- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Chẳng có một người Việt Nam nào mà lại không yêu Tết. Tết là thời khắc thiêng liêng để chúng ta hướng về nguồn cội, về quê hương đất tổ, về không khí sum họp quây quần bên gia đình.
Dưới đây là những điều bé nhỏ mà mỗi khi nhắc sẽ khiến người Việt Nam nghĩ ngay đến Tết:
Tết đồng nghĩa với việc dọn dẹp nhà cửa
Những ngày này ai ai cũng đầu tắt mặt tối, ba thì lo đánh bóng lư đồng, lau dọn bàn thờ; mẹ thì lo chợ búa sắm sửa đồ vật trong nhà cho 3 ngày Tết; tôi thì phụ lặt lá mai, quét dọn sân vườn, lau hết nhà cửa... Mặc dù rất mệt nhưng mặt ai cũng hết sức hân hoan, háo hức.
Tết là phải có củ kiệu
Năm nào cũng thế, khi tháng Chạp vừa sang là mẹ tôi đã bắt đầu mua kiệu về nhà làm. Cái mùi kiệu ấy rất đặc biệt, chỉ cần ngửi thấy thôi là nghe như Tết đang về trước cửa vậy. Tôi thích cái cách mà mẹ cẩn thận gọt từng củ thật sạch sẽ, sắp kiệu vào hũ thật tỉ mỉ như những cánh hoa, rồi thắng đường đổ vào cho ngập. Nhìn những hũ kiệu xếp hàng ngay ngắn tự nhiên lòng cũng trở nên rộn ràng.
Tết càng không thể thiếu bánh tét/bánh chưng
Mỗi năm ba mẹ đều chờ tôi về nhà rồi mới quây quần cùng nhau gói bánh. Lá chuối đã được ba mua về và lau sạch sẽ sẵn, tôi sẽ cùng mẹ ngâm nếp, làm nhân rồi vui vẻ ngồi trước hiên gói từng đòn bánh. Thích nhất là lúc ngồi uống trà đàm đạo chờ bánh chín, thuở nhỏ tôi luôn ngủ gục bên bếp lửa đỏ hồng. Giờ thì có thể ngồi tỉ tê hàng trăm thứ chuyện cho ba mẹ nghe sau một năm dài xa quê làm việc.
Tết nhà ai cũng có một nồi thịt kho
Bình thường cũng ăn thịt kho nhưng không hiểu sao thịt kho ngày Tết lại trở nên ngon hơn hẳn mọi ngày.
Tết thích nhất là được ăn bánh mứt
Bình thường hay "õng ê" chê nó nhiều phẩm màu, ăn không tốt cho sức khỏe, thế mà ngày Tết đến thì trong nhà nhất định phải có đủ mứt gừng, mứt bí, mứt khoai lang, hạt dưa, bánh kẹo... Dù đã lớn lắm rồi nhưng không thể bỏ thói quen nhâm nhi bánh mứt được.
Tết là phải mặc thật đẹp rồi cùng mẹ đi chợ hoa
Đã thành thói quen, dù nhà tôi có khó khăn thế nào thì mỗi năm cũng phải mua cho được 2 chậu hoa cúc vàng để trước cửa. Nhìn hoa mai, hoa cúc nở vàng rợp cả khoảng sân, cộng thêm liễng đỏ được dán trên chậu mới đúng là Tết về.
Tết của lũ 8x chúng tôi ngày xưa còn là những tiếng pháo đì đùng
Còn nhớ đêm 30 Tết, nằm trong nhà nghe tiếng pháo đùng đùng là biết tới thời khắc giao thừa. Cái mùi pháo thơm nồng rất đặc trưng, 3 ngày Tết là mọi con đường ngõ hẻm đều ngập tràn màu hồng của xác pháo. Tuy Nhà nước đã cấm đốt pháo và những tiếng pháo nổ cũng trở thành một hồi ức đẹp trong lòng chúng tôi, nhưng những hương vị ngày ấy vẫn cứ sống mãi không thôi.
Tết của ngày xưa còn là việc được mẹ mua áo mới và dặn phải mùng 1 mới được mặc
Thế là những ngày giáp Tết cứ đi ra đi vào ướm thử, cứ hồi hộp chờ đợi cho nhanh đến sáng mùng 1 để được diện áo đẹp đi chúc Tết mọi người. Bây giờ việc mua sắm đã trở nên dễ dàng, tôi cũng không còn chờ đợi để đến Tết mới được mặc áo mới nữa, nhưng những kỉ niệm ngày ấy thì vẫn luôn ở trong tim mình.
Tết không thể không nhắc đến những bao lì xì đỏ chói
Ngày bé thì háo hức để đợi được phát lì xì từ người lớn, ngồi đếm tới đếm lui rồi cẩn thận bỏ vào ống heo để dành. Lớn thì lại tỉ mỉ ngồi bỏ tiền vào bao để chờ đợi được mừng tuổi ông bà, ba mẹ, anh chị em và các cháu thôi đã thấy hạnh phúc lắm rồi.
Nhắc đến Tết là nhắc đến rất nhiều kỉ niệm ấu thơ, cái mùi hoa cỏ nồng nồng, cái mùi củi rơm đỏ lửa bên nồi bánh tét bánh chưng... Tất cả những điều nhỏ bé ấy gộp lại tạo nên một cái Tết truyền thống bao đời, không thể nào mất đi dù chỉ trong ý nghĩ. Giữa muôn vàn ý kiến trái chiều trong việc nên xóa bỏ hay giữ lại Tết cổ truyền, riêng cá nhân tôi vẫn mong chúng ta sẽ bảo tồn và lưu giữ được những bản sắc dân tộc cho con cháu đời sau nữa.
