- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Có những bài học mà bạn chỉ có thể biết khi đã xách ba lô lên và đi. Bởi người ta gọi, đó là trường đời.
Bài được viết theo câu chuyện có thật của bạn Thùy Dung, 20 tuổi hiện đang sinh sống tại Hà Nội.
Học cách tin người lạ
Tháng 10, tớ sang Sing du hí, tranh thủ ở nhà một thằng bạn người Sing lai Ấn. Mấy tiếng ngồi chơi điện tử bằng điện thoại trên máy bay, tớ đến sân bay Changi rộng lớn và phát hiện điện thoại đã hết sạch pin. Tìm hoài mới thấy một máy điện thoại công cộng gọi miễn phí cho thằng bạn, hai đứa hẹn nhau ở cửa ra của Terminal 1. Sau đó tớ phát hiện Terminal số 1 có cả chục cửa cách xa nhau và không biết thằng bạn đang đứng ở cửa nào. Trở lên tìm bốt điện thoại cũng không được, tớ đành phải nhờ một bác đang ngồi ghế ở gần đấy gọi giúp. Bác ấy rất nhiệt tình, thậm chí còn giúp tớ trông đồ khi tớ cầm điện thoại của bác ấy ngó ngang ngó dọc tìm thằng bạn.
Khi tớ đi ra ngoài cửa để đợi bạn, bác ấy còn chạy theo tìm tớ, nói rằng bạn tớ gọi lại. Cuối cùng, bác ấy đã giúp miêu tả chỗ mà tớ và bác ấy đang đứng để thằng bạn tới tìm. Ở nhà, mẹ lúc nào cũng dặn không bao giờ nên tin người lạ. Nhưng phải đi mới thấy, có những thời điểm không tin người lạ nghĩa là bạn chẳng thể tin ai.
Học cách chấp nhận
Sang Bali, Indonesia dự một hội nghị dành cho giới trẻ, tớ cảm thấy khá… sốc khi “được” BTC sắp xếp cho ở trong phòng ký túc xá của một trường học. Đến ngày hôm sau, tất cả mọi người mới được chuyển qua hostel (khách sạn giá rẻ) nhưng chất lượng vật chất cũng không khác là bao. Phòng tắm với những món đồ tối giản và… cổ ơi là cổ. Thậm chí, “mùi hương” bốc lên xồng xộc lỗ mũi khiến tớ quyết tâm “nhịn”, khỏi đi vệ sinh luôn.
Nhưng sang tới ngày thứ hai, phần vì không thể nhịn được nữa, phần vì cảm thấy mình cần chấp nhận, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Rõ ràng tớ đến đây để học hỏi, để lắng nghe và trao đổi, để sống một cuộc sống khác chứ đâu phải cuộc sống như ở nhà. Suy nghĩ thay đổi khiến những ngày ở Bali dễ thở hơn. Khi ra về, tớ còn cảm thấy rất tiếc và muốn ở lại thêm nữa đấy!
Học cách thuyết phục
Bạn bè nước ngoài, đặc biệt là những người bạn đến từ phương Tây đều ngạc nhiên khi nghe tớ kể rằng thi thoảng người Việt Nam lại ăn thịt chó, thịt thỏ, hay thậm chí cả thịt mèo, thịt chuột. Với họ, những con vật ấy là vật nuôi, là bạn thân thiết. Nhưng ở mỗi nơi mỗi khác. Phụ thuộc vào phong tục tập quán hay cách nghĩ của những người ở các nước khác nhau. Tớ đã giải thích với bạn bè rằng người Việt thường ăn thịt chó để giải đen vào những ngày cuối năm. Một niềm tin tồn tại từ rất lâu. Họ đã phần nào thông cảm, dù chưa thực sự chấp nhận.
Chúng ta tồn tại trong thế giới này với tất cả sự đa dạng vốn có. Sự khác biệt là dĩ nhiên, quan trọng là chúng ta biết cách dung hòa và sống chung với nó.
Còn bạn thì sao? Bạn đã học được những điều gì trên hành trình du hí của chính mình? Và tại sao, đầu xuân này, bạn không thử xách ba lô lên và đi để gom nhặt thêm những bài học mới nhỉ?
