- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Lập nghiệp xa quê, nhiều người trở thành lãnh đạo của các tập đoàn đa quốc gia hay xây dựng công ty riêng... Những tên tuổi như Phạm Nhật Vượng, Chính Chu hay Johnathan Hạnh Nguyễn đã góp phần giới thiệu hình ảnh doanh nhân Việt ra sân chơi quốc tế.
1. Tiến sĩ Alan Phan
Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ tại Mỹ trước khi nhận 2 bằng Tiến sĩ tại Anh và Australia. Hiện, vị Tiến sĩ này tham gia thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc.
Ông là doanh nhân Việt đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt do ông sáng lập đạt thị giá 670 triệu USD, trước khi tách thành 5 công ty và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Alan Phan cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn tại Phố Wall. Tiến sĩ Alan Phan còn là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia và là cổ đông tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Mỹ. Với kinh nghiệm phong phú trên nhiều lĩnh vực đầu tư, ông cũng được biết đến với tư cách là một chuyên gia kinh tế với nhiều góc nhìn độc đáo.
2. Dzung T. Bui (Bùi Tiến Dũng)
Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng), Phó chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM lớn nhất nước Mỹ. Quê gốc ở Thái Bình, sang Mỹ du học năm 17 tuổi, ông không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc, chuyên ngành kỹ thuật điện - điện tử tại Đại học Minnesota (bang Minnesota), ông nộp đơn xin vào tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới IBM, làm ở phòng thí nghiệm Rochester. Một năm sau, ông xin chuyển sang bộ phận bán hàng và marketing. Từ đó, Dzung liên tục được đề bạt và đảm nhiệm những trọng trách trong mảng kinh doanh sản phẩm của tập đoàn IBM, từ Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latinh, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu, Giám đốc điều hành phụ trách chuỗi cung ứng, Tổng giám đốc phụ trách giải pháp IT...
Xa quê hương đã hơn 30 năm, song Bùi Tiến Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Ông tâm sự: "Dù ở đâu, tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi trò chuyện với các con, làm thơ, viết văn, thậm chí lúc lái xe hay trao đổi với khách hàng. Tôi cho rằng điều này rất quan trọng, bởi nó giúp các con tôi sau này luôn hiểu rõ về nguồn gốc của mình".
3. Chính E. Chu (Chính Chu)
Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chi tiết về quãng thời gian trong nhà trường của Chính Chu không được tiết lộ nhiều. Trong hồ sơ Tập đoàn Blackstone nơi ông đang làm việc chỉ ghi tốt nghiệp loại xuất sắc. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).
Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Hiện ông là đồng Chủ tịch kiêm Giám đốc cao cấp quản lý tài sản của Blackstone. Ông được đánh giá là một trong những thương nhân châu Á thành công nhất. Hiện ông Chu đang được lãnh đạo Blackstone giao phó nhiệm vụ "tổng chỉ huy" cho chiến dịch trị giá 25 tỷ USD, thâu tóm "người khổng lồ" trong ngành máy tính - Dell.
Báo giới biết đến ông nhiều hơn kể từ khi vén bức màn về "một thương nhân ẩn danh" chi 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower do tỷ phú Donald Trump đầu tư vào cuối năm 2007. Sau cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chu bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu.
4. Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức)
Khác với nhiều doanh nhân khác trong danh sách, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) trước hết là một người lập nghiệp ngay chính tại Việt Nam. Tên tuổi và tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chỉ vượt ra ngoài biên giới khi ông táo bạo đem hơn 1,3 tỷ USD đi mở rộng làm ăn tại thị trường Đông Nam Á, sau nhiều thành công trong nước.
Năm 2007, ông Đức đầu tư sang Lào ở 4 lĩnh vực chính là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường. Hiện, Lào là thị trường hút nhiều vốn đầu tư nhất của HAGL, tổng giá trị các dự án lên tới hơn 900 triệu USD.
Năm 2008, Chủ tịch HAGL "tấn công" thị trường Campuchia với tổng số vốn đầu tư vào thị trường này khoảng 100 triệu USD tập trung phát triển cây cao su và khai thác 2 mỏ sắt tại tỉnh Ratanakiri. Bầu Đức cũng đổ 20,4 triệu USD, đầu tư dự án HAGL Bangkok quy mô khoảng 140 căn hộ trên diện tích đất hơn 5000 m2 tại Thái Lan. Dự án khởi công từ tháng 9/2009.
