- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Con của “anh hùng”
Buổi sáng uống cà phê ở một quán ven biển, đọc báo Tuổi Trẻ đăng tin một SV nhảy cầu Sài Gòn cứu một cô gái trẻ tự tử. Một thằng bán vé số khoảng 10 tuổi, có đôi mắt sáng, đi ngang qua, liếc tờ báo rồi ra đứng ở một góc khóc thút thít.
- Ba cháu ở quê cũng nhảy cầu cứu người như chú nhưng bị nước cuốn mất tích. Ba cháu không được may mắn như chú đăng trong báo.
- Thế à! – Lòng tôi bỗng thắt lại. Móc trong ví tờ 10.000 đồng tôi vẫy thằng bé lại.
- Cô cho cháu tiền ăn bánh.
Thằng bé lắc đầu:
- Cha cháu rất anh hùng, vì vậy cháu không dám xin tiền người khác.
Một cụ già bước đến gần nhìn tôi với vẻ ái ngại:
- Thằng bé xin tiền cô à?
Tôi lắc đầu:
- Dạ không, thưa cụ. Tội nghiệp bé quá, nó nói cha nó ở quê nhảy cầu cứu người bị nước cuốn trôi mất tích.
Ông cụ nhìn tôi như mếu:
- Nói thật với cô, không phải vậy đâu. Nhà nó sát vách nhà tôi ở quê. Cách đây ba năm cha nó ở quê nghiện hút nên bắt trộm chó bán, bị người ta đuổi đánh nên nhảy xuống sông bị nước cuốn trôi mất tích.
Không biết vì quá xấu hổ hay sợ thằng bé lớn lên sẽ bị mặc cảm, nên người nhà ở quê nói rằng ba nó nhảy sông cứu người bị nước cuốn trôi. Tội nghiệp thằng bé, từ lúc nghĩ rằng ba nó là anh hùng, nó thay đổi rất nhiều. Tối nó chịu đi học lớp tình thương nên đã biết đọc biết viết. Trong năm nay nó đã hai lần nhận được của rơi đem trả lại, lúc nào cũng giúp đỡ người khác…
Ghi và xóa
Nhà tôi có một quán tạp hóa ở giữa làng, trước ủy ban xã, gần trường học, địa điểm thuận lợi nên khá đông khách.
Quán tạp hóa của má tôi bán đủ thứ từ gạo cám, mắm muối đến sợi chỉ cây kim, thậm chí có cả những thứ thuốc thông thường như đau bụng, nhức đầu, và dầu khuynh diệp.
Làng quê tôi thuở ấy nghèo lắm, đa số làm nghề nông nhưng đất đai khô cằn, mỗi năm chỉ trồng lúa, trồng đậu phộng được vào mùa mưa. Mùa nắng cây cỏ vàng cháy quắt queo, đồng không hoang hóa. Còn những người không có được thẻo đất cắm dùi thì làm mướn quanh năm, tay làm hàm nhai, không có việc làm một ngày là không có tiền đong gạo.
Quán rất đắt khách, lẽ ra nhà tôi phải ngày càng giàu hơn mới phải, vậy mà có những hôm má tôi không đủ tiền đi chợ lấy hàng. Những lúc ấy má tôi hay nhìn lên vách ván thở dài. Trên tấm vách ván ngăn căn nhà thành hai nửa, phía trong để ở, phía ngoài bán hàng dày đăc những hàng chữ ghi nợ. Thím hai 1 lít gạo, bà Tư xị nước tương, ba cái hột vịt.., bác Năm 2 gói thuốc cảm…
Tôi thuở ấy mới bảy tám tuổi đầu hay quẩn quanh bên má, mỗi lần thấy ai mua thiếu liền hăng hái lấy phấn viết lên vách ván, khi có ai đến trả tiền lại tích cực xóa đi. Nhưng thường những lần mua chịu nhiều hơn lần trả, những dòng chữ trên vách ngày một nhiều hơn. Có những dòng chữ mau mắn được xóa đi, nhưng có những dòng chữ cứ nằm hoài trên vách từ ngày này sang tháng khác.
Có lần hụt tiền đi chợ, má đứng nhìn lên vách ván hồi lâu rồi không hiểu sao lại lấy giẻ lau đi vài dòng chữ. Tôi ngạc nhiên: “Ủa má ơi, mấy người này chưa trả tiền mà sao má xóa đi?”. Má từ tốn: “Bác Hai (hay cô Ba, bà Năm gì đó…) nghèo lắm, mình ghi nợ hoài bác cũng không có tiền trả đâu, má xóa đi, quên là người ta đang nợ thì mình sẽ thấy vui hơn con à”.
Chọn “nhãn” cho mình
Tôi là một cô gái không thon gọn cho lắm. Những lời trêu chọc của bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh khiến tôi luôn bị ám ảnh về cân nặng của mình.
