- Tham gia
- 4/11/2010
- Bài viết
- 518
Các loại xe scooter thường được gọi là xe tay ga ngày càng trở nên phổ biến hơn tại các thành phố.
Tính thời trang, dễ sử dụng, tăng tốc nhanh và giá cả ngày càng phù hợp với mức thu nhập chung đã tạo nên những "cơn sốt" và sự sôi động của thị trường loại xe này. Hiện nay, đối với nhiều người thì để ở hữu một chiếc xe tay ga vừa ý không phải là điều quá khó. Một số người mua xe tay ga như một thú chơi xe, đặc biệt là xe cổ. Số khác chuộng vì nét trẻ trung và quý phái của nó. Vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin xoay quanh những loại xe thời trang này có lẽ là một điều cần thiết cho nhiều người. Bài viết sau đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến xe tay ga...
Xe tay ga 4 thì hay 2 thì ?
Cũng như các loại xe gắn máy khác, xe tay ga cũng có hai loại: 4 thì và 2 thì. Hầu hết các loại xe tay ga đời cũ đều là loại 2 thì. Ngày nay, đa phần các nhà sản xuất đã chuyển sang sản xuất loại xe tay ga 4 thì, chỉ trừ một vài loại là 2 thì, đặc biệt là các đời xe 50 phân khối.
Về kỹ thuật, xe tay ga 4 thì và 2 thì cũng có những ưu nhược điểm của xe gắn máy thông thường. Các xe tay ga hai thì ngày nay đều có bộ phận hòa trộn tự động giữa xăng và nhớt trước khi cho vào buồng đốt. Xe 2 thì thường bị phàn nàn về vấn đề khói thải do không thể đốt hết những bụi dầu, còn xe 4 thì lại rắc rối về chuyện "quá nhiệt" khi chạy với tốc độ cao trong vài giờ liền. Một điểm khác biệt nữa là xe tay ga 2 thì thường được làm mát bằng gió, còn 4 thì lại được mát bằng nước. Các trường hợp ngoại lệ rất hiếm.
Chọn dầu nhớt cho xe tay ga, cần lưu ý điều gì ?
Đầu tiên bạn phải biết rõ xe tay ga của bạn là xe 2 thì hay 4 thì để chọn nhớt cho đúng.
Do đặc điểm động cơ của xe tay ga hoạt động khắc nghiệt hơn, bên ngoài lại bị che chắn kỹ, nên nhiệt độ của dầu nhớt trong xe tay ga cao hơn xe gắn máy sử dụng hộp số, có khi lên đến 150oC. Do đó dầu nhớt cho xe tay ga cần có độ bền nhiệt cao, độ nhớt thích hợp và ổn định.
Một đặc điểm khác của xe tay ga là truyền động bằng hộp số vô cấp và dây curoa chứ không dùng bộ ly hợp ướt. Điều này cũng ảnh hưởng đến hệ số ma sát của dầu nhớt khi chọn lựa. Đa phần các xe gắn máy 4 thì đều sử dụng được dầu nhớt tiêu chuẩn JASO MA. Cá biệt, một số xe cần chỉ số ma sát thấp thì sử dụng dầu có tiêu chuẩn JASO MB, tuy nhiên rất ít gặp loại này.
Chính vì những yếu tố trên, dầu nhớt cho xe tay ga được sản xuất đặc biệt với các loại nguyên liệu cao cấp. Bạn nên chọn loại dầu có ghi thành phần tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Về độ nhớt nên chọn SAE 10W/40 hay 15W/40, cấp chất lượng thấp nhất là API SG, tốt nhất là chọn API SJ hoặc SL.
Bao nhiêu phân khối là phù hợp ?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện giao thông. Nếu bạn dự định mua xe tay ga để chỉ đi chơi xa, vi vu trên xa lộ, bạn nên chọn phân khối lớn, cỡ 150 phân khối trở lên. Các tay chơi thường chọn xe tối thiểu là 200 phân khối. Nếu lưu thông trong nội thành, cần xe có phân khối nhỏ hơn. Tuy nhiên loại xe 50 phân khối chỉ thật sự hiệu quả với điều kiện bạn chạy với tốc độ không quá 56 km/giờ. Nếu có chở thêm tải thì cần phân khối lớn hơn, ít nhất phải là 70 phân khối cho giao thông nội thành. Một điều lưu ý khác là động cơ xe tay ga có tuổi thọ ngắn nếu bạn chạy hết công suất. Vì vậy cần phải có một khoảng an toàn để xe vận hành được thoải mái và bền. Hiện nay, loại xe 125 và 150 phân khối rất được ưa chuộng.
