hotrotinviet
Thành viên
- Tham gia
- 2/3/2019
- Bài viết
- 1
Thành lập công ty/thành lập doanh nghiệp là một quyết định vô cùng quan trọng. Trước khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần phải tìm hiểu những vấn đề pháp lý xung quanh việc thành lập doanh nghiệp. Bài viết nàyTín Việt sẽ cung cấp đến Quý khách những điều cần biết khi thành lập công ty:
1. Điều kiện để thành lập công ty
Tên doanh nghiệp không được trùng và gây nhầm lẫn;
Phải có trụ sở hợp pháp và được đặt trên lãnh thổ việt Nam;
Ngành nghề kinh doanh không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh theo Luật Đầu tư năm 2020;
Điều kiện về năng lực chuyên môn với những ngành nghề yêu cầu bằng cấp chứng chỉ;
Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tuân thủ quy định của Pháp luật liên quan;
Vốn pháp định đáp ứng yêu cầu của Pháp luật và được ghi nhận trong điều lệ doanh nghiệp;
Những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp, quản lý công ty Cổ phần theo Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, tùy vào những ưu và nhược điểm của từng loại hình công ty mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của mình:
Công ty TNHH 1 thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp;
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Từ 2 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà mỗi cá nhân, tổ chức đã góp;
Công ty cổ phần: Là loại hình có tối thiểu từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn tối đa số lượng cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi cổ phần sở hữu;
Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp;
Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.Tuy nhiên, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được sử dụng nhiều nhất.
3. Chủ thể thành lập doanh nghiệp
+ Từ 18 tuổi trở lên;
+ Có CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Không thuộc đối tượng hạn chế hoặc cấm thành lập công ty (Công chức, viên chức…);
4. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn
Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.
Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty có thể thay đổi số lượng thành viên/cổ đông ở bất cứ thời điểm nào với thủ tục khá đơn giản.
5. Đặt tên công ty
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:
“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”
Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.
Ví dụ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TÍN VIỆT
CÔNG TY TNHH NỆM VẠN THÀNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG THÁP
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.
6. Địa chỉ công ty
Địa chỉ trụ sở công ty là nơi sẽ treo bảng hiệu công ty, nơi sẽ diễn ra các hoạt động kinh doanh và cũng là nơi cơ quan nhà nước có thể tới kiểm tra và làm việc. Địa chỉ doanh nghiệp được quy định phải bao gồm cụ thể: 4 cấp
“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”
Ví dụ:
11/7 Thoại Ngọc Hầu, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM
Ấp 5, Xã Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TPHCM
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
7. Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thay đổi, bổ sung, giảm ngành nghề kinh doanh ở bất cứ thời điểm nào với thủ tục khá đơn giản.
8. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.
Vậy nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?
Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định. Nên đăng ký mức vốn tương đương với số tiền các thành viên góp vốn dự định bỏ ra để kinh doanh trong vòng 90 ngày. Nếu sau này doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn thì có thể thực hiện thủ tục này ở bất cứ thời điểm nào và khá đơn giản.
9. Giấy tờ cần chuẩn bị
CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao có chứng thực) của chủ đầu tư, các thành viên góp vốn, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
10. Thủ tục, quy trình thành lập công ty
Thủ tục, quy trình thành lập công ty cơ bản
+ Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân như trên;
+ Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng bố cáo;
+ Khắc dấu pháp nhân;
+ Đăng ký mua chữ ký số (Token);
+ Mở tài khoản ngân hàng;
+ Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế trực tiếp;
+ Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Thành lập công ty mất bao lâu? (Từ 3 – 10 ngày làm việc)
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu: 1 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
Kê khai thuế ban đầu + Chữ ký số + đăng ký hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn: 1-3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
1. Điều kiện để thành lập công ty
Tên doanh nghiệp không được trùng và gây nhầm lẫn;
Phải có trụ sở hợp pháp và được đặt trên lãnh thổ việt Nam;
Ngành nghề kinh doanh không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh theo Luật Đầu tư năm 2020;
Điều kiện về năng lực chuyên môn với những ngành nghề yêu cầu bằng cấp chứng chỉ;
Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tuân thủ quy định của Pháp luật liên quan;
Vốn pháp định đáp ứng yêu cầu của Pháp luật và được ghi nhận trong điều lệ doanh nghiệp;
Những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp, quản lý công ty Cổ phần theo Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, tùy vào những ưu và nhược điểm của từng loại hình công ty mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của mình:
Công ty TNHH 1 thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp;
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Từ 2 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà mỗi cá nhân, tổ chức đã góp;
Công ty cổ phần: Là loại hình có tối thiểu từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn tối đa số lượng cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi cổ phần sở hữu;
Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp;
Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.Tuy nhiên, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được sử dụng nhiều nhất.
3. Chủ thể thành lập doanh nghiệp
+ Từ 18 tuổi trở lên;
+ Có CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Không thuộc đối tượng hạn chế hoặc cấm thành lập công ty (Công chức, viên chức…);
4. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn
Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.
Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty có thể thay đổi số lượng thành viên/cổ đông ở bất cứ thời điểm nào với thủ tục khá đơn giản.
5. Đặt tên công ty
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:
“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”
Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.
Ví dụ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TÍN VIỆT
CÔNG TY TNHH NỆM VẠN THÀNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG THÁP
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.
6. Địa chỉ công ty
Địa chỉ trụ sở công ty là nơi sẽ treo bảng hiệu công ty, nơi sẽ diễn ra các hoạt động kinh doanh và cũng là nơi cơ quan nhà nước có thể tới kiểm tra và làm việc. Địa chỉ doanh nghiệp được quy định phải bao gồm cụ thể: 4 cấp
“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”
Ví dụ:
11/7 Thoại Ngọc Hầu, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM
Ấp 5, Xã Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TPHCM
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
7. Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thay đổi, bổ sung, giảm ngành nghề kinh doanh ở bất cứ thời điểm nào với thủ tục khá đơn giản.
8. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.
Vậy nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?
Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định. Nên đăng ký mức vốn tương đương với số tiền các thành viên góp vốn dự định bỏ ra để kinh doanh trong vòng 90 ngày. Nếu sau này doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn thì có thể thực hiện thủ tục này ở bất cứ thời điểm nào và khá đơn giản.
9. Giấy tờ cần chuẩn bị
CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao có chứng thực) của chủ đầu tư, các thành viên góp vốn, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
10. Thủ tục, quy trình thành lập công ty
Thủ tục, quy trình thành lập công ty cơ bản
+ Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân như trên;
+ Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng bố cáo;
+ Khắc dấu pháp nhân;
+ Đăng ký mua chữ ký số (Token);
+ Mở tài khoản ngân hàng;
+ Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế trực tiếp;
+ Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Thành lập công ty mất bao lâu? (Từ 3 – 10 ngày làm việc)
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu: 1 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
Kê khai thuế ban đầu + Chữ ký số + đăng ký hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn: 1-3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