Theo luật của Hoa Kỳ, tất cả những người xin cấp thị thực không di dân đều được xem như những người sẽ nhập cư trong tương lai trừ khi họ có thể thuyết phục quan chức tại lãnh sự quán rằng không phải như vậy.
Mối quan hệ với nước bạn Theo luật của Hoa Kỳ, tất cả những người xin cấp thị thực không di dân đều được xem như những người sẽ nhập cư trong tương lai trừ khi họ có thể thuyết phục quan chức tại lãnh sự quán rằng không phải như vậy. Do đó, bạn phải chứng minh được rằng bạn có những lý do để quay về nước mình và những lý do này phải mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Hoa Kỳ. Các quan hệ với đất nước bạn là những vấn đề ràng buộc bạn với quê hương, đất nước hay với nơi thường trú hiện tại như: công việc, gia đình, hứa hẹn tài chính, tài sản mà bạn sở hữu hay sẽ được thừa hưởng, các khoản đầu tư v.v... Bạn có thể sẽ được hỏi về các mục đích cụ thể của mình hoặc triển vọng về việc làm, gia đình hay các mối quan hệ khác trong tương lai, về các mục tiêu học tập, trình độ bằng cấp, các kế hoạch dài hạn và nghề nghiệp tương lai tại quê nhà. Hoàn cảnh mỗi người khác nhau và không thể có một lời giải thích kỳ diệu hay tài liệu, chứng chỉ đơn lẻ hay thư từ nào có thể bảo đảm cho việc cấp thị thực.
Tiếng Anh
Hãy lường trước rằng bạn sẽ phải tham dự phỏng vấn (nếu có) bằng tiếng Anh để được cấp thị thực chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ. Một gợi ý là hãy luyện tập tiếng Anh giao tiếp với người bản xứ trước khi phỏng vấn. Đừng đưa bố mẹ hay các thành viên trong gia đình đến nơi phỏng vấn. Các nhân viên lãnh sự quán chỉ muốn phỏng vấn bạn chứ không phải gia đình bạn. Nếu bạn không sẵn sàng để tự mình phát biểu, bạn sẽ tạo ra một ấn tượng không tốt về bản thân.
Học tập
Hãy tìm hiểu về các chương trình học mà bạn được phép tham gia và mức độ phù hợp của các chương trình đó với kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Nếu không thể trình bày rành mạch về các lý do bạn sẽ học một chương trình cụ thể tại Hoa Kỳ, bạn có thể sẽ không thuyết phục được quan chức của Lãnh sự quán Hoa Kỳ rằng bạn có kế hoạch học tập thực sự chứ không phải chỉ để nhập cư. Bạn nên cố gắng giải thích việc học tập ở Hoa Kỳ có liên quan thế nào tới nghề nghiệp tương lai của bạn khi trở về Tổ quốc.
Ngắn gọn và súc tích
Với số lượng lớn đơn đăng ký nhận được, tất cả các nhân viên lãnh sự quán đều phải chịu sức ép đáng kể khi tiến hành nhanh chóng và hiệu quả các cuộc phỏng vấn. Họ phải ra quyết định cho phần lớn mọi người ngay qua cảm nhận trong phút đầu tiên hoặc phút thứ hai của cuộc phỏng vấn. Bởi vậy, những gì bạn nói đầu tiên và ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra sẽ quyết định tới thành công của bạn. Hãy cố gắng trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn và có trọng tâm.
Thông tin bổ sung
Những văn bản giấy tờ bạn trình ra và nội dung của chúng nên thật rõ ràng để nhân viên lãnh sự quán chỉ cần nhìn thoáng qua. Sẽ không thể đọc và đánh giá nhanh được những ngôn từ giải thích dài dòng. Hãy nhớ rằng bạn chỉ nên có hai đến ba phút cho phỏng vấn là tốt nhất.
Không phải tất cả các nước đều như nhau
Những người đăng ký đến từ các nước đang trải qua khó khăn về kinh tế hay các nước có tỷ lệ sinh viên nhập cư ở lại Hoa Kỳ cao sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin cấp thị thực. Theo thống kê, những người xin cấp thị thực từ các nước này thường có khả năng sẽ trở thành người nhập cư trong tương lai cao hơn.
Họ cũng có khả năng được hỏi cao hơn về các cơ hội nghề nghiệp tại quê nhà sau khi học xong tại Hoa Kỳ.