Đến năm 2012, một lần nữa bầu Đức gây sốc khi tuyên bố xây dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre. Đây là khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp tại cố đô Yangon. Dự án thực hiện theo hình thức BOT thời gian 60 năm.
Thành công của ông được báo chí quốc tế ghi nhận vào giữa năm 2011 khi tạp chí Wall Street Journalbình chọn ông là một trong 29 nhất ASEAN. Gần một năm sau, bầu Đức cũng gây ấn tượng khi tham dự Bản lĩnh doanh nhân thế giới do Ernst & Young tổ chức.
5. Johnathan Hạnh Nguyễn
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn được biết đến là một trong số ít những "ông trùm" hàng hiệu của khu vực Đông Nam Á. Ông là doanh nhân kiều bào định cư tại Philippines trước năm 1975 và sau đó du học Mỹ. Năm 1984, ông nỗ lực đàm phán mở đường bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines. Hai năm sau đó, ông là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư khi thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP), hiện tại ông là Chủ tịch IPP.
Năm 1995, ông mở nhà máy sản xuất sơn TOA. Từ năm 1996 đến nay, IPP đã đầu tư hoặc hợp tác đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Những dự án này mang lại doanh số hằng năm khoảng 460 triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.
Hiện tại, IPP (Imex Pan-Pacific) còn là chủ đầu tư của hàng chục dự án thuộc nhiều lĩnh vực thương mại, cung cấp dịch vụ thực phẩm và giải khát, khách sạn, du lịch, cửa hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam và bốn quốc gia ở Đông Nam Á, phân phối độc quyền hơn 70% nhãn hiệu thời trang và mỹ phẩm hàng hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Thời gian gần đây, doanh nhân này cũng được báo chí trong nước nhắc đến nhiều khi tập đoàn của ông trở thành đơn vị quản lý, giúp hồi sinh và biến biểu tượng của thương mại Hà Nội - Tràng Tiền Plaza trở thành một trong những trung tâm mua sắm cao cấp tại thủ đô.
VnExpress
1. Tiến sĩ Alan Phan
|
Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt đầu tiên đưa công ty của mình lên sàn chứng khoán Mỹ. |
Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ tại Mỹ trước khi nhận 2 bằng Tiến sĩ tại Anh và Australia. Hiện, vị Tiến sĩ này tham gia thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc.
Ông là doanh nhân Việt đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt do ông sáng lập đạt thị giá 670 triệu USD, trước khi tách thành 5 công ty và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Alan Phan cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn tại Phố Wall. Tiến sĩ Alan Phan còn là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia và là cổ đông tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Mỹ. Với kinh nghiệm phong phú trên nhiều lĩnh vực đầu tư, ông cũng được biết đến với tư cách là một chuyên gia kinh tế với nhiều góc nhìn độc đáo.
2. Dzung T. Bui (Bùi Tiến Dũng)
Dzung T. Bui là người Việt thành công nhất tại IBM. |
Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng), Phó chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM lớn nhất nước Mỹ. Quê gốc ở Thái Bình, sang Mỹ du học năm 17 tuổi, ông không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc, chuyên ngành kỹ thuật điện - điện tử tại Đại học Minnesota (bang Minnesota), ông nộp đơn xin vào tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới IBM, làm ở phòng thí nghiệm Rochester. Một năm sau, ông xin chuyển sang bộ phận bán hàng và marketing. Từ đó, Dzung liên tục được đề bạt và đảm nhiệm những trọng trách trong mảng kinh doanh sản phẩm của tập đoàn IBM, từ Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latinh, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu, Giám đốc điều hành phụ trách chuỗi cung ứng, Tổng giám đốc phụ trách giải pháp IT...
Xa quê hương đã hơn 30 năm, song Bùi Tiến Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Ông tâm sự: "Dù ở đâu, tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi trò chuyện với các con, làm thơ, viết văn, thậm chí lúc lái xe hay trao đổi với khách hàng. Tôi cho rằng điều này rất quan trọng, bởi nó giúp các con tôi sau này luôn hiểu rõ về nguồn gốc của mình".