Như một cách tự bảo vệ, tôi luôn tranh thủ “tự thú” trước khi bị người khác nhận xét về vẻ ngoài. Mỗi khi có ai đó chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân và mở miệng: “Em trông…”, tôi lập tức chen ngang: “Mập quá hả chị?”. Và 100% ngay sau đó, họ sẽ nhìn tôi thêm lần nữa và gật gù: “Đúng đấy, em trông mập quá!” và quay lưng bỏ đi.
Dù hơi buồn nhưng tôi tự an ủi như thế vẫn còn tốt chán so với việc họ đứng lại, ca bài ca con cá cho đến khi tôi phải gật đầu một cách cam chịu rằng mình quá mập.
Ngày sinh nhật 24 tuổi, tôi diện chiếc đầm mới, vào cơ quan thật sớm với hi vọng không bị ai “chiếu tướng” trong ngày đặc biệt này. Vừa bước chân vào cổng, bác lao công đã gọi tôi lại: “Con trông thật…”. Theo thói quen, tôi nhanh nhảu: “Mập quá phải không ạ?”.
Thoáng chút ngạc nhiên nhưng bác vẫn mỉm cười hiền hậu: “Không, bác muốn nói là trông con rất xinh. Sao con luôn tự nhận mình mập thế? Chả trách mọi người lúc nào cũng bảo con mập!”.
Câu nói của bác khiến tôi ngớ người và quyết định làm một cuộc “cách mạng”. Ngày hôm ấy, bất kỳ ai gọi tôi lại, tôi đều cố kềm lời “tự thú” như mọi khi. Thật bất ngờ, mọi người dường như quên bẵng chuyện tôi “sổ sữa”. Ai cũng khen tôi xinh và tuyệt nhiên không nhắc đến chuyện mập ốm.
Tôi nghiệm ra rằng những người xung quanh thường nhìn bạn theo cách bạn tự nhìn chính mình. Hình ảnh của mỗi người trong mắt những người khác tương tự một tấm nhãn. Khi luôn tự ti và bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, bạn vô tình tô đen “nhãn” của mình và mọi người cũng nhìn bạn y như thế. Ngược lại, nếu bạn tự tin, “nhãn” của bạn sẽ tươi sáng và rạng rỡ. Chọn “nhãn” nào là quyết định của chính mỗi người trong chúng ta!
Buổi sáng uống cà phê ở một quán ven biển, đọc báo Tuổi Trẻ đăng tin một SV nhảy cầu Sài Gòn cứu một cô gái trẻ tự tử. Một thằng bán vé số khoảng 10 tuổi, có đôi mắt sáng, đi ngang qua, liếc tờ báo rồi ra đứng ở một góc khóc thút thít.
- Ba cháu ở quê cũng nhảy cầu cứu người như chú nhưng bị nước cuốn mất tích. Ba cháu không được may mắn như chú đăng trong báo.
- Thế à! – Lòng tôi bỗng thắt lại. Móc trong ví tờ 10.000 đồng tôi vẫy thằng bé lại.
- Cô cho cháu tiền ăn bánh.
Thằng bé lắc đầu:
- Cha cháu rất anh hùng, vì vậy cháu không dám xin tiền người khác.
Một cụ già bước đến gần nhìn tôi với vẻ ái ngại:
- Thằng bé xin tiền cô à?
Tôi lắc đầu:
- Dạ không, thưa cụ. Tội nghiệp bé quá, nó nói cha nó ở quê nhảy cầu cứu người bị nước cuốn trôi mất tích.
Ông cụ nhìn tôi như mếu:
- Nói thật với cô, không phải vậy đâu. Nhà nó sát vách nhà tôi ở quê. Cách đây ba năm cha nó ở quê nghiện hút nên bắt trộm chó bán, bị người ta đuổi đánh nên nhảy xuống sông bị nước cuốn trôi mất tích.
Không biết vì quá xấu hổ hay sợ thằng bé lớn lên sẽ bị mặc cảm, nên người nhà ở quê nói rằng ba nó nhảy sông cứu người bị nước cuốn trôi. Tội nghiệp thằng bé, từ lúc nghĩ rằng ba nó là anh hùng, nó thay đổi rất nhiều. Tối nó chịu đi học lớp tình thương nên đã biết đọc biết viết. Trong năm nay nó đã hai lần nhận được của rơi đem trả lại, lúc nào cũng giúp đỡ người khác…
Ghi và xóa
Nhà tôi có một quán tạp hóa ở giữa làng, trước ủy ban xã, gần trường học, địa điểm thuận lợi nên khá đông khách.
Quán tạp hóa của má tôi bán đủ thứ từ gạo cám, mắm muối đến sợi chỉ cây kim, thậm chí có cả những thứ thuốc thông thường như đau bụng, nhức đầu, và dầu khuynh diệp.
