- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Trong cuộc đời đi học của mình, hẳn bạn đã được gặp không ít những người thầy, người cô để lại trong tâm khảm những ký ức đẹp đẽ. 5 cuốn sách là 5 câu chuyện cảm động về tấm lòng người thầy mà chắc hẳn ai cũng từng một lần trải nghiệm.
Dù đó là những cô cậu thiếu niên nhỏ tuổi, cho đến những người đã tốt nghiệp đại học và đi làm, thì hình ảnh và tấm lòng của thầy cô giáo - những người đã truyền tải kiến thức, vun đắp tình bao dung và dạy dỗ tâm hồn vẫn luôn ở mãi trong trái tim của những người học trò.
1. Người thầy đầu tiên (Chyngys Aitmatov)
Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov, truyện được xuất bản năm 1962 với nội dung mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Rất nhiều thế hệ học sinh các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã được đọc, học và yêu quý câu truyện “Người thầy đầu tiên”.
Bối cảnh của câu chuyện là vùng quê hẻo lánh Kyrgyzstan những năm đầu thế kỷ 20, đây là thời điểm mà tư tưởng phong kiến còn nặng nề, thái độ gia trưởng còn phổ biến, phụ nữ và trẻ em mồ côi bị coi rẻ. Cô bé Antưnai (Altynai) là nhân vật chính của câu truyện ở tuổi 15 và trải qua một tuổi thơ bất hạnh. Cô bé mồ côi cha mẹ, sống với chú thím và luôn bị bà thím độc ác đánh đập. Câu chuyện sẽ không có gì thay đổi, cuộc đời cô sẽ như cuộc đời bao đứa trẻ mồ côi khác nếu như không có sự xuất hiện của thầy giáo Đuysen. Thầy Đuysen được cử về trường Cu-cu-rêu dạy học và vô tình gặp Antưnai. Mất rất nhiều công sức thầy mới xin được gia đình bà thím cho phép Antưnai đi học.
Thầy và trò trường Cu-cu-rêu đã phải vượt qua bao khó khăn vất vả, điều kiện thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt để dạy và học. Thế rồi, bà thím của Antưnai quyết tâm gả cô làm vợ lẽ cho một tên trọc phú ở làng bên. Dù thầy Đuysen đã ra sức ngăn cản, thậm chí bị bon quý tộc đánh gãy tay nhưng thầy vẫn bảo vệ được Antưnai. Cuối cùng hai thầy trò trồng hai cây phong bé nhỏ trên đồi, thầy Đuysen nói với Antưnai rằng cô bé sẽ giống như cây phong đây nghị lực, sau này lớn lên sẽ thành công.
Nhưng như mọi câu chuyện cổ tích tốt lành, cái thiện đã chiến thắng. Ba ngày sau, Antưnai được thầy Đuysen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Thời gian trôi qua, Antưnai phát hiện mình có cảm tình với thầy Đuysen, cô viết thư cho thầy nhưng không nhận được thư trả lời vì thầy không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của cô. Sau đó, thầy Đuysen vào bộ đội. Cô bé Antưnai ngày nào lớn lên, thành đạt và trở thành một viện sĩ. Năm 1946 Antưnai về thăm lại quê hương, hai cây phong đã cao lớn trên đồi lộng gió. Thầy Đuysen thì trở thành người đưa thư. Antưnai quyết định đỡ đầu cho ngôi trường xưa và đặt tên cho ngôi trường là "Trường Đuysen".