Khi xe chạy quá nóng ?
Nếu xe tay ga chạy quá nóng, bạn nên lưu ý có thể do những nguyên nhân sau: các cơ phận không được bôi trơn tốt, tỷ lệ điều hoà hỗn hợp khí không thích hợp - già hoặc non quá, tải quá nặng hay chạy quá chậm, hệ thống làm mát bị tắc nghẽn… Tùy mỗi nguyên nhân mà chúng ta có những khắc phục tương ứng như thay nhớt, làm sạch lọc nhớt, điều chỉnh tỷ lệ khí, giảm tải, vệ sinh hệ thống làm mát, xy lanh…
Xe tay ga thường khá đắt tiền, do đó việc bảo dưỡng xe tay ga không chỉ giúp chủ nhân giữ được xe mới, bền mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và giảm thiểu những phiền toái khi chiếc xe của bạn không còn tuân theo lệnh của khổ chủ.
Bảo dưởng xe tay ga như thế nào ?
Xe tay ga thường khá đắt tiền, do đó việc bảo dưỡng kỹ xe tay ga không chỉ giúp chủ nhân giữ được xe mới, bền mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và giảm thiểu những phiền toái.
Bảo dưỡng xe còn giúp xe duy trì được hoạt động thật tốt, bảo đảm an toàn cho người vận hành và giảm ô nhiễm khí thải của động cơ.
Thời kỳ chạy rà máy ( Rodage ) :
Chạy rà máy thường được thực hiện với 2000 km đầu tiên. Trong thời gian này, nên chạy xe với tốc độ không vượt quá 50 km/giờ. Trong 500 km đầu tiên, nên thường xuyên thay đổi tốc độ khi chạy nhưng không nên vượt qúa ½ vòng tay ga. Sau khi chạy được 1 giờ, bạn nên cho xe nghỉ 10 phút. Giai đoạn này nên kiểm tra thêm các bộ phận bôi trơn, thắng, dầu nhớt (nên thay nhớt từ 2 -3 lần trong 2000 km đầu), độ mở xupap, các đai ốc, bulong…
Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ :
Chu kỳ bảo dưỡng trong giai đoạn này nên tiến hành thông thường sau mỗi 2000km. Tuy nhiên chu kỳ này có thể ngắn hơn nếu chế độ vận hành của xe quá khắc nghiệt, tải nặng hay điều kiện về hạ tầng giao thông không đảm bảo. Sau đây là bảng tham khảo về chu kỳ bảo dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên tuân theo những yêu cầu hoặc khuyến cáo khác của nhà sản xuất :
Hạng mục : Chu kỳ
Kiểm tra ống nhiên liệu : 4.000 km
Tính năng thao tác tay ga : 3.000 km
Thay bầu lọc gió : 4.000 km
Ống thông gió cacte : 4.000 km
Thay Bugi : 8.000 km
Kiểm tra và điều chỉnh khe hở xu pap : 4.000 km
Thay dầu nhớt : 2.000 km
Rửa lưới lọc dầu nhớt : 10.000 km
Điều chỉnh cơ cấu garangti : 4.000 km
Kiểm tra dây curoa truyền lực : 8.000 km
Thay dây curoa mới : 24.000 km
Thay dầu bánh răng hộp giảm tốc : 2 năm
Kiểm tra hao mòn hệ thống thắng : 4.000 km
Kiểm tra bộ phận ly hợp : 8.000 km
Kiểm tra thắng, phuộc nhún : 3.000 km
Kiểm tra bánh xe, săm, lốp : 3.000 km
Kiểm tra ổ bi tay lái : 10.000 km
Việc thực hiện các chế độ kiểm tra trên nên được thợ có chuyên môn tiến hành để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật khi bảo dưỡng.
