- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
(SVVN)...Bạn muốn việc này đến mức nào? Và, bạn sẵn sàng nỗ lực đến thế nào? Hãy bắt đầu từ đó, và những điều lớn lao có thể sẽ đến...
Bạn có thể đã từng nghe câu chuyện cũ này về người câu cá tận tụy nhất thế giới. Một buổi sáng, khi ngồi câu cùng người bạn, anh ta câu được nhiều cá hơn hẳn. Hai người cùng dùng một loại mồi câu, cùng một loại cần câu và câu ở cùng một dòng sông. Thế nhưng trong khi anh ta cứ câu được hết con cá này đến con cá khác, thì bạn anh ta vẫn chưa câu được con nào.
“Bí quyết của cậu là gì vậy?” – Người bạn hỏi – “Vẫn chưa có con cá nào thèm cắn câu của tớ!”.
Người câu cá tận tụy của chúng ta lầm bầm một câu trả lời gì đó rất khó nghe, khiến người bạn phải hỏi lại.
Thế là, “chuyên gia câu cá” đành nhè thứ gì đó trong miệng vào cái cốc ở bên cạnh và đáp: “Tớ vừa bảo là: “Cậu phải giữ ấm bọn giun làm mồi câu ấy”.
Không tận tụy thì còn là gì nữa? Nhưng bạn có biết là có ít nhất ba kiểu người câu cá không?
Thứ nhất là những người câu cá giải trí. Họ thích “bắt và thả” – tức là ngay khi bắt được cá thì nhanh chóng ném cá trở lại xuống nước. Đối với những người này, việc câu cá hoàn toàn là để giải trí, thư giãn mà thôi.
Thứ hai là những người câu cá vì họ thích ăn món cá. Họ câu có chọn lọc và đôi khi rất cầu kỳ. Họ chỉ giữ những con cá mà họ sẽ ăn thôi.
Cuối cùng là những người câu cá vì họ đói. Nếu không bắt được cá thì họ không có gì ăn. Cho nên, câu được cá đối với những người này là rất quan trọng; và họ hoàn toàn tận tụy với việc mình làm.
Cho dù bạn có câu cá hoặc ăn cá hay không, thì ở đây cũng có một bài học: Bạn dễ thành công nhất khi bạn hoàn toàn tận tụy với một công việc gì đó. Đặc biệt là khi công việc đó khó khăn, hoặc ít có khả năng thành công. Cho dù là bạn muốn hàn gắn một mối quan hệ, xây dựng một doanh nghiệp mới, viết cuốn tiểu thuyết đầu tay, bỏ thói quen hút thuốc, hay muốn học hành giỏi giang, thì bạn đều cần phải xem bạn sẵn sàng làm những việc phải làm đến mức nào – cho dù “việc phải làm” ở đây là giữ cho bọn giun mồi được ấm.
Có hai câu hỏi quan trọng mà tôi thường tự hỏi mình để biết mức độ tận tụy. Câu thứ nhất là: “Mình muốn việc này đến mức nào?”. Khi một số người câu cá, nếu họ không bắt được cá thì họ không có gì ăn. Tức là, có một số việc quá quan trọng, đến mức chúng ta gần như không thể chịu nguy cơ thất bại. Vậy, câu hỏi đầu tiên chính là bạn muốn đến mức nào – dù đó là thành công trong công việc, trong một mối quan hệ, hay hiện thực hóa một ước mơ…
Câu hỏi thứ hai cũng tương tự: “Mình sẵn sàng nỗ lực đến thế nào?”. Trong mọi trường hợp, thì “thành công” luôn đến sau “công việc” và “cố gắng”. Bạn có thể sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn, sẽ phải nỗ lực mạnh mẽ hơn bất kỳ khi nào trước đây. Nhưng nếu bạn đủ muốn một điều gì đó, thì những nỗ lực đó sẽ là xứng đáng.
“Hãy luôn nhớ điều này” - Abraham Lincoln nói – “Rằng ý chí nhằm tới thành công của chính bạn là quan trọng hơn bất kỳ điều đơn lẻ nào khác”. Và đó là điểm khởi đầu của tất cả: Một ý chí toàn tâm hướng tới thành công – trong một nhiệm vụ, trong một sứ mệnh, trong một cuộc sống.
Bạn muốn việc này đến mức nào? Và, bạn sẵn sàng nỗ lực đến thế nào? Hãy bắt đầu từ đó, và những điều lớn lao có thể sẽ đến.
Bạn có thể đã từng nghe câu chuyện cũ này về người câu cá tận tụy nhất thế giới. Một buổi sáng, khi ngồi câu cùng người bạn, anh ta câu được nhiều cá hơn hẳn. Hai người cùng dùng một loại mồi câu, cùng một loại cần câu và câu ở cùng một dòng sông. Thế nhưng trong khi anh ta cứ câu được hết con cá này đến con cá khác, thì bạn anh ta vẫn chưa câu được con nào.
“Bí quyết của cậu là gì vậy?” – Người bạn hỏi – “Vẫn chưa có con cá nào thèm cắn câu của tớ!”.
Người câu cá tận tụy của chúng ta lầm bầm một câu trả lời gì đó rất khó nghe, khiến người bạn phải hỏi lại.
Thế là, “chuyên gia câu cá” đành nhè thứ gì đó trong miệng vào cái cốc ở bên cạnh và đáp: “Tớ vừa bảo là: “Cậu phải giữ ấm bọn giun làm mồi câu ấy”.
Không tận tụy thì còn là gì nữa? Nhưng bạn có biết là có ít nhất ba kiểu người câu cá không?
Thứ nhất là những người câu cá giải trí. Họ thích “bắt và thả” – tức là ngay khi bắt được cá thì nhanh chóng ném cá trở lại xuống nước. Đối với những người này, việc câu cá hoàn toàn là để giải trí, thư giãn mà thôi.
Thứ hai là những người câu cá vì họ thích ăn món cá. Họ câu có chọn lọc và đôi khi rất cầu kỳ. Họ chỉ giữ những con cá mà họ sẽ ăn thôi.
Cuối cùng là những người câu cá vì họ đói. Nếu không bắt được cá thì họ không có gì ăn. Cho nên, câu được cá đối với những người này là rất quan trọng; và họ hoàn toàn tận tụy với việc mình làm.
Cho dù bạn có câu cá hoặc ăn cá hay không, thì ở đây cũng có một bài học: Bạn dễ thành công nhất khi bạn hoàn toàn tận tụy với một công việc gì đó. Đặc biệt là khi công việc đó khó khăn, hoặc ít có khả năng thành công. Cho dù là bạn muốn hàn gắn một mối quan hệ, xây dựng một doanh nghiệp mới, viết cuốn tiểu thuyết đầu tay, bỏ thói quen hút thuốc, hay muốn học hành giỏi giang, thì bạn đều cần phải xem bạn sẵn sàng làm những việc phải làm đến mức nào – cho dù “việc phải làm” ở đây là giữ cho bọn giun mồi được ấm.
Có hai câu hỏi quan trọng mà tôi thường tự hỏi mình để biết mức độ tận tụy. Câu thứ nhất là: “Mình muốn việc này đến mức nào?”. Khi một số người câu cá, nếu họ không bắt được cá thì họ không có gì ăn. Tức là, có một số việc quá quan trọng, đến mức chúng ta gần như không thể chịu nguy cơ thất bại. Vậy, câu hỏi đầu tiên chính là bạn muốn đến mức nào – dù đó là thành công trong công việc, trong một mối quan hệ, hay hiện thực hóa một ước mơ…
Câu hỏi thứ hai cũng tương tự: “Mình sẵn sàng nỗ lực đến thế nào?”. Trong mọi trường hợp, thì “thành công” luôn đến sau “công việc” và “cố gắng”. Bạn có thể sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn, sẽ phải nỗ lực mạnh mẽ hơn bất kỳ khi nào trước đây. Nhưng nếu bạn đủ muốn một điều gì đó, thì những nỗ lực đó sẽ là xứng đáng.
“Hãy luôn nhớ điều này” - Abraham Lincoln nói – “Rằng ý chí nhằm tới thành công của chính bạn là quan trọng hơn bất kỳ điều đơn lẻ nào khác”. Và đó là điểm khởi đầu của tất cả: Một ý chí toàn tâm hướng tới thành công – trong một nhiệm vụ, trong một sứ mệnh, trong một cuộc sống.
Bạn muốn việc này đến mức nào? Và, bạn sẵn sàng nỗ lực đến thế nào? Hãy bắt đầu từ đó, và những điều lớn lao có thể sẽ đến.