2. Sao Khuê lấp lánh (Nguyễn Đức Hiền)
“Sao Khuê lấp lánh” là tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Đức Hiền viết về cuộc đời của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, người đã giúp Lê Lợi đánh bại quân xâm lược nhà Minh. Không chỉ là nhà quân sự lỗi lạc, Nguyễn Trãi còn là nhà thơ lớn. Ngoài cốt truyện đặc sắc, tạo dựng không khí lịch sử rất gợi, “Sao Khuê lấp lánh” còn thể hiện tính nhân văn đậm đà. Các nhân vật chính trong cuốn truyện lịch sử này đều là những thiếu niên được cứu thoát, che giấu và nuôi dưỡng, trưởng thành trong lòng làng quê Bắc Bộ, nhất là với những tấm lòng các bà mẹ Việt như vương phi Ngô Thị Ngọc Giao, mẹ của vua Lê Thánh Tông sau này, như phu nhân Phạm Thị Mẫn của Nguyễn Trãi, người duy nhất thoát khỏi lưỡi hái tử thẩn “tru di tam tộc”… Nhân vật chính của câu chuyện lịch sử này là Lê Đàm - người học trò xuất sắc nhất của Nguyễn Trãi.
Điều khắc sâu vào tâm trí người đọc nhất chính là lòng hiếu hạnh với người thầy Nguyễn Trãi của Lê Đàm, không chỉ ở việc cưu mang vợ con thầy qua cơn hoạn nạn, mà người học trò tài giỏi này đã tiếp nối và khai minh được tư tưởng triết học của thầy đối với sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Ngoài nhân vật chính là Lê Đàm, trong “Sao Khuê lấp lánh” còn có những nhân vật tuổi trẻ đồng hành với Lê Đàm, trong đó có cả Thánh Tông hoàng đế, có Nguyễn Anh Võ, con trai còn sống sót duy nhất của Nguyễn Trãi, có Cao Nhuệ, cũng là môn sinh xuất sắc của Nguyễn Trãi…
Không có những nỗ lực không ngừng của thế hệ này thì không có một thời đất nước thịnh vượng thanh bình của vị vua đại hiền Lê Thánh Tông, nhà vua - thi sĩ sau này, người đã sáng lập ra hội thơ Tao Đàn “Nhị thập bát tú”.
3. Người thầy (Frank McCourt)
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới cách kể chuyện dí dỏm của McCourt trong “Người thầy”. Có thể có phần nào bất kính khi ông không thừa nhận những quy tắc có phần khiên cưỡng trong nghề giáo viên song đổi lại là sự chân thật, là tình yêu và sự trân trọng với nghề giáo. Chỉ như vậy là đã đủ để khiến những chuyện tưởng thành to tát ấy trở thành cái nhìn táo bạo, mới mẻ.
Hơn thế nữa ta còn thấy đâu đó vang lên tiếng gọi khẩn thiết từ phía McCourt dành cho các giáo viên, khuyến khích và kêu gọi họ hãy mạnh dạn rời bỏ hình ảnh mô phạm cùng mớ kiến thức khô khan để tiếp cận với học sinh bằng chính trái tim mình, hãy để mỗi ngày lên lớp với các thày cô và các em trở thành công việc được yêu thích, được mong đợi.
Câu chuyện kể về một giáo viên tập sự nhút nhát với đám học trò 16 tuổi đầy tinh nghịch. Bỏ qua lời cảnh báo của thầy hiệu trưởng, những cú điện thoại đòi đổi giáo viên của các bậc phụ huynh, anh dứt khoát đi đến với các em bằng con đường của riêng mình. Anh muốn trở thành một người thầy như chính anh mong ước khi còn nhỏ, anh muốn tất cả các em học sinh đều quan tâm thực sự tới bài giảng của mình chứ không phải là những giờ học khô khan, bắt buộc.
Người thầy trẻ không có một khả năng kỳ diệu. Anh chỉ bằng tấm lòng mình để cố gắng gần gũi và hiểu bọn trẻ hơn. Người đọc có thể nhận thấy, thông qua tác phẩm của mình, McCourt muốn kêu gọi những người giáo viên hãy mạnh dạn từ bỏ hình ảnh mô phạm cùng mớ lý thuyết kiến thức cứng nhắc để đến với học sinh bằng lòng yêu nghề giúp mỗi ngày lên lớp là một ngày vui của cả thầy và trò.