( Tài liệu : Văn Sơn - Việt Trường, Kỹ Thuật Tìm Pan Sửa Chữa Xe Gắn Máy Tay Ga, Nxb Giao thông vận tải, năm 2001 )
Tính thời trang, dễ sử dụng, tăng tốc nhanh và giá cả ngày càng phù hợp với mức thu nhập chung đã tạo nên những "cơn sốt" và sự sôi động của thị trường loại xe này. Hiện nay, đối với nhiều người thì để ở hữu một chiếc xe tay ga vừa ý không phải là điều quá khó. Một số người mua xe tay ga như một thú chơi xe, đặc biệt là xe cổ. Số khác chuộng vì nét trẻ trung và quý phái của nó. Vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin xoay quanh những loại xe thời trang này có lẽ là một điều cần thiết cho nhiều người. Bài viết sau đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến xe tay ga...
Xe tay ga 4 thì hay 2 thì ?
Cũng như các loại xe gắn máy khác, xe tay ga cũng có hai loại: 4 thì và 2 thì. Hầu hết các loại xe tay ga đời cũ đều là loại 2 thì. Ngày nay, đa phần các nhà sản xuất đã chuyển sang sản xuất loại xe tay ga 4 thì, chỉ trừ một vài loại là 2 thì, đặc biệt là các đời xe 50 phân khối.
Về kỹ thuật, xe tay ga 4 thì và 2 thì cũng có những ưu nhược điểm của xe gắn máy thông thường. Các xe tay ga hai thì ngày nay đều có bộ phận hòa trộn tự động giữa xăng và nhớt trước khi cho vào buồng đốt. Xe 2 thì thường bị phàn nàn về vấn đề khói thải do không thể đốt hết những bụi dầu, còn xe 4 thì lại rắc rối về chuyện "quá nhiệt" khi chạy với tốc độ cao trong vài giờ liền. Một điểm khác biệt nữa là xe tay ga 2 thì thường được làm mát bằng gió, còn 4 thì lại được mát bằng nước. Các trường hợp ngoại lệ rất hiếm.
Chọn dầu nhớt cho xe tay ga, cần lưu ý điều gì ?
Đầu tiên bạn phải biết rõ xe tay ga của bạn là xe 2 thì hay 4 thì để chọn nhớt cho đúng.
Do đặc điểm động cơ của xe tay ga hoạt động khắc nghiệt hơn, bên ngoài lại bị che chắn kỹ, nên nhiệt độ của dầu nhớt trong xe tay ga cao hơn xe gắn máy sử dụng hộp số, có khi lên đến 150oC. Do đó dầu nhớt cho xe tay ga cần có độ bền nhiệt cao, độ nhớt thích hợp và ổn định.
Một đặc điểm khác của xe tay ga là truyền động bằng hộp số vô cấp và dây curoa chứ không dùng bộ ly hợp ướt. Điều này cũng ảnh hưởng đến hệ số ma sát của dầu nhớt khi chọn lựa. Đa phần các xe gắn máy 4 thì đều sử dụng được dầu nhớt tiêu chuẩn JASO MA. Cá biệt, một số xe cần chỉ số ma sát thấp thì sử dụng dầu có tiêu chuẩn JASO MB, tuy nhiên rất ít gặp loại này.
Chính vì những yếu tố trên, dầu nhớt cho xe tay ga được sản xuất đặc biệt với các loại nguyên liệu cao cấp. Bạn nên chọn loại dầu có ghi thành phần tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Về độ nhớt nên chọn SAE 10W/40 hay 15W/40, cấp chất lượng thấp nhất là API SG, tốt nhất là chọn API SJ hoặc SL.
Bao nhiêu phân khối là phù hợp ?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện giao thông. Nếu bạn dự định mua xe tay ga để chỉ đi chơi xa, vi vu trên xa lộ, bạn nên chọn phân khối lớn, cỡ 150 phân khối trở lên. Các tay chơi thường chọn xe tối thiểu là 200 phân khối. Nếu lưu thông trong nội thành, cần xe có phân khối nhỏ hơn. Tuy nhiên loại xe 50 phân khối chỉ thật sự hiệu quả với điều kiện bạn chạy với tốc độ không quá 56 km/giờ. Nếu có chở thêm tải thì cần phân khối lớn hơn, ít nhất phải là 70 phân khối cho giao thông nội thành. Một điều lưu ý khác là động cơ xe tay ga có tuổi thọ ngắn nếu bạn chạy hết công suất. Vì vậy cần phải có một khoảng an toàn để xe vận hành được thoải mái và bền. Hiện nay, loại xe 125 và 150 phân khối rất được ưa chuộng.
