Những câu chuyện cổ tích dựa trên sự việc có thật

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bạn có biết 'Bạch Tuyết và bảy chú lùn', 'Cô bé Lọ Lem', 'Anastasia'… được xây dựng dựa trên những câu chuyện có thật?

1. Cô bé Lọ lem


co-be-lo-lem-1375671328_500x0.jpg

Là một trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với thời thơ ấu, Cô bé Lọ Lem dựa trên những tình tiết có thật về một phụ nữ tên là Rhodopis sống ở thời Hy Lạp cổ đại.

Chuyện kể rằng, vào năm 500 trước Công nguyên, cô gái này đã bị bắt đi từ làng quê Thrace của mình và bị bán như một nô lệ thấp hèn. Tuy nhiên, với nét đẹp hiếm có toát lên từ mái tóc vàng óng ả cùng đôi mắt trong veo khác biệt so với những người nô lệ Ai Cập da đen khác, Rhodopis đã “lọt vào mắt xanh” của chủ nhân và được tặng cho đôi giày vàng đắt tiền để thể hiện niềm ngưỡng mộ với nàng.

Thế rồi, vị Pharaoh Ahmose II đã “để mắt” tới Rhodopis và đôi giày vàng lấp lánh mà nàng đang đi. Hoàng đế bèn đưa nàng vào cung vua và mua lại đôi giày với giá một túi vàng to. Từ đó, cô gái nô lệ Rhodopis bỗng trở thành bà hoàng xinh đẹp, sống trong nhung lụa giàu sang và sự sủng ái tuyệt đối của Hoàng đế.

2. Bạch Tuyết và Bảy chú lùn


bach-tuyet-va-bay-chu-lun-1375671328_500x0.jpg

Không phải ai cũng biết câu chuyện cổ tích Bạch Tuyết và Bảy chú lùn lấy cảm hứng từ câu chuyện có thực về một cô gái xứ Bavaria sống vào thời thế kỷ 16, tên là Margarete Von Waldeck.

Năm 1549, khi Margarete Von Waldeck tròn 16 tuổi, trong một lần diện kiến cung điện hoàng gia ở Brussels (Bỉ), nàng đã đem lòng yêu Hoàng tử xứ Tây Ban Nha là Philip II. Tuy nhiên, con đường đến với hạnh phúc của Margarete đã bị người mẹ kế (do ghét nàng) và Hoàng đế phụ thân (do lo ngại không môn đăng hộ đối) của Hoàng tử gây trở ngại. Họ đã tìm cách hủy hoại tình yêu đôi trẻ bằng cách đầu độc Margarete và họ đã thành công. Margarete mất khi tròn 21 tuổi. Một điều thú vị là sự trùng hợp giữa câu chuyện cổ tích và có thật là Margarete cũng lớn lên tại Bad Wildungen và có người anh trai lùn làm việc cật lực trên một khu mỏ đồng.

3.Công chúa Anatasia

anastasia-1375671328_500x0.jpg

Anastasia, bộ phim hoạt hình nổi tiếng của hãng 20th Century Fox, được xây dựng dựa trên câu chuyện về nàng công chúa cuối cùng của nước Nga mang tên Anastasia Nikolaevna.

Nàng là con gái út của Sa hoàng Nicholas II và hoàng hậu Alexandra. Một năm sau thành công của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917), công chúa và gia đình bị lực lượng đặc vụ Bolshevik giết chết, người ta chỉ tìm thấy xác đã cháy đen của gia đình này. Vào lúc đó, không ai có bằng chứng rằng nàng còn sống hay đã chết. Vì vậy đã có không biết bao nhiêu người tự nhận là công chúa Anastasia sau biến cố của vương triều Romanov mà nổi tiếng nhất là trường hợp của Anna Anderson.

4. Bluebeard

bluebeard-1375671329_500x0.jpg

Khác với những câu chuyện cổ tích êm đềm thường đọc cho trẻ trước giờ đi ngủ, Bluebeard dựa trên câu chuyện có thật về kẻ giết người hàng loạt đáng sợ nhất mọi thời đại tên là Gilles de Rais. Đây là một tri thức thượng lưu, một hiệp sĩ vùng Breton (Pháp) và chiến đấu hết lòng vì nữ anh hùng Joan of Arc trong cuộc Chiến tranh Trăm năm (1337 - 1453) giữa Pháp và Anh.

Gilles de Rais được miêu tả có bộ râu màu xanh trên mặt, từng học tiếng Latin, kết hôn vì tiền và giết hại vô số người với bí danh Christianity. Sau khi tại ngũ, Gilles de Rais tiêu xài quá mức đến nỗi khiến cả gia đình bị khuynh gia bại sản và lâm vào cảnh túng thiếu. Để thoát khỏi cơ hàn, Gilles de Rais chấp nhận việc bán linh hồn cho quỷ Baron và hiến tế những đứa con xinh đẹp cho con quỷ đó. Thậm chí, Gilles de Rais còn bắt cóc hàng trăm trẻ con chỉ để làm Baron hài lòng trong bữa ăn ngập máu của hắn.

bluebeard-2-1375671329_500x0.jpg

Trong 1 cuộc điều tra năm 1437, người ta tìm thấy khoảng 40 xác chết trong nhà của Gilles de Rais. Vì những tội ác vô cùng dã man khi giết hại, phanh thây, moi ruột gan của hàng trăm đứa trẻ vô tội, người ta bắt đầu gọi hắn là Quỷ râu xanh.

5. Người thổi sáo kì dị

nguoi-thoi-sao-ki-di-1375671329_500x0.jpg

Không ai hiểu rõ hậu quả của việc “không trả tiền người thổi sáo” bằng người dân Hamelin (ven bờ sông Weser, miền bắc nước Đức) - những người đã mất con của họ trong một trường hợp bí ẩn năm 1264. Năm 1300, dân làng Hamelin đã dựng lên một khung cửa sổ kính màu trong nhà thờ với dòng chữ “Vào ngày của John và Paul, 130 đứa trẻ làng Hamelin đã tới Cavalry và mất tích từ đó”.

Sự việc kỳ lạ và kinh hoàng đến nỗi có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt để giải thích cho sự biến mất bí hiểm ấy. Có tin đồn rằng sự việc do một kẻ tâm thần giết người hàng loạt làm hoặc do chính phủ ngầm thực hiện một cuộc di cư cưỡng ép về miền Đông. Tuy nhiên, người ta vẫn bị ám ảnh bởi một người đàn ông thổi sáo kì dị, kết thân với lũ chuột cống và nhiễm luôn căn bệnh dịch hạch đáng sợ.

Dưới góc độ tôn giáo, nhiều người tin rằng đây là một Cuộc Thập tự chinh trẻ em nổi tiếng trong lịch sử thời Trung Cổ hồi thế kỷ 13. Theo đó, trẻ em bị bắt cóc để rồi được huấn luyện thành những chiến binh trong cuộc chiến tranh giành Thánh chén. Và kẻ thổi sáo chính là lãnh đạo của đoàn quân trẻ con tiến đến vùng Đất Thánh với sứ mạng chiếm lại vùng đất ấy cho cộng đồng Kitô giáo.

Theo Ione
 
Hay quá, Cổ tích không hẳn là cổ tích, cổ tích cũng là cuộc sống, và quan trọng là cổ tích thường Happy ending nên cớ gì mà lo sợ cuộc sống không như vậy :)
 
×
Quay lại
Top Bottom