4. Những ngày thứ ba với thầy Morrie (Mitch Albom)
Mitch Albom là một nhà báo, một ký mục gia thể thao hay nhất của tờ Detroi Free Press. Một tối nọ, anh tình cờ nghe một chương trình truyền hình nhắc tới người thầy giáo cũ yêu quý của mình mà từ lâu anh đã không còn liên lạc do mải bận rộn với những lịch phỏng vấn, bài viết về những vận động viên thể thao nổi tiếng cho báo của mình.
Mitch Albom điện thoại hỏi thăm và bay về thành phố cũ để gặp thầy sau 16 năm xa cách. Ông giáo sư đại học già, người thầy của anh, đang chết dần chết mòn vì căn bệnh Lou Gehrig. Và từ hôm đó, cứ mỗi thứ Ba hàng tuần cho đến khi thầy Morrie Schwartz qua đời, hai thầy trò lại gặp nhau. Dù mỗi lần gặp, bệnh của thầy lại nặng thêm một chút, nhưng thế giới của thầy vẫn tràn ngập tình yêu và hy vọng. 14 buổi gặp mặt như thế là 14 bài giảng của thầy về cuộc đời được người học trò ghi lại như những bài học đã làm thay đổi cuộc đời và cách nghĩ của anh.
5. Người gieo hy vọng (Erin Gruwell và các nhà văn Tự do)
“Người gieo hy vọng” là một hiện tượng gây chấn động dư luận Mỹ với những tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục nước này. Cuốn sách gồm sáu phần: Mong đợi - Những thử thách - Nỗ lực -Vỡ mộng - Hồi phục tinh thần và Truyền sức mạnh.
Bản thân là một giáo viên, Erin Gruwell cùng với các học sinh (phần lớn từng là học sinh cá biệt) lập ra nhóm “Những nhà văn Tự do” và cho ra đời tác phẩm “Nhật ký của Những nhà văn Tự do”. Cuốn sách này do chính tay các em viết, tuy vẫn còn có những sự thật tàn nhẫn, những lời nói tục tĩu, những vấn đề của xã hội mà các em hàng ngày va vấp nhưng xuyên suốt trong tác phẩm là những thông điệp về niềm hy vọng.
Cuốn sách đã trở thành hiện tượng của nước Mỹ sau khi xuất bản. Và sau sự kiện này, Erin Gruwell đã tập hợp 150 giáo viên và thành lập tổ chức (Những nhà văn Tự do) - Freedom Writers Foundation. Họ là những thầy cô giáo mà phần đông học sinh của họ bị coi là cá biệt, chính xác hơn thì các em là nạn nhân của việc bị đối xử bất công hoặc bị coi là nỗi thất vọng với mọi người xung quanh.
Tác phẩm “Người gieo hy vọng” là một tập hợp các câu chuyện của những giáo viên thuộc tổ chức này viết về những gì họ đã gặp trong nghề. Trong đó có nỗi sợ hãi của bản thân, có những sự thật đau lòng đằng sau trang giáo án, những câu chuyện chân thực từ chính lớp học của họ, từ những thăng trầm, những bi kịch, những niềm vui… tất cả đều được kể lại với mục đích tạo dựng một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của việc trở thành một người giáo viên.
“Người gieo hy vọng” là một cuốn sách có ý nghĩa như một cách nhìn nhận mới về công việc giáo dục con người. Các Nhà văn Tự do đã mang vào sách tư tưởng thúc đẩy việc khoan dung và tinh thần giao tiếp cởi mở giữa thầy trò. Từ quá trình đó, các giáo viên khiến cuộc sống của những học sinh thuộc nhóm tiêu cực và bản thân họ cũng thay đổi. Giá trị của cuốn sách là ở chỗ nó không chỉ nói về sự nghiệp trồng người mà cao hơn - đó còn là tình người.
Dù đó là những cô cậu thiếu niên nhỏ tuổi, cho đến những người đã tốt nghiệp đại học và đi làm, thì hình ảnh và tấm lòng của thầy cô giáo - những người đã truyền tải kiến thức, vun đắp tình bao dung và dạy dỗ tâm hồn vẫn luôn ở mãi trong trái tim của những người học trò.