Khi xe chạy quá nóng ?
Nếu xe tay ga chạy quá nóng, bạn nên lưu ý có thể do những nguyên nhân sau: các cơ phận không được bôi trơn tốt, tỷ lệ điều hoà hỗn hợp khí không thích hợp - già hoặc non quá, tải quá nặng hay chạy quá chậm, hệ thống làm mát bị tắc nghẽn… Tùy mỗi nguyên nhân mà chúng ta có những khắc phục tương ứng như thay nhớt, làm sạch lọc nhớt, điều chỉnh tỷ lệ khí, giảm tải, vệ sinh hệ thống làm mát, xy lanh…
Xe tay ga thường khá đắt tiền, do đó việc bảo dưỡng xe tay ga không chỉ giúp chủ nhân giữ được xe mới, bền mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và giảm thiểu những phiền toái khi chiếc xe của bạn không còn tuân theo lệnh của khổ chủ.
Bảo dưởng xe tay ga như thế nào ?
Xe tay ga thường khá đắt tiền, do đó việc bảo dưỡng kỹ xe tay ga không chỉ giúp chủ nhân giữ được xe mới, bền mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và giảm thiểu những phiền toái.
Bảo dưỡng xe còn giúp xe duy trì được hoạt động thật tốt, bảo đảm an toàn cho người vận hành và giảm ô nhiễm khí thải của động cơ.
Thời kỳ chạy rà máy ( Rodage ) :
Chạy rà máy thường được thực hiện với 2000 km đầu tiên. Trong thời gian này, nên chạy xe với tốc độ không vượt quá 50 km/giờ. Trong 500 km đầu tiên, nên thường xuyên thay đổi tốc độ khi chạy nhưng không nên vượt qúa ½ vòng tay ga. Sau khi chạy được 1 giờ, bạn nên cho xe nghỉ 10 phút. Giai đoạn này nên kiểm tra thêm các bộ phận bôi trơn, thắng, dầu nhớt (nên thay nhớt từ 2 -3 lần trong 2000 km đầu), độ mở xupap, các đai ốc, bulong…
Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ :
Chu kỳ bảo dưỡng trong giai đoạn này nên tiến hành thông thường sau mỗi 2000km. Tuy nhiên chu kỳ này có thể ngắn hơn nếu chế độ vận hành của xe quá khắc nghiệt, tải nặng hay điều kiện về hạ tầng giao thông không đảm bảo. Sau đây là bảng tham khảo về chu kỳ bảo dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên tuân theo những yêu cầu hoặc khuyến cáo khác của nhà sản xuất :
Hạng mục : Chu kỳ
Kiểm tra ống nhiên liệu : 4.000 km
Tính năng thao tác tay ga : 3.000 km
Thay bầu lọc gió : 4.000 km
Ống thông gió cacte : 4.000 km
Thay Bugi : 8.000 km
Kiểm tra và điều chỉnh khe hở xu pap : 4.000 km
Thay dầu nhớt : 2.000 km
Rửa lưới lọc dầu nhớt : 10.000 km
Điều chỉnh cơ cấu garangti : 4.000 km
Kiểm tra dây curoa truyền lực : 8.000 km
Thay dây curoa mới : 24.000 km
Thay dầu bánh răng hộp giảm tốc : 2 năm
Kiểm tra hao mòn hệ thống thắng : 4.000 km
Kiểm tra bộ phận ly hợp : 8.000 km
Kiểm tra thắng, phuộc nhún : 3.000 km
Kiểm tra bánh xe, săm, lốp : 3.000 km
Kiểm tra ổ bi tay lái : 10.000 km
Việc thực hiện các chế độ kiểm tra trên nên được thợ có chuyên môn tiến hành để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật khi bảo dưỡng.
( Tài liệu : Văn Sơn - Việt Trường, Kỹ Thuật Tìm Pan Sửa Chữa Xe Gắn Máy Tay Ga, Nxb Giao thông vận tải, năm 2001 )
Hiệu chỉnh bởi quản lý: