- Tham gia
- 18/3/2011
- Bài viết
- 149
“Người ta hay nói cửa ngõ là một ngã rẽ của tâm hồn định mệnh. Nó có thể giết ta bất cứ lúc nào không hay. Nếu như cửa ngõ ấy là một định mệnh hay mà ta mắc chứng bệnh sợ máu hay run tay chân thì sao nhỉ? Đúng là một hiểm họa”.
Đó là một trong những đoạn văn, câu văn “bất hủ” của học trò kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2011.
Câu 2 của đề thi môn Văn năm nay là câu nghị luận, đòi hỏi học sinh phải nói lên quan điểm của mình về việc lựa chọn con đường tương lai, chọn nghề nghiệp cho mình. Trong thực tế, học sinh còn phụ thuộc vào bố mẹ và chịu tác động mạnh mẽ của xã hội. Chính vì thế, nhiều em chưa có kinh nghiệm, chính kiến gì để viết về vấn đề này.
Và dưới đây là những sáng tác bất hủ của học trò: “Bạn ấy yêu nghề sư phạm nhưng bố mẹ bạn ấy bảo: ôi con ơi con đi nghề đó làm gì khổ lắm, mà lương thì ít khó làm giàu lắm con ơi! Vì sợ cha mẹ phiền lòng nên bạn ấy thay đổi ý định”.
Có em kết thúc bài viết của câu nghị luận này là một câu đậm mùi lưu bút tuổi học trò: “Đôi chim sẻ đậu cành mai nhánh trúc; Chúc bạn hiền hai chữ thành công”
Cũng chính câu luận về việc lựa chọn sự nghiệp cho mình, có học sinh lại viết: “Không có tiền để ăn học nữa thì phải ở nhà đi chăn vịt, chăn trâu”.
“Người ta hay nói cửa ngõ là một ngã rẽ của tâm hồn định mệnh. Nó có thể giết ta bất cứ lúc nào không hay. Nếu như cửa ngõ ấy là một định mệnh hay mà ta mắc chứng bệnh sợ máu hay run tay chân thì sao nhỉ? Đúng là một hiểm họa”.
Câu 3b phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân, có học sinh viết: “Tràng rất giàu có vì rích bố cu… Tràng xấu xí, dở hơi, tất cả các cô gái trong xóm đều tránh né, khinh bỉ, chê bai anh thế mà anh dắt về một cô vợ khiến cả xóm ngụ cư phải lác mắt…; họ không bất khuất trước khó khăn chồng chất..."
Có em lại phân tích: Đế quốc Mỹ đã gieo nên nạn đói lịch sử năm 1945. Trong nạn đói đó, con người như bần cùng hóa đi, điên dại.
Với câu 3a, phân tích đoạn thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có học sinh viết: “Chiếc thuyền hoàng hôn mờ trong sương sớm, họ dũng cảm không sợ tiếng gầm của những con cọp đang thèm thịt người”.
Một đoạn văn ngẫu hứng khác: “Không bước nữa là muốn nói tình yêu thương với người vợ ở nhà trước sau như một chỉ một bước mà thôi, gục lên súng mũ là bỏ quên lại tất cả những thú vui chơi, lêu lổng của đời đi tòng quân”.
“Khi đó chiến tranh lúc về tối thì trời bỗng se lạnh nhưng cũng phải đứng gác để tránh quân thù sang xâm lược biên giới”.
Nguồn: Zing!
Đó là một trong những đoạn văn, câu văn “bất hủ” của học trò kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2011.
Câu 2 của đề thi môn Văn năm nay là câu nghị luận, đòi hỏi học sinh phải nói lên quan điểm của mình về việc lựa chọn con đường tương lai, chọn nghề nghiệp cho mình. Trong thực tế, học sinh còn phụ thuộc vào bố mẹ và chịu tác động mạnh mẽ của xã hội. Chính vì thế, nhiều em chưa có kinh nghiệm, chính kiến gì để viết về vấn đề này.
Và dưới đây là những sáng tác bất hủ của học trò: “Bạn ấy yêu nghề sư phạm nhưng bố mẹ bạn ấy bảo: ôi con ơi con đi nghề đó làm gì khổ lắm, mà lương thì ít khó làm giàu lắm con ơi! Vì sợ cha mẹ phiền lòng nên bạn ấy thay đổi ý định”.
Có em kết thúc bài viết của câu nghị luận này là một câu đậm mùi lưu bút tuổi học trò: “Đôi chim sẻ đậu cành mai nhánh trúc; Chúc bạn hiền hai chữ thành công”
Cũng chính câu luận về việc lựa chọn sự nghiệp cho mình, có học sinh lại viết: “Không có tiền để ăn học nữa thì phải ở nhà đi chăn vịt, chăn trâu”.
“Người ta hay nói cửa ngõ là một ngã rẽ của tâm hồn định mệnh. Nó có thể giết ta bất cứ lúc nào không hay. Nếu như cửa ngõ ấy là một định mệnh hay mà ta mắc chứng bệnh sợ máu hay run tay chân thì sao nhỉ? Đúng là một hiểm họa”.
Câu 3b phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân, có học sinh viết: “Tràng rất giàu có vì rích bố cu… Tràng xấu xí, dở hơi, tất cả các cô gái trong xóm đều tránh né, khinh bỉ, chê bai anh thế mà anh dắt về một cô vợ khiến cả xóm ngụ cư phải lác mắt…; họ không bất khuất trước khó khăn chồng chất..."
Có em lại phân tích: Đế quốc Mỹ đã gieo nên nạn đói lịch sử năm 1945. Trong nạn đói đó, con người như bần cùng hóa đi, điên dại.
Với câu 3a, phân tích đoạn thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có học sinh viết: “Chiếc thuyền hoàng hôn mờ trong sương sớm, họ dũng cảm không sợ tiếng gầm của những con cọp đang thèm thịt người”.
Một đoạn văn ngẫu hứng khác: “Không bước nữa là muốn nói tình yêu thương với người vợ ở nhà trước sau như một chỉ một bước mà thôi, gục lên súng mũ là bỏ quên lại tất cả những thú vui chơi, lêu lổng của đời đi tòng quân”.
“Khi đó chiến tranh lúc về tối thì trời bỗng se lạnh nhưng cũng phải đứng gác để tránh quân thù sang xâm lược biên giới”.
Nguồn: Zing!