1. Người thầy đầu tiên (Chyngys Aitmatov)
Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Aitmatov, truyện được xuất bản năm 1962 với nội dung mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Rất nhiều thế hệ học sinh các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã được đọc, học và yêu quý câu truyện “Người thầy đầu tiên”.
Bối cảnh của câu chuyện là vùng quê hẻo lánh Kyrgyzstan những năm đầu thế kỷ 20, đây là thời điểm mà tư tưởng phong kiến còn nặng nề, thái độ gia trưởng còn phổ biến, phụ nữ và trẻ em mồ côi bị coi rẻ. Cô bé Antưnai (Altynai) là nhân vật chính của câu truyện ở tuổi 15 và trải qua một tuổi thơ bất hạnh. Cô bé mồ côi cha mẹ, sống với chú thím và luôn bị bà thím độc ác đánh đập. Câu chuyện sẽ không có gì thay đổi, cuộc đời cô sẽ như cuộc đời bao đứa trẻ mồ côi khác nếu như không có sự xuất hiện của thầy giáo Đuysen. Thầy Đuysen được cử về trường Cu-cu-rêu dạy học và vô tình gặp Antưnai. Mất rất nhiều công sức thầy mới xin được gia đình bà thím cho phép Antưnai đi học.
"Người thầy đầu tiên" là câu chuyện hồi ức cảm động của bà viện sĩ An-tư-nai về người thầy giáo đầu tiên trong cuộc đời của mình.
Thầy và trò trường Cu-cu-rêu đã phải vượt qua bao khó khăn vất vả, điều kiện thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt để dạy và học. Thế rồi, bà thím của Antưnai quyết tâm gả cô làm vợ lẽ cho một tên trọc phú ở làng bên. Dù thầy Đuysen đã ra sức ngăn cản, thậm chí bị bon quý tộc đánh gãy tay nhưng thầy vẫn bảo vệ được Antưnai. Cuối cùng hai thầy trò trồng hai cây phong bé nhỏ trên đồi, thầy Đuysen nói với Antưnai rằng cô bé sẽ giống như cây phong đây nghị lực, sau này lớn lên sẽ thành công.
Nhưng như mọi câu chuyện cổ tích tốt lành, cái thiện đã chiến thắng. Ba ngày sau, Antưnai được thầy Đuysen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Thời gian trôi qua, Antưnai phát hiện mình có cảm tình với thầy Đuysen, cô viết thư cho thầy nhưng không nhận được thư trả lời vì thầy không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của cô. Sau đó, thầy Đuysen vào bộ đội. Cô bé Antưnai ngày nào lớn lên, thành đạt và trở thành một viện sĩ. Năm 1946 Antưnai về thăm lại quê hương, hai cây phong đã cao lớn trên đồi lộng gió. Thầy Đuysen thì trở thành người đưa thư. Antưnai quyết định đỡ đầu cho ngôi trường xưa và đặt tên cho ngôi trường là "Trường Đuysen".
2. Sao Khuê lấp lánh (Nguyễn Đức Hiền)
Câu chuyện kể về lòng hiếu hạnh, hết mình của người học trò Lê Đàm dành cho người thầy giỏi, vị anh hùng của đất nước - Nguyễn Trãi.
“Sao Khuê lấp lánh” là tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Đức Hiền viết về cuộc đời của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, người đã giúp Lê Lợi đánh bại quân xâm lược nhà Minh. Không chỉ là nhà quân sự lỗi lạc, Nguyễn Trãi còn là nhà thơ lớn. Ngoài cốt truyện đặc sắc, tạo dựng không khí lịch sử rất gợi, “Sao Khuê lấp lánh” còn thể hiện tính nhân văn đậm đà. Các nhân vật chính trong cuốn truyện lịch sử này đều là những thiếu niên được cứu thoát, che giấu và nuôi dưỡng, trưởng thành trong lòng làng quê Bắc Bộ, nhất là với những tấm lòng các bà mẹ Việt như vương phi Ngô Thị Ngọc Giao, mẹ của vua Lê Thánh Tông sau này, như phu nhân Phạm Thị Mẫn của Nguyễn Trãi, người duy nhất thoát khỏi lưỡi hái tử thẩn “tru di tam tộc”… Nhân vật chính của câu chuyện lịch sử này là Lê Đàm - người học trò xuất sắc nhất của Nguyễn Trãi.