Chứng từ tài chính
Nếu bạn nhận được tài trợ từ trường đại học của bạn tại Hoa Kỳ, trường đại học mà bạn đang theo học tại quê nhà, công ty hay chính phủ nước mình, bạn hãy sẵn sàng xuất trình các thư từ hay tài liệu cần thiết xác nhận nguồn tài trợ này. Nếu nguồn tài trợ là của cá nhân hay gia đình, một mình chứng từ ngân hàng thường ít khi được coi như là bằng chứng đủ tin cậy để chứng minh tài chính. Chỉ khi được kết hợp với các chứng từ có độ tin cậy cao và có thể chứng minh được nguồn gốc (ví dụ như hợp đồng lao động, thư của nhà tuyển dụng, chứng từ thuế, cuống hóa đơn thanh toán hay giấy chứng nhận về tài khoản), các chứng từ ngân hàng mới được chấp nhận. Các chứng từ ngân hàng sẽ đáng tin cậy nhất nếu đó là một loạt bản kê khai tài khoản bình thường, định kỳ hàng tháng có tính xác thực và được tính bằng máy tính.
Việc làm
Mục đích chính của bạn đến Hoa Kỳ là để học tập chứ không phải là kiếm tìm cơ hội làm việc trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Trong khi nhiều sinh viên có thể làm việc bán thời gian trong suốt thời gian học thì những công việc đó là để bổ sung cho mục đích chính của họ, mục đích hoàn tất việc học tập tại Hoa Kỳ. Bạn sẽ phải trình bày rõ ràng về kế hoạch của mình khi về nước sau khi kết thúc chương trình học. Nếu vợ hoặc chồng của bạn cũng đang đăng ký xin thị thực F-2, hãy hiểu rằng người đi kèm có thị thực F-2 dưới bất kỳ trường hợp nào đều không thể xin việc ở Hoa Kỳ. Hãy sẵn sàng trả lời về việc vợ hoặc chồng của bạn dự định sẽ làm gì khi ở Hoa Kỳ. Một công việc tình nguyện hoặc tham gia các lớp học bán thời gian sẽ là các hoạt động được chấp nhận.
Người thân đi cùng
Nếu vợ hoặc chồng và các con bạn cùng sang Hoa Kỳ với bạn, thông tin bổ sung sẽ là cần thiết khi xin cấp thị thực cho họ. Loại thị thực đi kèm cho sinh viên có thị thực F-1 là F-2, cho sinh viên M-1 là M-2, và cho du khách thăm viếng có thị thực J-1 là J-2.
Người vợ hoặc chồng sẽ được yêu cầu đưa ra các bằng chứng về việc kết hôn, thường là đơn hoặc giấy đăng ký kết hôn. Người vợ hay chồng theo luật pháp thông thường không được coi là vợ hay chồng hợp pháp theo luật nhập cư của Hoa Kỳ và do vậy sẽ không đủ tư cách để xin thị thực đi kèm. Tuy nhiên, một người chồng hay vợ theo luật pháp thông thường có thể xin được thị thực du lịch. Hãy ghi nhớ rằng thời gian ở lại Hoa Kỳ của khách du lịch bị hạn chế. Hãy tham vấn văn phòng lãnh sự quán Hoa Kỳ về các điều khoản quy định đối với thị thực du lịch.
Trẻ em chưa kết hôn dưới 21 tuổi có đủ tư cách để xin cấp thị thực đi kèm nhưng phải đưa ra được bằng chứng về cha mẹ mình. Thông tin tài chính bổ sung cũng cần thiết để chứng minh có đủ tài chính chu cấp cho những người đi cùng bạn tại Hoa Kỳ. Nếu bạn đang xin cấp thị thực F-1 hay M-1, tất cả những người đi kèm bạn sẽ phải được liệt kê ở mặt sau của mẫu khai đơn I-20 hay DS-2019 mà trường học ở Hoa Kỳ của bạn phát cho bạn. Những người đi kèm với người đăng ký xin thị thực J-1 phải được liệt kê trong một thư riêng được người bảo lãnh xin thị thực của bạn cung cấp.
Người thân ở lại trong nước
Nếu vợ, chồng và con cái bạn vẫn ở lại nước bạn, hãy sẵn sàng chứng minh họ có thể tự lo cho bản thân khi bạn vắng mặt. Đây có thể sẽ là vấn đề đặc biệt phức tạp nếu bạn là người có thu nhập chính trong gia đình. Nếu nhân viên lãnh sự quán có cảm giác rằng các thành viên trong gia đình bạn sẽ cần bạn gửi tiền từ Hoa Kỳ về để trợ cấp cho gia đình, đơn xin cấp thị thực du học của bạn hầu như chắc chắn sẽ bị từ chối. Nếu gia đình bạn thực sự quyết định sẽ cùng đi với bạn vào thời gian sau đó, việc đăng ký xin cấp thị thực tại cùng một nơi mà bạn đã đăng ký sẽ thuận lợi hơn cho họ.
Các quy định của thị thực đặc biệt
Nếu bạn xin cấp thị thực J-1, nhân viên cấp thị thực sẽ quyết định xem bạn có phải là đối tượng của quy định phải trở lại nước mình để sống trong hai năm hay không theo điều “212(e).” Đây là điều khoản trong Đạo luật về Quốc tịch và Nhập cư Hoa Kỳ giải thích về quy định này. Nếu bạn xin cấp thị thực J-1 và nhận được tài trợ của chính phủ nước mình hoặc Chính phủ Hoa Kỳ, hoặc chuyên ngành bạn theo học có tên trong “Danh sách các kỹ năng” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho nước bạn, bạn sẽ là đối tượng của qui định hai năm. Xét một cách toàn diện, điều luật này sẽ yêu cầu bạn phải trở lại tổ quốc ít nhất hai năm sau khi hoàn thành chương trình học trước khi bạn có đủ tư cách nhận được thị thực để được làm việc và trở thành công dân thường trú tại Hoa Kỳ.
Giữ thái độ tích cực
Đừng có cuốn nhân viên lãnh sự quán vào một cuộc tranh luận. Nếu bạn bị từ chối cấp thị thực du học, hãy hỏi nhân viên lãnh sự quán về danh sách các tài liệu mà họ gợi ý bạn nên mang theo để khắc phục nếu bị khước từ cũng như về lý do khiến bạn bị khước từ bằng văn
Để được hỗ trợ tư vấn, phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ:
Công ty du học
NAM THÁI BÌNH DƯƠNG
73A Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM
Tel: 08. 3925 3828- 3925 3928. Fax: 08. 3925 3282
Email:tuvan@namthaibinhduong.edu.vn www.namthaibinhduong.edu.vn
Mối quan hệ với nước bạn Theo luật của Hoa Kỳ, tất cả những người xin cấp thị thực không di dân đều được xem như những người sẽ nhập cư trong tương lai trừ khi họ có thể thuyết phục quan chức tại lãnh sự quán rằng không phải như vậy. Do đó, bạn phải chứng minh được rằng bạn có những lý do để quay về nước mình và những lý do này phải mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Hoa Kỳ. Các quan hệ với đất nước bạn là những vấn đề ràng buộc bạn với quê hương, đất nước hay với nơi thường trú hiện tại như: công việc, gia đình, hứa hẹn tài chính, tài sản mà bạn sở hữu hay sẽ được thừa hưởng, các khoản đầu tư v.v... Bạn có thể sẽ được hỏi về các mục đích cụ thể của mình hoặc triển vọng về việc làm, gia đình hay các mối quan hệ khác trong tương lai, về các mục tiêu học tập, trình độ bằng cấp, các kế hoạch dài hạn và nghề nghiệp tương lai tại quê nhà. Hoàn cảnh mỗi người khác nhau và không thể có một lời giải thích kỳ diệu hay tài liệu, chứng chỉ đơn lẻ hay thư từ nào có thể bảo đảm cho việc cấp thị thực.
Tiếng Anh
Hãy lường trước rằng bạn sẽ phải tham dự phỏng vấn (nếu có) bằng tiếng Anh để được cấp thị thực chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ. Một gợi ý là hãy luyện tập tiếng Anh giao tiếp với người bản xứ trước khi phỏng vấn. Đừng đưa bố mẹ hay các thành viên trong gia đình đến nơi phỏng vấn. Các nhân viên lãnh sự quán chỉ muốn phỏng vấn bạn chứ không phải gia đình bạn. Nếu bạn không sẵn sàng để tự mình phát biểu, bạn sẽ tạo ra một ấn tượng không tốt về bản thân.
Học tập
Hãy tìm hiểu về các chương trình học mà bạn được phép tham gia và mức độ phù hợp của các chương trình đó với kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Nếu không thể trình bày rành mạch về các lý do bạn sẽ học một chương trình cụ thể tại Hoa Kỳ, bạn có thể sẽ không thuyết phục được quan chức của Lãnh sự quán Hoa Kỳ rằng bạn có kế hoạch học tập thực sự chứ không phải chỉ để nhập cư. Bạn nên cố gắng giải thích việc học tập ở Hoa Kỳ có liên quan thế nào tới nghề nghiệp tương lai của bạn khi trở về Tổ quốc.
Ngắn gọn và súc tích
Với số lượng lớn đơn đăng ký nhận được, tất cả các nhân viên lãnh sự quán đều phải chịu sức ép đáng kể khi tiến hành nhanh chóng và hiệu quả các cuộc phỏng vấn. Họ phải ra quyết định cho phần lớn mọi người ngay qua cảm nhận trong phút đầu tiên hoặc phút thứ hai của cuộc phỏng vấn. Bởi vậy, những gì bạn nói đầu tiên và ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra sẽ quyết định tới thành công của bạn. Hãy cố gắng trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn và có trọng tâm.
Thông tin bổ sung
Những văn bản giấy tờ bạn trình ra và nội dung của chúng nên thật rõ ràng để nhân viên lãnh sự quán chỉ cần nhìn thoáng qua. Sẽ không thể đọc và đánh giá nhanh được những ngôn từ giải thích dài dòng. Hãy nhớ rằng bạn chỉ nên có hai đến ba phút cho phỏng vấn là tốt nhất.
Không phải tất cả các nước đều như nhau
Những người đăng ký đến từ các nước đang trải qua khó khăn về kinh tế hay các nước có tỷ lệ sinh viên nhập cư ở lại Hoa Kỳ cao sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin cấp thị thực. Theo thống kê, những người xin cấp thị thực từ các nước này thường có khả năng sẽ trở thành người nhập cư trong tương lai cao hơn.
Họ cũng có khả năng được hỏi cao hơn về các cơ hội nghề nghiệp tại quê nhà sau khi học xong tại Hoa Kỳ.
Chứng từ tài chính
Nếu bạn nhận được tài trợ từ trường đại học của bạn tại Hoa Kỳ, trường đại học mà bạn đang theo học tại quê nhà, công ty hay chính phủ nước mình, bạn hãy sẵn sàng xuất trình các thư từ hay tài liệu cần thiết xác nhận nguồn tài trợ này. Nếu nguồn tài trợ là của cá nhân hay gia đình, một mình chứng từ ngân hàng thường ít khi được coi như là bằng chứng đủ tin cậy để chứng minh tài chính. Chỉ khi được kết hợp với các chứng từ có độ tin cậy cao và có thể chứng minh được nguồn gốc (ví dụ như hợp đồng lao động, thư của nhà tuyển dụng, chứng từ thuế, cuống hóa đơn thanh toán hay giấy chứng nhận về tài khoản), các chứng từ ngân hàng mới được chấp nhận. Các chứng từ ngân hàng sẽ đáng tin cậy nhất nếu đó là một loạt bản kê khai tài khoản bình thường, định kỳ hàng tháng có tính xác thực và được tính bằng máy tính.
Việc làm
Mục đích chính của bạn đến Hoa Kỳ là để học tập chứ không phải là kiếm tìm cơ hội làm việc trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Trong khi nhiều sinh viên có thể làm việc bán thời gian trong suốt thời gian học thì những công việc đó là để bổ sung cho mục đích chính của họ, mục đích hoàn tất việc học tập tại Hoa Kỳ. Bạn sẽ phải trình bày rõ ràng về kế hoạch của mình khi về nước sau khi kết thúc chương trình học. Nếu vợ hoặc chồng của bạn cũng đang đăng ký xin thị thực F-2, hãy hiểu rằng người đi kèm có thị thực F-2 dưới bất kỳ trường hợp nào đều không thể xin việc ở Hoa Kỳ. Hãy sẵn sàng trả lời về việc vợ hoặc chồng của bạn dự định sẽ làm gì khi ở Hoa Kỳ. Một công việc tình nguyện hoặc tham gia các lớp học bán thời gian sẽ là các hoạt động được chấp nhận.
Người thân đi cùng
Nếu vợ hoặc chồng và các con bạn cùng sang Hoa Kỳ với bạn, thông tin bổ sung sẽ là cần thiết khi xin cấp thị thực cho họ. Loại thị thực đi kèm cho sinh viên có thị thực F-1 là F-2, cho sinh viên M-1 là M-2, và cho du khách thăm viếng có thị thực J-1 là J-2.
