- Tham gia
- 15/9/2011
- Bài viết
- 199
Những câu nói 'ngông' nổi tiếng của các ông vua VN
Khi viên cố đạo người Pháp ra vế đối: "Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ", thì vua Duy Tân liền ứng khẩu: "Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh".
Lê Thánh Tông: “Trẫm ghét đắng cay những đấng nhân quân đời trước, mượn ngôi báu để hưởng lạc thú”
Trong một bài thơ tự thuật của Lê Thánh Tông có câu: “Lòng vì thiên hạ những sơ âu/ Thay việc trời, dám trễ đâu?/Trống dời canh, còn đọc sách/ Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu”.
Chính vì luôn nghĩ đến dân, đến trách nhiệm trị quốc của người làm vua nên Lê Thánh Tông rất quan tâm đến những việc ích nước, lợi dân. Tháng 9 năm Tân Mão (1471) vua tiến hành cải cách hệ thống quan chế một cách cụ thể, đầy đủ và rõ ràng hơn, trong bài dụ phân tích lợi ích của việc thay đổi này, ông đã nói: “Trẫm được mang phúc ấm của triều trước, đặng làm sáng tỏ nghiệp lớn của ông cha, vun đắp cho vận hay buổi thái bình, khôi phục lại mưu mô dài vĩnh viễn. Trẫm ghét đắng cay những đấng nhân quân đời trước, mượn ngôi báu để hưởng lạc thú. Thảng hoặc có đặt ra quy chế nhưng lại đẩy cho các đình thần, dựng ra nhiều nhà cửa dọc ngang, làm nên một thì gây hại gấp muôn lần, thay đổi miên man, chẳng có lựa thời”.
Gia Long: "Trẫm ở giữa một đám yêu phụ"
Trong một lần tâm sự với triều thần gốc Pháp là J.B.Chaigneau, vua Gia Long đã kể về những bà vợ: "Khanh sẽ không ngờ rằng, cái gì đợi Trẫm ở kia (vua chỉ về phía hậu cung) khi Trẫm rời khỏi nơi đây. Ở đây, Trẫm rất thoải mái vì được nói chuyện với những người xứng đáng; họ lắng nghe Trẫm, họ hiểu Trẫm và khi cần, họ vâng lệnh Trẫm răm rắp. Còn ở chốn hậu cung, Trẫm gặp phải một lũ qủy sứ thật sự. Chúng cãi vả nhau, ngược đãi nhau, phỉ báng nhau và sau đó, tất cả chạy đến cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng, Trẫm sẽ luôn luôn khiển trách tất cả. Trẫm không biết ai chịu nhường nhịn ai trong cơn giận dữ".
Vua Gia Long.
Sau một lúc im lặng, vua lại tiếp: "Chốc nữa Trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm Trẫm điếc tai, nhức óc". Và rồi để chứng minh những gì phải chịu đựng, hoàng đế Gia Long giả giọng, điệu bộ của phi tần, tức giận hét lớn: "Muôn tâu Bệ hạ, Bệ hạ phân xử, bà đã sỉ nhục thần thiếp, người ta ngược đãi thần thiếp, thần thiếp xin phân xử...".
Minh Mạng: "Thói cũ thằng cuồng vẫn hào phóng như thế đấy!”
Hoàng đế Minh Mạng đã gọi Nguyễn Công Trứ là “thằng cuồng”. Sử sách chép: Nguyễn Công Trứ là một đại thần và là nhà thơ nổi tiếng thời Nguyễn, nhưng có thái độ ngông cuồng với đời.
Vua Minh Mạng.
Sách Quốc sử di biên viết: “Trứ vốn tính hào phóng, thường đắp phương trượng tam sơn sau công đường, trên núi làm chùa, đào hồ thả sen, bắc cầu trên hồ, nuôi 25 đồng nữ sớm tối cúng Phật... Trước kia, Trứ đóng đồn ở Vân Trung, bắt được 3 trai, 7 gái người Thổ nuôi làm gia thuộc, cho hát xướng, ngày đêm cùng tân khách và bè bạn đánh tổ tôm, hút thuốc, nghe truyện Kim Vân Kiều, tự xưng là Lão Trang. Thường ngày, họp nhau uống rượu, làm thơ ca quốc âm, có ý coi rẻ lợi danh. Việc này lọt đến tai vua, vua cười nói rằng: Thói cũ thằng cuồng vẫn hào phóng như thế đấy!”.
Thành Thái: "Thế nào? Cái cầu gãy rồi đó?"
Ngày cái cầu Tràng tiền bắc qua sông Hương được khởi công lần thứ nhất thì viên Khâm sứ, hôm bắt đầu đặt hòn đá móng cho công trình, đã nói với vua Thành Thái rằng: "Khi nào cái cầu này gãy thì nhà nước Bảo Hộ sẽ trả lại nước An Nam cho bệ hạ".
Vua Thành Thái
Viên Khâm sứ tưởng nói đùa chơi vậy thôi, nào ngờ vào năm Giáp Thìn (1904), một trận bão lớn đã xô ngã nhịp cầu đầu tiên đó xuống sông Hương. Thế là mấy hôm sau, khi gặp lại Khâm sứ trong một buổi lễ, vua Thành thái hỏi ngay: "Thế nào? Cái cầu gãy rồi đó?"
Trước câu hỏi "móc họng" của nhà vua, Khâm sứ Pháp chỉ còn xanh mắt lại, cười nghệt và đánh trống lãng nói sang chuyện khác.
Duy Tân: "Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh"
Tương truyền, khi vua Duy Tân mới 12 tuổi, có dự ngự yến ở tòa Khâm Sứ cùng với viên cố đạo người Pháp. Viên cố đạo này đã có tuổi, lại là người thông thạo tiếng Việt và tiếng Hán.
Thấy nhà vua ít tuổi, nhưng có vẻ thông minh và tuấn tú, ông ta mới ra một vế câu đối: "Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ". Ở đây, chữ Vương là vua, nếu bỏ đi một nét đọc thì thành chữ Tam, câu này có ý nhắc đến việc chánh phủ thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ.
Vua Duy Tân nghe xong, liền ứng khẩu: "Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh". Chữ Tây, nếu bỏ đầu thì thành chữ Tứ, câu này rõ ràng thể hiện sự căm ghét Pháp của vị vua thiếu niên.
Vua Duy Tân.
Trước đó, trong buổi lễ đăng quang, sau khi ở bên ngoài 21 tiếng súng lệnh nổ vang báo hiệu buổi lễ bắt đầu, viên Toàn quyền theo nghi lễ đọc chúc từ khai mạc. Vua Duy Tân bước xuống ngai đứng nghe. Vua mặc bộ đồ đại triều nặng nề mà phải đứng nghe viên Toàn Quyền đọc chúc từ quá lâu nên rất khó chịu. Tuy nhiên, ngoài mặt vua vẫn giữ được vẻ bình thản và trang nghiêm. Đến khi viên Toàn Quyền dứt lời, vua Duy tân tiến tới bắt tay và hỏi gọn lỏn (bằng tiếng Pháp): "Ông đọc chúc từ lâu như vậy, ông có mệt không?", khiến viên Toàn Quyền chưng hửng.
Ngoài ra, khi các viên chức cao cấp Pháp đến chào vua, mặc dầu vua biết rõ hai vị đại diện cao cấp nhất của chính quyền Bảo Hộ, nhưng vẫn giả vờ không biết, hỏi: "Trong các ông đây, ai là Toàn Quyền, ai là Khâm Sứ?".
Theo sử sách, các câu hỏi của vua Duy Tân có vẻ ngây thơ, nhưng thật mỉa mai và thâm thúy.
Khi viên cố đạo người Pháp ra vế đối: "Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ", thì vua Duy Tân liền ứng khẩu: "Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh".
Lê Thánh Tông: “Trẫm ghét đắng cay những đấng nhân quân đời trước, mượn ngôi báu để hưởng lạc thú”
Trong một bài thơ tự thuật của Lê Thánh Tông có câu: “Lòng vì thiên hạ những sơ âu/ Thay việc trời, dám trễ đâu?/Trống dời canh, còn đọc sách/ Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu”.
Vua Lê Thánh Tông (Tranh lụa thờ tại Lam Kinh, Thanh Hóa).
Chính vì luôn nghĩ đến dân, đến trách nhiệm trị quốc của người làm vua nên Lê Thánh Tông rất quan tâm đến những việc ích nước, lợi dân. Tháng 9 năm Tân Mão (1471) vua tiến hành cải cách hệ thống quan chế một cách cụ thể, đầy đủ và rõ ràng hơn, trong bài dụ phân tích lợi ích của việc thay đổi này, ông đã nói: “Trẫm được mang phúc ấm của triều trước, đặng làm sáng tỏ nghiệp lớn của ông cha, vun đắp cho vận hay buổi thái bình, khôi phục lại mưu mô dài vĩnh viễn. Trẫm ghét đắng cay những đấng nhân quân đời trước, mượn ngôi báu để hưởng lạc thú. Thảng hoặc có đặt ra quy chế nhưng lại đẩy cho các đình thần, dựng ra nhiều nhà cửa dọc ngang, làm nên một thì gây hại gấp muôn lần, thay đổi miên man, chẳng có lựa thời”.
Gia Long: "Trẫm ở giữa một đám yêu phụ"
Trong một lần tâm sự với triều thần gốc Pháp là J.B.Chaigneau, vua Gia Long đã kể về những bà vợ: "Khanh sẽ không ngờ rằng, cái gì đợi Trẫm ở kia (vua chỉ về phía hậu cung) khi Trẫm rời khỏi nơi đây. Ở đây, Trẫm rất thoải mái vì được nói chuyện với những người xứng đáng; họ lắng nghe Trẫm, họ hiểu Trẫm và khi cần, họ vâng lệnh Trẫm răm rắp. Còn ở chốn hậu cung, Trẫm gặp phải một lũ qủy sứ thật sự. Chúng cãi vả nhau, ngược đãi nhau, phỉ báng nhau và sau đó, tất cả chạy đến cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng, Trẫm sẽ luôn luôn khiển trách tất cả. Trẫm không biết ai chịu nhường nhịn ai trong cơn giận dữ".
