷ hạt được thải ra ngoài đại dương trên khắp thế giới. Tại đây, với đặc tính của một miếng bọt biển, chúng sẽ hấp thụ các chất độc hữu cơ khác có sẵn trong môi trường nước và rất khó phân hủy như thuốc trừ sâu, chất làm chậm cháy, dầu động cơ… Sau khi hấp thụ no chất độc, chỉ cần một hạt vi nhựa cũng sẽ trở nên độc hại gấp một triệu lần môi trường nước xung quanh nó.
Rất nhiều loài cá nhỏ không thể phân biệt được giữa thức ăn và các hạt vi nhựa này, mà nhựa thì không thể tiêu hóa được, nên cuối cùng chúng sẽ mắc kẹt trong dạ dày cá, để rồi sau đó theo quy luật tự nhiên, cá lớn ăn cá bé, cuối cùng những con cá nuốt nhựa vào bụng sẽ trở thành thức ăn cho người với hàng tá chất độc mà chúng mang theo.
Một nguy cơ tiềm ẩn khác mà loại hạt này có thể gây ra cho con người đó là chúng có thể được hít vào người qua đường không khí, hoặc nuốt vào bụng trong quá trình đánh răng, từ đó chất độc sẽ được vận chuyển khắp cơ thể, qua đường máu, dẫn xuống phổi… tương tự như khói thải từ động cơ xe mà chúng ta vẫn lo sợ hàng ngày. Theo các nhà khoa học, cứ mỗi khi một hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có khả năng làm mất cân bằng hoóc-môn và gây ra các căn bệnh về thần kinh cho con người.
Loại hạt này vô tình là thức ăn cho cá nhỏ, cá nhỏ rồi sẽ bị cá lớn ăn thịt, và cuối cùng chúng trở thành thức ăn cho con người.
(Ảnh: Oona M. Lönnstedt)
Thế nhưng tại sao các nhà sản xuất lại sử dụng loại nhựa độc này trong các sản phẩm của mình? Câu trả lời vô cùng đơn giản, vì chi phí dành cho chúng rẻ hơn rất nhiều và dễ kiếm hơn nhiều. Hơn nữa chúng lại mềm mại cho da hơn các sản phẩm từ thiên nhiên như tinh thể muối, tinh thể đường, hoặc vỏ nghiền của các loại hạt cứng. Đó là nguyên nhân vì sao hiện tại hầu hết người tiêu dùng đều chỉ chọn các sản phẩm này thay cho các sản phẩm thiên nhiên, và nó cũng giải thích vì sao trên thế giới, tất cả các bờ biển ở khắp mọi nơi có con người đặt chân tới đều có sự xuất hiện của các hạt vi nhựa.
Thông thường, trong các sản phẩm vệ sinh và làm đẹp có chứa rất nhiều các tinh thể muối để làm tẩy tróc các tế bào da chết, bụi bẩn hay dầu nhờn bám trên cơ thể. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các tinh thể thiên nhiên vốn có khả năng tự phân hủy này đã bị thay thế hoàn toàn bằng một loại hạt nhân tạo mà các nhà khoa học gọi là hạt vi nhựa (plastic microbeads) vì chúng có tác dụng tẩy sạch mạnh mẽ hơn, đồng thời với màu sắc lấp lánh bắt mắt, chúng thường được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn hơn. Thế nhưng ít ai biết rằng, loại hạt này chính là nguyên nhân gây hủy hoại môi trường cũng như sức khỏe của con người hàng ngày.
Hạt vi nhựa chủ yếu được làm từ các loại nhựa như polyethylene (PE), polypropylene (PP), polyethylene terephthalate (PET), polymethyl methacrylate (PMMA) và nylon. Chúng góp mặt trong rất nhiều các sản phẩm làm đẹp như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng, các sản phẩm trang điểm chống lão hóa, sơn móng tay và son môi bóng. Thông thường, hạt vi nhựa có kích thước chưa đầy 5mm, nhưng với riêng các hạt nhựa dùng trong các sản phẩm nói trên, chúng chỉ có kích thước nhỏ hơn 1mm.
Sau khi được sử dụng và tẩy rửa, hạt vi nhựa với kích thước vô cùng tí hon sẽ dễ dàng chui tọt qua các hệ thống xử lý rác thải, từ đó chúng sẽ theo đường ống cống trôi ra sông và biển. Theo ước tính, mỗi ngày có đến hàng trăm tỷ hạt được thải ra ngoài đại dương trên khắp thế giới. Tại đây, với đặc tính của một miếng bọt biển, chúng sẽ hấp thụ các chất độc hữu cơ khác có sẵn trong môi trường nước và rất khó phân hủy như thuốc trừ sâu, chất làm chậm cháy, dầu động cơ… Sau khi hấp thụ no chất độc, chỉ cần một hạt vi nhựa cũng sẽ trở nên độc hại gấp một triệu lần môi trường nước xung quanh nó.
Rất nhiều loài cá nhỏ không thể phân biệt được giữa thức ăn và các hạt vi nhựa này, mà nhựa thì không thể tiêu hóa được, nên cuối cùng chúng sẽ mắc kẹt trong dạ dày cá, để rồi sau đó theo quy luật tự nhiên, cá lớn ăn cá bé, cuối cùng những con cá nuốt nhựa vào bụng sẽ trở thành thức ăn cho người với hàng tá chất độc mà chúng mang theo.
Một nguy cơ tiềm ẩn khác mà loại hạt này có thể gây ra cho con người đó là chúng có thể được hít vào người qua đường không khí, hoặc nuốt vào bụng trong quá trình đánh răng, từ đó chất độc sẽ được vận chuyển khắp cơ thể, qua đường máu, dẫn xuống phổi… tương tự như khói thải từ động cơ xe mà chúng ta vẫn lo sợ hàng ngày. Theo các nhà khoa học, cứ mỗi khi một hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có khả năng làm mất cân bằng hoóc-môn và gây ra các căn bệnh về thần kinh cho con người.
Loại hạt này vô tình là thức ăn cho cá nhỏ, cá nhỏ rồi sẽ bị cá lớn ăn thịt, và cuối cùng chúng trở thành thức ăn cho con người.
(Ảnh: Oona M. Lönnstedt)
Theo thegioitre.vn