Người vợ hoặc chồng sẽ được yêu cầu đưa ra các bằng chứng về việc kết hôn, thường là đơn hoặc giấy đăng ký kết hôn. Người vợ hay chồng theo luật pháp thông thường không được coi là vợ hay chồng hợp pháp theo luật nhập cư của Hoa Kỳ và do vậy sẽ không đủ tư cách để xin thị thực đi kèm. Tuy nhiên, một người chồng hay vợ theo luật pháp thông thường có thể xin được thị thực du lịch. Hãy ghi nhớ rằng thời gian ở lại Hoa Kỳ của khách du lịch bị hạn chế. Hãy tham vấn văn phòng lãnh sự quán Hoa Kỳ về các điều khoản quy định đối với thị thực du lịch.
Trẻ em chưa kết hôn dưới 21 tuổi có đủ tư cách để xin cấp thị thực đi kèm nhưng phải đưa ra được bằng chứng về cha mẹ mình. Thông tin tài chính bổ sung cũng cần thiết để chứng minh có đủ tài chính chu cấp cho những người đi cùng bạn tại Hoa Kỳ. Nếu bạn đang xin cấp thị thực F-1 hay M-1, tất cả những người đi kèm bạn sẽ phải được liệt kê ở mặt sau của mẫu khai đơn I-20 hay DS-2019 mà trường học ở Hoa Kỳ của bạn phát cho bạn. Những người đi kèm với người đăng ký xin thị thực J-1 phải được liệt kê trong một thư riêng được người bảo lãnh xin thị thực của bạn cung cấp.
Người thân ở lại trong nước
Nếu vợ, chồng và con cái bạn vẫn ở lại nước bạn, hãy sẵn sàng chứng minh họ có thể tự lo cho bản thân khi bạn vắng mặt. Đây có thể sẽ là vấn đề đặc biệt phức tạp nếu bạn là người có thu nhập chính trong gia đình. Nếu nhân viên lãnh sự quán có cảm giác rằng các thành viên trong gia đình bạn sẽ cần bạn gửi tiền từ Hoa Kỳ về để trợ cấp cho gia đình, đơn xin cấp thị thực du học của bạn hầu như chắc chắn sẽ bị từ chối. Nếu gia đình bạn thực sự quyết định sẽ cùng đi với bạn vào thời gian sau đó, việc đăng ký xin cấp thị thực tại cùng một nơi mà bạn đã đăng ký sẽ thuận lợi hơn cho họ.
Các quy định của thị thực đặc biệt
Nếu bạn xin cấp thị thực J-1, nhân viên cấp thị thực sẽ quyết định xem bạn có phải là đối tượng của quy định phải trở lại nước mình để sống trong hai năm hay không theo điều “212(e).” Đây là điều khoản trong Đạo luật về Quốc tịch và Nhập cư Hoa Kỳ giải thích về quy định này. Nếu bạn xin cấp thị thực J-1 và nhận được tài trợ của chính phủ nước mình hoặc Chính phủ Hoa Kỳ, hoặc chuyên ngành bạn theo học có tên trong “Danh sách các kỹ năng” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho nước bạn, bạn sẽ là đối tượng của qui định hai năm. Xét một cách toàn diện, điều luật này sẽ yêu cầu bạn phải trở lại tổ quốc ít nhất hai năm sau khi hoàn thành chương trình học trước khi bạn có đủ tư cách nhận được thị thực để được làm việc và trở thành công dân thường trú tại Hoa Kỳ.
Giữ thái độ tích cực
Đừng có cuốn nhân viên lãnh sự quán vào một cuộc tranh luận. Nếu bạn bị từ chối cấp thị thực du học, hãy hỏi nhân viên lãnh sự quán về danh sách các tài liệu mà họ gợi ý bạn nên mang theo để khắc phục nếu bị khước từ cũng như về lý do khiến bạn bị khước từ bằng văn
Để được hỗ trợ tư vấn, phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ:
Công ty du học
NAM THÁI BÌNH DƯƠNG
73A Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Q.1, TPHCM
Tel: 08. 3925 3828- 3925 3928. Fax: 08. 3925 3282
Email:tuvan@namthaibinhduong.edu.vn www.namthaibinhduong.edu.vn