- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Cô Trần Mỹ Liêm cũng chỉ ra những lỗi mà các bạn thí sinh hay phạm phải và bí quyết để giải được những dạng bài tập một cách nhanh chóng và chính xác.
Cấu trúc đề thi môn Sinh
Từ kỳ thi ĐH-CĐ năm 2010 Bộ GD-ĐT đã công bố cuốn Cấu trúc đề thi năm 2010 và cho đến nay vẫn chưa có sự thay đổi. Tuy nhiên, mức độ kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh thì tăng dần và xu hướng đó sẽ tiếp tục được vận dụng cho các kỳ thi nhằm đáp ứng sự đổi mới trong cách dạy và học.
Đề thi ĐH-CĐ môn Sinh có 50 câu được phân bố: Phần Di truyền học (30 câu), Tiến hóa (10 câu), Sinh thái học (10 câu). Theo thống kê từ đề thi các năm trước thì tỉ lệ lý thuyết khoảng 60% và bài tập 40%. Phần lớn các câu hỏi lý thuyết theo hướng hiểu và vận dụng từ kiến thức sách giáo khoa, nếu các em hiểu kĩ bài thì sẽ giúp loại được 2/4 đáp án vô lí.
Những điều cần lưu ý khi làm bài thi môn Sinh
Theo cô Mỹ Liêm thì thí sinh cần giữ vững tâm lý, giữ gìn sức khỏe vì đây là những vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này. Chúng ta chỉ giải quyết tốt vấn đề khi mà đầu óc thật sự tỉnh táo và sáng suốt.
Học tập và tích lũy kiến thức là cả một quá trình miệt mài, chăm chỉ của học sinh. Giờ đây các bạn chỉ cần ngồi hệ thống lại các kiến thức theo chương, sắp xếp lại kiến thức một cách trình tự, phân loại dạng bài tập, ôn tập một cách nhẹ nhàng không nên quá căng thẳng.
Khi làm bài, cần đọc lướt qua hết cả đề thi để định hướng xem mình sẽ chọn phần riêng cơ bản hay nâng cao (thực hiện thao tác này trước khi bắt đầu tính giờ làm bài). Khi được phép làm, các bạn sẽ làm từ trang đầu và lựa chọn câu dễ giải quyết trước, câu khó thì khoanh tròn làm dấu để quay lại vòng 2, vòng 3… Các bạn nhớ phải canh thời gian và đừng để quá 60 phút cho vòng 1. Thông thường các bạn nên làm lý thuyết và các bài tập đơn giản trước, bài tập phức tạp để sau vì mất thời gian tính toán.
Các bạn cần phải biết là đề thi nào cũng có câu dễ, câu khó. Tính phân loại sẽ khá cao giữa học sinh trung bình – khá và học sinh giỏi – xuất sắc. Do đó, học sinh cứ bình tĩnh, cẩn thận làm bài theo năng lực của mình.
Bí quyết để giải các bài tập một cách nhanh chóng và chính xác
Nếu trong một bài tập tự luận học sinh cần trình bày rõ ràng, chặt chẽ để đi đến kết quả thì trong một bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ cần chọn đúng kết quả là một trong bốn phương án. Do đó, học sinh cần đọc kĩ đề, hiểu đề, hiểu kiến thức giáo khoa và biết cách giải thì mới có câu trả lời đúng.
Tuy nhiên, có những dạng bài tập nếu được ôn luyện kĩ các bạn cũng có thể nhanh chóng loại bỏ các đáp án vô lý và có thể chọn ngay một đáp án đúng mà không cần phải giải. Đặc biệt là các bài tập về quy luật di truyền, các em nắm vững được bản chất của từng quy luật thì sẽ dùng kĩ năng loại suy rất nhanh. Biết cách suy luận nhanh, các em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn có một kết quả bài làm chính xác.
Những lỗi kĩ năng mà học sinh hay mắc phải khi làm bài
Đọc đề không cẩn thận:
Trong các câu hỏi lý thuyết thường xuất hiện những thuật ngữ “không đúng”, “không chính xác”, “chủ yếu nhất”, “quan trọng nhất”, học sinh chủ quan đọc lướt thì sẽ chọn đáp án sai.
Nếu có dạng câu mà bốn đáp án đều đúng về kiến thức thì các bạn phải đọc lại yêu cầu của đề bài để chọn câu trả lời cho phù hợp.
Chọn đáp án vội vàng:
Có nhiều câu lý thuyết khi đọc đáp án các bạn thấy vế đầu đúng nên chọn ngay thì lại mắc bẫy vì vế sau bị sai kiến thức. Do đó, các bạn phải đọc hết câu, đọc hết bốn phương án trả lời rồi chọn kết quả.
Có những câu bài tập sau khi suy luận các bạn cần thử lại kết quả ngoài nháp để đảm bảo chính xác.