Bài được viết theo câu chuyện có thật của bạn Thùy Dung, 20 tuổi hiện đang sinh sống tại Hà Nội.
Học cách tin người lạ
Tháng 10, tớ sang Sing du hí, tranh thủ ở nhà một thằng bạn người Sing lai Ấn. Mấy tiếng ngồi chơi điện tử bằng điện thoại trên máy bay, tớ đến sân bay Changi rộng lớn và phát hiện điện thoại đã hết sạch pin. Tìm hoài mới thấy một máy điện thoại công cộng gọi miễn phí cho thằng bạn, hai đứa hẹn nhau ở cửa ra của Terminal 1. Sau đó tớ phát hiện Terminal số 1 có cả chục cửa cách xa nhau và không biết thằng bạn đang đứng ở cửa nào. Trở lên tìm bốt điện thoại cũng không được, tớ đành phải nhờ một bác đang ngồi ghế ở gần đấy gọi giúp. Bác ấy rất nhiệt tình, thậm chí còn giúp tớ trông đồ khi tớ cầm điện thoại của bác ấy ngó ngang ngó dọc tìm thằng bạn.
Khi tớ đi ra ngoài cửa để đợi bạn, bác ấy còn chạy theo tìm tớ, nói rằng bạn tớ gọi lại. Cuối cùng, bác ấy đã giúp miêu tả chỗ mà tớ và bác ấy đang đứng để thằng bạn tới tìm. Ở nhà, mẹ lúc nào cũng dặn không bao giờ nên tin người lạ. Nhưng phải đi mới thấy, có những thời điểm không tin người lạ nghĩa là bạn chẳng thể tin ai.
Sang Bali, Indonesia dự một hội nghị dành cho giới trẻ, tớ cảm thấy khá… sốc khi “được” BTC sắp xếp cho ở trong phòng ký túc xá của một trường học. Đến ngày hôm sau, tất cả mọi người mới được chuyển qua hostel (khách sạn giá rẻ) nhưng chất lượng vật chất cũng không khác là bao. Phòng tắm với những món đồ tối giản và… cổ ơi là cổ. Thậm chí, “mùi hương” bốc lên xồng xộc lỗ mũi khiến tớ quyết tâm “nhịn”, khỏi đi vệ sinh luôn.
Nhưng sang tới ngày thứ hai, phần vì không thể nhịn được nữa, phần vì cảm thấy mình cần chấp nhận, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Rõ ràng tớ đến đây để học hỏi, để lắng nghe và trao đổi, để sống một cuộc sống khác chứ đâu phải cuộc sống như ở nhà. Suy nghĩ thay đổi khiến những ngày ở Bali dễ thở hơn. Khi ra về, tớ còn cảm thấy rất tiếc và muốn ở lại thêm nữa đấy!
Học cách thuyết phục
Bạn bè nước ngoài, đặc biệt là những người bạn đến từ phương Tây đều ngạc nhiên khi nghe tớ kể rằng thi thoảng người Việt Nam lại ăn thịt chó, thịt thỏ, hay thậm chí cả thịt mèo, thịt chuột. Với họ, những con vật ấy là vật nuôi, là bạn thân thiết. Nhưng ở mỗi nơi mỗi khác. Phụ thuộc vào phong tục tập quán hay cách nghĩ của những người ở các nước khác nhau. Tớ đã giải thích với bạn bè rằng người Việt thường ăn thịt chó để giải đen vào những ngày cuối năm. Một niềm tin tồn tại từ rất lâu. Họ đã phần nào thông cảm, dù chưa thực sự chấp nhận.
Chúng ta tồn tại trong thế giới này với tất cả sự đa dạng vốn có. Sự khác biệt là dĩ nhiên, quan trọng là chúng ta biết cách dung hòa và sống chung với nó.
Còn bạn thì sao? Bạn đã học được những điều gì trên hành trình du hí của chính mình? Và tại sao, đầu xuân này, bạn không thử xách ba lô lên và đi để gom nhặt thêm những bài học mới nhỉ?
Theo Kenh14