Sau một lúc im lặng, vua lại tiếp: "Chốc nữa Trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm Trẫm điếc tai, nhức óc". Và rồi để chứng minh những gì phải chịu đựng, hoàng đế Gia Long giả giọng, điệu bộ của phi tần, tức giận hét lớn: "Muôn tâu Bệ hạ, Bệ hạ phân xử, bà đã sỉ nhục thần thiếp, người ta ngược đãi thần thiếp, thần thiếp xin phân xử...".
Minh Mạng: "Thói cũ thằng cuồng vẫn hào phóng như thế đấy!”
Hoàng đế Minh Mạng đã gọi Nguyễn Công Trứ là “thằng cuồng”. Sử sách chép: Nguyễn Công Trứ là một đại thần và là nhà thơ nổi tiếng thời Nguyễn, nhưng có thái độ ngông cuồng với đời.
Sách Quốc sử di biên viết: “Trứ vốn tính hào phóng, thường đắp phương trượng tam sơn sau công đường, trên núi làm chùa, đào hồ thả sen, bắc cầu trên hồ, nuôi 25 đồng nữ sớm tối cúng Phật... Trước kia, Trứ đóng đồn ở Vân Trung, bắt được 3 trai, 7 gái người Thổ nuôi làm gia thuộc, cho hát xướng, ngày đêm cùng tân khách và bè bạn đánh tổ tôm, hút thuốc, nghe truyện Kim Vân Kiều, tự xưng là Lão Trang. Thường ngày, họp nhau uống rượu, làm thơ ca quốc âm, có ý coi rẻ lợi danh. Việc này lọt đến tai vua, vua cười nói rằng: Thói cũ thằng cuồng vẫn hào phóng như thế đấy!”.
Thành Thái: "Thế nào? Cái cầu gãy rồi đó?"
Ngày cái cầu Tràng tiền bắc qua sông Hương được khởi công lần thứ nhất thì viên Khâm sứ, hôm bắt đầu đặt hòn đá móng cho công trình, đã nói với vua Thành Thái rằng: "Khi nào cái cầu này gãy thì nhà nước Bảo Hộ sẽ trả lại nước An Nam cho bệ hạ".
Viên Khâm sứ tưởng nói đùa chơi vậy thôi, nào ngờ vào năm Giáp Thìn (1904), một trận bão lớn đã xô ngã nhịp cầu đầu tiên đó xuống sông Hương. Thế là mấy hôm sau, khi gặp lại Khâm sứ trong một buổi lễ, vua Thành thái hỏi ngay: "Thế nào? Cái cầu gãy rồi đó?"
Trước câu hỏi "móc họng" của nhà vua, Khâm sứ Pháp chỉ còn xanh mắt lại, cười nghệt và đánh trống lãng nói sang chuyện khác.
Duy Tân: "Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh"
Tương truyền, khi vua Duy Tân mới 12 tuổi, có dự ngự yến ở tòa Khâm Sứ cùng với viên cố đạo người Pháp. Viên cố đạo này đã có tuổi, lại là người thông thạo tiếng Việt và tiếng Hán.
Thấy nhà vua ít tuổi, nhưng có vẻ thông minh và tuấn tú, ông ta mới ra một vế câu đối: "Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ". Ở đây, chữ Vương là vua, nếu bỏ đi một nét đọc thì thành chữ Tam, câu này có ý nhắc đến việc chánh phủ thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ.
Vua Duy Tân nghe xong, liền ứng khẩu: "Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh". Chữ Tây, nếu bỏ đầu thì thành chữ Tứ, câu này rõ ràng thể hiện sự căm ghét Pháp của vị vua thiếu niên.
Trước đó, trong buổi lễ đăng quang, sau khi ở bên ngoài 21 tiếng súng lệnh nổ vang báo hiệu buổi lễ bắt đầu, viên Toàn quyền theo nghi lễ đọc chúc từ khai mạc. Vua Duy Tân bước xuống ngai đứng nghe. Vua mặc bộ đồ đại triều nặng nề mà phải đứng nghe viên Toàn Quyền đọc chúc từ quá lâu nên rất khó chịu. Tuy nhiên, ngoài mặt vua vẫn giữ được vẻ bình thản và trang nghiêm. Đến khi viên Toàn Quyền dứt lời, vua Duy tân tiến tới bắt tay và hỏi gọn lỏn (bằng tiếng Pháp): "Ông đọc chúc từ lâu như vậy, ông có mệt không?", khiến viên Toàn Quyền chưng hửng.
Ngoài ra, khi các viên chức cao cấp Pháp đến chào vua, mặc dầu vua biết rõ hai vị đại diện cao cấp nhất của chính quyền Bảo Hộ, nhưng vẫn giả vờ không biết, hỏi: "Trong các ông đây, ai là Toàn Quyền, ai là Khâm Sứ?".
Theo sử sách, các câu hỏi của vua Duy Tân có vẻ ngây thơ, nhưng thật mỉa mai và thâm thúy.