Còn bạn, điều gì làm bạn nhớ đến Tết Việt? Hãy cùng chia sẻ với chúng tôi nhé!
Tết là để về nhà.
Tôi yêu Tết Việt Nam.
Tết đồng nghĩa với việc dọn dẹp nhà cửa
Những ngày này ai ai cũng đầu tắt mặt tối, ba thì lo đánh bóng lư đồng, lau dọn bàn thờ; mẹ thì lo chợ búa sắm sửa đồ vật trong nhà cho 3 ngày Tết; tôi thì phụ lặt lá mai, quét dọn sân vườn, lau hết nhà cửa... Mặc dù rất mệt nhưng mặt ai cũng hết sức hân hoan, háo hức.
Năm nào cũng thế, khi tháng Chạp vừa sang là mẹ tôi đã bắt đầu mua kiệu về nhà làm. Cái mùi kiệu ấy rất đặc biệt, chỉ cần ngửi thấy thôi là nghe như Tết đang về trước cửa vậy. Tôi thích cái cách mà mẹ cẩn thận gọt từng củ thật sạch sẽ, sắp kiệu vào hũ thật tỉ mỉ như những cánh hoa, rồi thắng đường đổ vào cho ngập. Nhìn những hũ kiệu xếp hàng ngay ngắn tự nhiên lòng cũng trở nên rộn ràng.
Tết càng không thể thiếu bánh tét/bánh chưng
Mỗi năm ba mẹ đều chờ tôi về nhà rồi mới quây quần cùng nhau gói bánh. Lá chuối đã được ba mua về và lau sạch sẽ sẵn, tôi sẽ cùng mẹ ngâm nếp, làm nhân rồi vui vẻ ngồi trước hiên gói từng đòn bánh. Thích nhất là lúc ngồi uống trà đàm đạo chờ bánh chín, thuở nhỏ tôi luôn ngủ gục bên bếp lửa đỏ hồng. Giờ thì có thể ngồi tỉ tê hàng trăm thứ chuyện cho ba mẹ nghe sau một năm dài xa quê làm việc.
Tết nhà ai cũng có một nồi thịt kho
Bình thường cũng ăn thịt kho nhưng không hiểu sao thịt kho ngày Tết lại trở nên ngon hơn hẳn mọi ngày.
Bình thường hay "õng ê" chê nó nhiều phẩm màu, ăn không tốt cho sức khỏe, thế mà ngày Tết đến thì trong nhà nhất định phải có đủ mứt gừng, mứt bí, mứt khoai lang, hạt dưa, bánh kẹo... Dù đã lớn lắm rồi nhưng không thể bỏ thói quen nhâm nhi bánh mứt được.
Đã thành thói quen, dù nhà tôi có khó khăn thế nào thì mỗi năm cũng phải mua cho được 2 chậu hoa cúc vàng để trước cửa. Nhìn hoa mai, hoa cúc nở vàng rợp cả khoảng sân, cộng thêm liễng đỏ được dán trên chậu mới đúng là Tết về.
Tết của lũ 8x chúng tôi ngày xưa còn là những tiếng pháo đì đùng
Còn nhớ đêm 30 Tết, nằm trong nhà nghe tiếng pháo đùng đùng là biết tới thời khắc giao thừa. Cái mùi pháo thơm nồng rất đặc trưng, 3 ngày Tết là mọi con đường ngõ hẻm đều ngập tràn màu hồng của xác pháo. Tuy Nhà nước đã cấm đốt pháo và những tiếng pháo nổ cũng trở thành một hồi ức đẹp trong lòng chúng tôi, nhưng những hương vị ngày ấy vẫn cứ sống mãi không thôi.
Thế là những ngày giáp Tết cứ đi ra đi vào ướm thử, cứ hồi hộp chờ đợi cho nhanh đến sáng mùng 1 để được diện áo đẹp đi chúc Tết mọi người. Bây giờ việc mua sắm đã trở nên dễ dàng, tôi cũng không còn chờ đợi để đến Tết mới được mặc áo mới nữa, nhưng những kỉ niệm ngày ấy thì vẫn luôn ở trong tim mình.
Ngày bé thì háo hức để đợi được phát lì xì từ người lớn, ngồi đếm tới đếm lui rồi cẩn thận bỏ vào ống heo để dành. Lớn thì lại tỉ mỉ ngồi bỏ tiền vào bao để chờ đợi được mừng tuổi ông bà, ba mẹ, anh chị em và các cháu thôi đã thấy hạnh phúc lắm rồi.
Nhắc đến Tết là nhắc đến rất nhiều kỉ niệm ấu thơ, cái mùi hoa cỏ nồng nồng, cái mùi củi rơm đỏ lửa bên nồi bánh tét bánh chưng... Tất cả những điều nhỏ bé ấy gộp lại tạo nên một cái Tết truyền thống bao đời, không thể nào mất đi dù chỉ trong ý nghĩ. Giữa muôn vàn ý kiến trái chiều trong việc nên xóa bỏ hay giữ lại Tết cổ truyền, riêng cá nhân tôi vẫn mong chúng ta sẽ bảo tồn và lưu giữ được những bản sắc dân tộc cho con cháu đời sau nữa.
Còn bạn, điều gì làm bạn nhớ đến Tết Việt? Hãy cùng chia sẻ với chúng tôi nhé!
Tết là để về nhà.
Tôi yêu Tết Việt Nam.
Theo thethaovanhoa.vn