3. Chính E. Chu (Chính Chu)
Chính Chu (ngoài cùng bên trái) đang thực hiện thương vụ mua lại Tập đoàn Dell. Ảnh: CMS |
Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chi tiết về quãng thời gian trong nhà trường của Chính Chu không được tiết lộ nhiều. Trong hồ sơ Tập đoàn Blackstone nơi ông đang làm việc chỉ ghi tốt nghiệp loại xuất sắc. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).
Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Hiện ông là đồng Chủ tịch kiêm Giám đốc cao cấp quản lý tài sản của Blackstone. Ông được đánh giá là một trong những thương nhân châu Á thành công nhất. Hiện ông Chu đang được lãnh đạo Blackstone giao phó nhiệm vụ "tổng chỉ huy" cho chiến dịch trị giá 25 tỷ USD, thâu tóm "người khổng lồ" trong ngành máy tính - Dell.
Báo giới biết đến ông nhiều hơn kể từ khi vén bức màn về "một thương nhân ẩn danh" chi 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower do tỷ phú Donald Trump đầu tư vào cuối năm 2007. Sau cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chu bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu.
4. Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức)
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức). |
Khác với nhiều doanh nhân khác trong danh sách, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) trước hết là một người lập nghiệp ngay chính tại Việt Nam. Tên tuổi và tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chỉ vượt ra ngoài biên giới khi ông táo bạo đem hơn 1,3 tỷ USD đi mở rộng làm ăn tại thị trường Đông Nam Á, sau nhiều thành công trong nước.
Năm 2007, ông Đức đầu tư sang Lào ở 4 lĩnh vực chính là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường. Hiện, Lào là thị trường hút nhiều vốn đầu tư nhất của HAGL, tổng giá trị các dự án lên tới hơn 900 triệu USD.
Năm 2008, Chủ tịch HAGL "tấn công" thị trường Campuchia với tổng số vốn đầu tư vào thị trường này khoảng 100 triệu USD tập trung phát triển cây cao su và khai thác 2 mỏ sắt tại tỉnh Ratanakiri. Bầu Đức cũng đổ 20,4 triệu USD, đầu tư dự án HAGL Bangkok quy mô khoảng 140 căn hộ trên diện tích đất hơn 5000 m2 tại Thái Lan. Dự án khởi công từ tháng 9/2009.
Đến năm 2012, một lần nữa bầu Đức gây sốc khi tuyên bố xây dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre. Đây là khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp tại cố đô Yangon. Dự án thực hiện theo hình thức BOT thời gian 60 năm.
Thành công của ông được báo chí quốc tế ghi nhận vào giữa năm 2011 khi tạp chí Wall Street Journalbình chọn ông là một trong 29 nhất ASEAN. Gần một năm sau, bầu Đức cũng gây ấn tượng khi tham dự Bản lĩnh doanh nhân thế giới do Ernst & Young tổ chức.
5. Johnathan Hạnh Nguyễn
Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên thái Bình Dương (IPP). Ảnh: Nhật Anh |
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn được biết đến là một trong số ít những "ông trùm" hàng hiệu của khu vực Đông Nam Á. Ông là doanh nhân kiều bào định cư tại Philippines trước năm 1975 và sau đó du học Mỹ. Năm 1984, ông nỗ lực đàm phán mở đường bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines. Hai năm sau đó, ông là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư khi thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP), hiện tại ông là Chủ tịch IPP.
Năm 1995, ông mở nhà máy sản xuất sơn TOA. Từ năm 1996 đến nay, IPP đã đầu tư hoặc hợp tác đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Những dự án này mang lại doanh số hằng năm khoảng 460 triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.
Hiện tại, IPP (Imex Pan-Pacific) còn là chủ đầu tư của hàng chục dự án thuộc nhiều lĩnh vực thương mại, cung cấp dịch vụ thực phẩm và giải khát, khách sạn, du lịch, cửa hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam và bốn quốc gia ở Đông Nam Á, phân phối độc quyền hơn 70% nhãn hiệu thời trang và mỹ phẩm hàng hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Thời gian gần đây, doanh nhân này cũng được báo chí trong nước nhắc đến nhiều khi tập đoàn của ông trở thành đơn vị quản lý, giúp hồi sinh và biến biểu tượng của thương mại Hà Nội - Tràng Tiền Plaza trở thành một trong những trung tâm mua sắm cao cấp tại thủ đô.
VnExpress