Chúc các bạn sĩ tử sẽ hoàn thành tốt bài thi môn Sinh và đạt được những điểm số thật cao
Cấu trúc đề thi môn Sinh
Từ kỳ thi ĐH-CĐ năm 2010 Bộ GD-ĐT đã công bố cuốn Cấu trúc đề thi năm 2010 và cho đến nay vẫn chưa có sự thay đổi. Tuy nhiên, mức độ kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh thì tăng dần và xu hướng đó sẽ tiếp tục được vận dụng cho các kỳ thi nhằm đáp ứng sự đổi mới trong cách dạy và học.
Đề thi ĐH-CĐ môn Sinh có 50 câu được phân bố: Phần Di truyền học (30 câu), Tiến hóa (10 câu), Sinh thái học (10 câu). Theo thống kê từ đề thi các năm trước thì tỉ lệ lý thuyết khoảng 60% và bài tập 40%. Phần lớn các câu hỏi lý thuyết theo hướng hiểu và vận dụng từ kiến thức sách giáo khoa, nếu các em hiểu kĩ bài thì sẽ giúp loại được 2/4 đáp án vô lí.
Cô Trần Mỹ Liêm
Những điều cần lưu ý khi làm bài thi môn Sinh
Theo cô Mỹ Liêm thì thí sinh cần giữ vững tâm lý, giữ gìn sức khỏe vì đây là những vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này. Chúng ta chỉ giải quyết tốt vấn đề khi mà đầu óc thật sự tỉnh táo và sáng suốt.
Học tập và tích lũy kiến thức là cả một quá trình miệt mài, chăm chỉ của học sinh. Giờ đây các bạn chỉ cần ngồi hệ thống lại các kiến thức theo chương, sắp xếp lại kiến thức một cách trình tự, phân loại dạng bài tập, ôn tập một cách nhẹ nhàng không nên quá căng thẳng.
Khi làm bài, cần đọc lướt qua hết cả đề thi để định hướng xem mình sẽ chọn phần riêng cơ bản hay nâng cao (thực hiện thao tác này trước khi bắt đầu tính giờ làm bài). Khi được phép làm, các bạn sẽ làm từ trang đầu và lựa chọn câu dễ giải quyết trước, câu khó thì khoanh tròn làm dấu để quay lại vòng 2, vòng 3… Các bạn nhớ phải canh thời gian và đừng để quá 60 phút cho vòng 1. Thông thường các bạn nên làm lý thuyết và các bài tập đơn giản trước, bài tập phức tạp để sau vì mất thời gian tính toán.
Các bạn cần phải biết là đề thi nào cũng có câu dễ, câu khó. Tính phân loại sẽ khá cao giữa học sinh trung bình – khá và học sinh giỏi – xuất sắc. Do đó, học sinh cứ bình tĩnh, cẩn thận làm bài theo năng lực của mình.
Bí quyết để giải các bài tập một cách nhanh chóng và chính xác
Nếu trong một bài tập tự luận học sinh cần trình bày rõ ràng, chặt chẽ để đi đến kết quả thì trong một bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ cần chọn đúng kết quả là một trong bốn phương án. Do đó, học sinh cần đọc kĩ đề, hiểu đề, hiểu kiến thức giáo khoa và biết cách giải thì mới có câu trả lời đúng.
Tuy nhiên, có những dạng bài tập nếu được ôn luyện kĩ các bạn cũng có thể nhanh chóng loại bỏ các đáp án vô lý và có thể chọn ngay một đáp án đúng mà không cần phải giải. Đặc biệt là các bài tập về quy luật di truyền, các em nắm vững được bản chất của từng quy luật thì sẽ dùng kĩ năng loại suy rất nhanh. Biết cách suy luận nhanh, các em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn có một kết quả bài làm chính xác.
Những lỗi kĩ năng mà học sinh hay mắc phải khi làm bài
Đọc đề không cẩn thận:
Trong các câu hỏi lý thuyết thường xuất hiện những thuật ngữ “không đúng”, “không chính xác”, “chủ yếu nhất”, “quan trọng nhất”, học sinh chủ quan đọc lướt thì sẽ chọn đáp án sai.
Nếu có dạng câu mà bốn đáp án đều đúng về kiến thức thì các bạn phải đọc lại yêu cầu của đề bài để chọn câu trả lời cho phù hợp.
Chọn đáp án vội vàng:
Có nhiều câu lý thuyết khi đọc đáp án các bạn thấy vế đầu đúng nên chọn ngay thì lại mắc bẫy vì vế sau bị sai kiến thức. Do đó, các bạn phải đọc hết câu, đọc hết bốn phương án trả lời rồi chọn kết quả.
Có những câu bài tập sau khi suy luận các bạn cần thử lại kết quả ngoài nháp để đảm bảo chính xác.
Chúc các bạn sĩ tử sẽ hoàn thành tốt bài thi môn Sinh và đạt được những điểm số thật cao
Theo Tiin