Làng quê tôi thuở ấy nghèo lắm, đa số làm nghề nông nhưng đất đai khô cằn, mỗi năm chỉ trồng lúa, trồng đậu phộng được vào mùa mưa. Mùa nắng cây cỏ vàng cháy quắt queo, đồng không hoang hóa. Còn những người không có được thẻo đất cắm dùi thì làm mướn quanh năm, tay làm hàm nhai, không có việc làm một ngày là không có tiền đong gạo.
Quán rất đắt khách, lẽ ra nhà tôi phải ngày càng giàu hơn mới phải, vậy mà có những hôm má tôi không đủ tiền đi chợ lấy hàng. Những lúc ấy má tôi hay nhìn lên vách ván thở dài. Trên tấm vách ván ngăn căn nhà thành hai nửa, phía trong để ở, phía ngoài bán hàng dày đăc những hàng chữ ghi nợ. Thím hai 1 lít gạo, bà Tư xị nước tương, ba cái hột vịt.., bác Năm 2 gói thuốc cảm…
Tôi thuở ấy mới bảy tám tuổi đầu hay quẩn quanh bên má, mỗi lần thấy ai mua thiếu liền hăng hái lấy phấn viết lên vách ván, khi có ai đến trả tiền lại tích cực xóa đi. Nhưng thường những lần mua chịu nhiều hơn lần trả, những dòng chữ trên vách ngày một nhiều hơn. Có những dòng chữ mau mắn được xóa đi, nhưng có những dòng chữ cứ nằm hoài trên vách từ ngày này sang tháng khác.
Có lần hụt tiền đi chợ, má đứng nhìn lên vách ván hồi lâu rồi không hiểu sao lại lấy giẻ lau đi vài dòng chữ. Tôi ngạc nhiên: “Ủa má ơi, mấy người này chưa trả tiền mà sao má xóa đi?”. Má từ tốn: “Bác Hai (hay cô Ba, bà Năm gì đó…) nghèo lắm, mình ghi nợ hoài bác cũng không có tiền trả đâu, má xóa đi, quên là người ta đang nợ thì mình sẽ thấy vui hơn con à”.
Chọn “nhãn” cho mình
Tôi là một cô gái không thon gọn cho lắm. Những lời trêu chọc của bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh khiến tôi luôn bị ám ảnh về cân nặng của mình.
Như một cách tự bảo vệ, tôi luôn tranh thủ “tự thú” trước khi bị người khác nhận xét về vẻ ngoài. Mỗi khi có ai đó chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân và mở miệng: “Em trông…”, tôi lập tức chen ngang: “Mập quá hả chị?”. Và 100% ngay sau đó, họ sẽ nhìn tôi thêm lần nữa và gật gù: “Đúng đấy, em trông mập quá!” và quay lưng bỏ đi.
Dù hơi buồn nhưng tôi tự an ủi như thế vẫn còn tốt chán so với việc họ đứng lại, ca bài ca con cá cho đến khi tôi phải gật đầu một cách cam chịu rằng mình quá mập.
Ngày sinh nhật 24 tuổi, tôi diện chiếc đầm mới, vào cơ quan thật sớm với hi vọng không bị ai “chiếu tướng” trong ngày đặc biệt này. Vừa bước chân vào cổng, bác lao công đã gọi tôi lại: “Con trông thật…”. Theo thói quen, tôi nhanh nhảu: “Mập quá phải không ạ?”.
Thoáng chút ngạc nhiên nhưng bác vẫn mỉm cười hiền hậu: “Không, bác muốn nói là trông con rất xinh. Sao con luôn tự nhận mình mập thế? Chả trách mọi người lúc nào cũng bảo con mập!”.
Câu nói của bác khiến tôi ngớ người và quyết định làm một cuộc “cách mạng”. Ngày hôm ấy, bất kỳ ai gọi tôi lại, tôi đều cố kềm lời “tự thú” như mọi khi. Thật bất ngờ, mọi người dường như quên bẵng chuyện tôi “sổ sữa”. Ai cũng khen tôi xinh và tuyệt nhiên không nhắc đến chuyện mập ốm.
Tôi nghiệm ra rằng những người xung quanh thường nhìn bạn theo cách bạn tự nhìn chính mình. Hình ảnh của mỗi người trong mắt những người khác tương tự một tấm nhãn. Khi luôn tự ti và bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, bạn vô tình tô đen “nhãn” của mình và mọi người cũng nhìn bạn y như thế. Ngược lại, nếu bạn tự tin, “nhãn” của bạn sẽ tươi sáng và rạng rỡ. Chọn “nhãn” nào là quyết định của chính mỗi người trong chúng ta!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: