hotrotinviet
Thành viên
- Tham gia
- 2/3/2019
- Bài viết
- 1
Thành lập công ty là điều không hề đơn giản mặc dù thủ tục thành lập công ty ngày càng được đơn giản hóa. Tuy nhiên, khi đã có ý định thành lập công ty, quý khách cần nắm được những nội dung dưới đây, thì việc thành lập công ty sẽ trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh. Hãy cùng Kế Toán Tín Việt chuẩn bị các nội dung dưới đây nhé.
Xác định thành viên góp vốn
Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.
Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty có thể thay đổi số lượng thành viên/cổ đông ở bất cứ thời điểm nào với thủ tục khá đơn giản.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, tùy vào những ưu và nhược điểm của từng loại hình công ty mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của mình:
Công ty TNHH 1 thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp;
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Từ 2 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà mỗi cá nhân, tổ chức đã góp;
Công ty cổ phần: Là loại hình có tối thiểu từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn tối đa số lượng cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi cổ phần sở hữu;
Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp;
Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.Tuy nhiên, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được sử dụng nhiều nhất.
Đặt tên công ty
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:
“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”
Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.
Ví dụ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TÍN VIỆT
CÔNG TY TNHH NỆM VẠN THÀNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG THÁP
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.
Xác định thành viên góp vốn
Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.
Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty có thể thay đổi số lượng thành viên/cổ đông ở bất cứ thời điểm nào với thủ tục khá đơn giản.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, tùy vào những ưu và nhược điểm của từng loại hình công ty mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của mình:
Công ty TNHH 1 thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp;
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Từ 2 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà mỗi cá nhân, tổ chức đã góp;
Công ty cổ phần: Là loại hình có tối thiểu từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn tối đa số lượng cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi cổ phần sở hữu;
Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp;
Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.Tuy nhiên, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được sử dụng nhiều nhất.
Đặt tên công ty
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:
“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”
Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.
Ví dụ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TÍN VIỆT
CÔNG TY TNHH NỆM VẠN THÀNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG THÁP
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.