Điều khắc sâu vào tâm trí người đọc nhất chính là lòng hiếu hạnh với người thầy Nguyễn Trãi của Lê Đàm, không chỉ ở việc cưu mang vợ con thầy qua cơn hoạn nạn, mà người học trò tài giỏi này đã tiếp nối và khai minh được tư tưởng triết học của thầy đối với sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Ngoài nhân vật chính là Lê Đàm, trong “Sao Khuê lấp lánh” còn có những nhân vật tuổi trẻ đồng hành với Lê Đàm, trong đó có cả Thánh Tông hoàng đế, có Nguyễn Anh Võ, con trai còn sống sót duy nhất của Nguyễn Trãi, có Cao Nhuệ, cũng là môn sinh xuất sắc của Nguyễn Trãi…
Không có những nỗ lực không ngừng của thế hệ này thì không có một thời đất nước thịnh vượng thanh bình của vị vua đại hiền Lê Thánh Tông, nhà vua - thi sĩ sau này, người đã sáng lập ra hội thơ Tao Đàn “Nhị thập bát tú”.
3. Người thầy (Frank McCourt)
Tờ báo Publishers Weekly đã đánh giá “Người thầy” là một cuốn sách nên được coi như tài liệu bắt buộc dành cho mọi giáo viên ở Mỹ.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới cách kể chuyện dí dỏm của McCourt trong “Người thầy”. Có thể có phần nào bất kính khi ông không thừa nhận những quy tắc có phần khiên cưỡng trong nghề giáo viên song đổi lại là sự chân thật, là tình yêu và sự trân trọng với nghề giáo. Chỉ như vậy là đã đủ để khiến những chuyện tưởng thành to tát ấy trở thành cái nhìn táo bạo, mới mẻ.
Hơn thế nữa ta còn thấy đâu đó vang lên tiếng gọi khẩn thiết từ phía McCourt dành cho các giáo viên, khuyến khích và kêu gọi họ hãy mạnh dạn rời bỏ hình ảnh mô phạm cùng mớ kiến thức khô khan để tiếp cận với học sinh bằng chính trái tim mình, hãy để mỗi ngày lên lớp với các thày cô và các em trở thành công việc được yêu thích, được mong đợi.
Câu chuyện kể về một giáo viên tập sự nhút nhát với đám học trò 16 tuổi đầy tinh nghịch. Bỏ qua lời cảnh báo của thầy hiệu trưởng, những cú điện thoại đòi đổi giáo viên của các bậc phụ huynh, anh dứt khoát đi đến với các em bằng con đường của riêng mình. Anh muốn trở thành một người thầy như chính anh mong ước khi còn nhỏ, anh muốn tất cả các em học sinh đều quan tâm thực sự tới bài giảng của mình chứ không phải là những giờ học khô khan, bắt buộc.
Người thầy trẻ không có một khả năng kỳ diệu. Anh chỉ bằng tấm lòng mình để cố gắng gần gũi và hiểu bọn trẻ hơn. Người đọc có thể nhận thấy, thông qua tác phẩm của mình, McCourt muốn kêu gọi những người giáo viên hãy mạnh dạn từ bỏ hình ảnh mô phạm cùng mớ lý thuyết kiến thức cứng nhắc để đến với học sinh bằng lòng yêu nghề giúp mỗi ngày lên lớp là một ngày vui của cả thầy và trò.
4. Những ngày thứ ba với thầy Morrie (Mitch Albom)
"Những ngày thứ Ba với thầy Morrie" trở thành quyển sách bán chạy nhất trong năm 1977. Quyển sách ghi lại kinh nghiệm của một người đang chết dần vì bệnh tật nhưng tư tưởng, tinh thần của ông vẫn còn mãi.
Mitch Albom là một nhà báo, một ký mục gia thể thao hay nhất của tờ Detroi Free Press. Một tối nọ, anh tình cờ nghe một chương trình truyền hình nhắc tới người thầy giáo cũ yêu quý của mình mà từ lâu anh đã không còn liên lạc do mải bận rộn với những lịch phỏng vấn, bài viết về những vận động viên thể thao nổi tiếng cho báo của mình.
Mitch Albom điện thoại hỏi thăm và bay về thành phố cũ để gặp thầy sau 16 năm xa cách. Ông giáo sư đại học già, người thầy của anh, đang chết dần chết mòn vì căn bệnh Lou Gehrig. Và từ hôm đó, cứ mỗi thứ Ba hàng tuần cho đến khi thầy Morrie Schwartz qua đời, hai thầy trò lại gặp nhau. Dù mỗi lần gặp, bệnh của thầy lại nặng thêm một chút, nhưng thế giới của thầy vẫn tràn ngập tình yêu và hy vọng. 14 buổi gặp mặt như thế là 14 bài giảng của thầy về cuộc đời được người học trò ghi lại như những bài học đã làm thay đổi cuộc đời và cách nghĩ của anh.
5. Người gieo hy vọng (Erin Gruwell và các nhà văn Tự do)
Người gieo hy vọng là một cuốn sách hay bạn có thể dành tặng người thầy giáo yêu thích của mình.
“Người gieo hy vọng” là một hiện tượng gây chấn động dư luận Mỹ với những tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục nước này. Cuốn sách gồm sáu phần: Mong đợi - Những thử thách - Nỗ lực -Vỡ mộng - Hồi phục tinh thần và Truyền sức mạnh.
Bản thân là một giáo viên, Erin Gruwell cùng với các học sinh (phần lớn từng là học sinh cá biệt) lập ra nhóm “Những nhà văn Tự do” và cho ra đời tác phẩm “Nhật ký của Những nhà văn Tự do”. Cuốn sách này do chính tay các em viết, tuy vẫn còn có những sự thật tàn nhẫn, những lời nói tục tĩu, những vấn đề của xã hội mà các em hàng ngày va vấp nhưng xuyên suốt trong tác phẩm là những thông điệp về niềm hy vọng.
Cuốn sách đã trở thành hiện tượng của nước Mỹ sau khi xuất bản. Và sau sự kiện này, Erin Gruwell đã tập hợp 150 giáo viên và thành lập tổ chức (Những nhà văn Tự do) - Freedom Writers Foundation. Họ là những thầy cô giáo mà phần đông học sinh của họ bị coi là cá biệt, chính xác hơn thì các em là nạn nhân của việc bị đối xử bất công hoặc bị coi là nỗi thất vọng với mọi người xung quanh.
Tác phẩm “Người gieo hy vọng” là một tập hợp các câu chuyện của những giáo viên thuộc tổ chức này viết về những gì họ đã gặp trong nghề. Trong đó có nỗi sợ hãi của bản thân, có những sự thật đau lòng đằng sau trang giáo án, những câu chuyện chân thực từ chính lớp học của họ, từ những thăng trầm, những bi kịch, những niềm vui… tất cả đều được kể lại với mục đích tạo dựng một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của việc trở thành một người giáo viên.
“Người gieo hy vọng” là một cuốn sách có ý nghĩa như một cách nhìn nhận mới về công việc giáo dục con người. Các Nhà văn Tự do đã mang vào sách tư tưởng thúc đẩy việc khoan dung và tinh thần giao tiếp cởi mở giữa thầy trò. Từ quá trình đó, các giáo viên khiến cuộc sống của những học sinh thuộc nhóm tiêu cực và bản thân họ cũng thay đổi. Giá trị của cuốn sách là ở chỗ nó không chỉ nói về sự nghiệp trồng người mà cao hơn - đó còn là tình người.
Theo Congluan