- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, cả doanh nghiệp và người đi làm đều phải làm quen với khái niệm làm việc linh hoạt từ xa. Và sau một thời gian áp dụng, nhiều công ty bắt đầu nhận thấy nhiều lợi ích từ hình thức làm việc này như tiết kiệm chi phí thuê và quản lý văn phòng, giảm bớt khí thải từ các toà nhà, hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con cái cũng như giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn. Mặc dù vậy, để có thể tạo ra một quy trình làm việc từ xa suôn sẻ và thuận lợi, nhân viên cần phải sở hữu những kỹ năng phù hợp nhất định để bắt nhịp được với guồng quay của cả công ty. Vì vậy, kể từ COVID-19, nhiều dạng câu hỏi phỏng vấn để kiểm tra khả năng thích ứng của ứng viên khi phải làm quen với các phương thức làm việc mới đã được bổ sung thêm vào các buổi đàm phán với ứng viên. Cùng cập nhật xem đó là những dạng câu hỏi gì nhé!
1. Bạn đã làm như thế nào để thích ứng với hình thức làm việc từ xa?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn hiểu hơn về cách ứng viên đã chủ động ra sao để tối ưu hoá quy trình làm việc của bản thân trước những thách thức trong hình thức làm việc mới, đặc biệt là trong vấn đề giao tiếp với các khách hàng, đối tác và đồng nghiệp. Đây chính là là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi và những kinh nghiệm thực tế trong khoảng thời gian bạn phải làm việc từ xa. Hãy cung cấp càng nhiều chi tiết càng tốt và chú trọng vào những hiệu quả bạn đã đạt được trong giai đoạn này.
2. Bạn có thấy thoải mái khi phải làm việc từ xa?
Nếu bạn là người thích được làm việc trong một tập thể và cảm thấy phát ngấy với giai đoạn giãn cách xã hội, bạn hãy yên tâm mình không phải là trường hợp duy nhất. Theo một khảo sát nhanh từ Gallup vào cuối tháng 5 vừa qua, khoảng 51% người đi làm muốn quay trở lại văn phòng sau khi dịch bệnh qua đi và họ cho rằng việc tương tác trực tiếp với nhau là an toàn. Vì vậy, chẳng có gì để ngại ngùng che giấu khi bạn cũng có cảm giác tương tự với số đông. Tuy nhiên, bạn cần phải khéo léo lồng ghép trong câu trả lời của mình sự phân biệt rạch ròi giữa sở thích cá nhân và khả năng đáp ứng trong công việc. Cụ thể hơn, bạn cần chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy rằng những kỹ năng của bạn hoàn toàn đáp ứng được khi công ty hoặc tình huống khách quan đòi hỏi bạn phải chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa và bạn sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu này khi cần thiết.
3. Bạn lên kế hoạch ra sao để dẫn dắt đội ngũ của mình khi làm việc từ xa?
Khi phỏng vấn vào vị trí tương đối cao cấp để quản lý và điều hành một nhóm riêng, bạn nên có sự chuẩn bị trước để tìm hiểu xem số lượng nhân viên dưới bạn sẽ là bao nhiêu và có bao nhiêu phần trăm là nhân viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc với hình thức cộng tác viên. Kể cả khi bạn không có quá nhiều dữ liệu chi tiết cho điều này, hãy nhìn vào tầm vóc của công ty và đưa ra một dự đoán tương đối để tránh bị bất ngờ khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi. Dựa vào số lượng và việc phân nhóm nhân viên, hãy trình bày cách quản lý phù hợp tuỳ theo từng nhóm, thời gian mà bạn phân bổ để tham dự các buổi họp, nhận báo cáo và giao việc cho nhân viên ra sao. Bạn cần nhấn mạnh vào việc sẽ áp dụng những công cụ giao tiếp hợp thời, các phần mềm quản lý từ xa và thậm chí là các phương thức theo dõi thời gian làm việc để chắc chắn rằng nhóm của mình sẽ luôn hoạt động và phối hợp nhịp nhàng, bất kể khoảng cách và không gian. Bạn cũng có thể chia sẻ thêm một chút về phong cách quản lý của mình đối với nhân viên ra sao để đôi bên đều thấy dễ chịu và không xem hình thức làm việc từ xa là một trở ngại lớn trong giao tiếp.
4. Hãy miêu tả khả năng đáp ứng và mức độ hiểu biết của bạn với những công nghệ mới
Có thể nói rằng dịch COVID-19 đã chứng minh sức ảnh hưởng to lớn của công nghệ đến cuộc sống và cách thức làm việc trong thời đại hiện nay. Nếu không có những phần mềm trò chuyện trực tuyến, những công cụ làm việc nhóm giúp quản lý công việc và thời gian, có lẽ mọi quy trình trong một công ty sẽ rất rối loạn và trở nên mất kiểm soát. Vì vậy, hãy sẵn sàng làm quen với những khái niệm mới được cập nhật liên tục về những ứng dụng làm việc này và bỏ thời gian để thực hành càng nhiều càng tốt, kể cả khi bạn không còn phải thu mình ở nhà do giãn cách xã hội nữa.
5. Bạn làm sao để giữ cho bản thân bận rộn trong công việc ở giai đoạn giãn cách xã hội?
Dạng câu hỏi mở như thế này thường khiến các ứng viên lúng túng vì họ cảm thấy thật sáo rỗng khi phải tỏ ra hoa mỹ trong câu trả lời của mình. Thực tế, câu hỏi này rất quan trọng để nhà tuyển dụng kiểm tra độ thành thật của ứng viên trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bạn không cần phải nói dối rằng mình luôn tập trung vào việc ngồi trước màn hình để đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn bởi lẽ chẳng ai kiểm soát được thời gian và hành động của bạn khi bạn làm việc từ xa. Điều bạn cần khiến nhà tuyển dụng tin tưởng đó chính là đưa ra được một lịch làm việc khoa học hơn, kết hợp thể dục, thư giãn sao cho có thể giữ sức khoẻ tốt, đồng thời thêm vào những sở thích hợp lý như đọc sách trong lúc rảnh rỗi để tinh thần được lạc quan hay học thêm về những ứng dụng làm việc mới, những kỹ năng mới thông qua các trang web giáo dục trực tuyến chẳng hạn.
Nguồn: CareerBuilder Vietnam
1. Bạn đã làm như thế nào để thích ứng với hình thức làm việc từ xa?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn hiểu hơn về cách ứng viên đã chủ động ra sao để tối ưu hoá quy trình làm việc của bản thân trước những thách thức trong hình thức làm việc mới, đặc biệt là trong vấn đề giao tiếp với các khách hàng, đối tác và đồng nghiệp. Đây chính là là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi và những kinh nghiệm thực tế trong khoảng thời gian bạn phải làm việc từ xa. Hãy cung cấp càng nhiều chi tiết càng tốt và chú trọng vào những hiệu quả bạn đã đạt được trong giai đoạn này.
2. Bạn có thấy thoải mái khi phải làm việc từ xa?
Nếu bạn là người thích được làm việc trong một tập thể và cảm thấy phát ngấy với giai đoạn giãn cách xã hội, bạn hãy yên tâm mình không phải là trường hợp duy nhất. Theo một khảo sát nhanh từ Gallup vào cuối tháng 5 vừa qua, khoảng 51% người đi làm muốn quay trở lại văn phòng sau khi dịch bệnh qua đi và họ cho rằng việc tương tác trực tiếp với nhau là an toàn. Vì vậy, chẳng có gì để ngại ngùng che giấu khi bạn cũng có cảm giác tương tự với số đông. Tuy nhiên, bạn cần phải khéo léo lồng ghép trong câu trả lời của mình sự phân biệt rạch ròi giữa sở thích cá nhân và khả năng đáp ứng trong công việc. Cụ thể hơn, bạn cần chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy rằng những kỹ năng của bạn hoàn toàn đáp ứng được khi công ty hoặc tình huống khách quan đòi hỏi bạn phải chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa và bạn sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu này khi cần thiết.
3. Bạn lên kế hoạch ra sao để dẫn dắt đội ngũ của mình khi làm việc từ xa?
Khi phỏng vấn vào vị trí tương đối cao cấp để quản lý và điều hành một nhóm riêng, bạn nên có sự chuẩn bị trước để tìm hiểu xem số lượng nhân viên dưới bạn sẽ là bao nhiêu và có bao nhiêu phần trăm là nhân viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc với hình thức cộng tác viên. Kể cả khi bạn không có quá nhiều dữ liệu chi tiết cho điều này, hãy nhìn vào tầm vóc của công ty và đưa ra một dự đoán tương đối để tránh bị bất ngờ khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi. Dựa vào số lượng và việc phân nhóm nhân viên, hãy trình bày cách quản lý phù hợp tuỳ theo từng nhóm, thời gian mà bạn phân bổ để tham dự các buổi họp, nhận báo cáo và giao việc cho nhân viên ra sao. Bạn cần nhấn mạnh vào việc sẽ áp dụng những công cụ giao tiếp hợp thời, các phần mềm quản lý từ xa và thậm chí là các phương thức theo dõi thời gian làm việc để chắc chắn rằng nhóm của mình sẽ luôn hoạt động và phối hợp nhịp nhàng, bất kể khoảng cách và không gian. Bạn cũng có thể chia sẻ thêm một chút về phong cách quản lý của mình đối với nhân viên ra sao để đôi bên đều thấy dễ chịu và không xem hình thức làm việc từ xa là một trở ngại lớn trong giao tiếp.
4. Hãy miêu tả khả năng đáp ứng và mức độ hiểu biết của bạn với những công nghệ mới
Có thể nói rằng dịch COVID-19 đã chứng minh sức ảnh hưởng to lớn của công nghệ đến cuộc sống và cách thức làm việc trong thời đại hiện nay. Nếu không có những phần mềm trò chuyện trực tuyến, những công cụ làm việc nhóm giúp quản lý công việc và thời gian, có lẽ mọi quy trình trong một công ty sẽ rất rối loạn và trở nên mất kiểm soát. Vì vậy, hãy sẵn sàng làm quen với những khái niệm mới được cập nhật liên tục về những ứng dụng làm việc này và bỏ thời gian để thực hành càng nhiều càng tốt, kể cả khi bạn không còn phải thu mình ở nhà do giãn cách xã hội nữa.
5. Bạn làm sao để giữ cho bản thân bận rộn trong công việc ở giai đoạn giãn cách xã hội?
Dạng câu hỏi mở như thế này thường khiến các ứng viên lúng túng vì họ cảm thấy thật sáo rỗng khi phải tỏ ra hoa mỹ trong câu trả lời của mình. Thực tế, câu hỏi này rất quan trọng để nhà tuyển dụng kiểm tra độ thành thật của ứng viên trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bạn không cần phải nói dối rằng mình luôn tập trung vào việc ngồi trước màn hình để đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn bởi lẽ chẳng ai kiểm soát được thời gian và hành động của bạn khi bạn làm việc từ xa. Điều bạn cần khiến nhà tuyển dụng tin tưởng đó chính là đưa ra được một lịch làm việc khoa học hơn, kết hợp thể dục, thư giãn sao cho có thể giữ sức khoẻ tốt, đồng thời thêm vào những sở thích hợp lý như đọc sách trong lúc rảnh rỗi để tinh thần được lạc quan hay học thêm về những ứng dụng làm việc mới, những kỹ năng mới thông qua các trang web giáo dục trực tuyến chẳng hạn.
Nguồn: CareerBuilder Vietnam