- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Có lẽ, chẳng nơi nào sánh được với Đà Lạt về không gian nghỉ ngơi lý tưởng, xanh tươi và nên thơ. Nhưng, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tới những cái "không" thú vị ở thành phố mộng mơ này.
1. Không có đèn giao thông
Nếu chỉ ra đặc điểm để phân biệt Đà Lạt với những thành phố khác thì ngoài muôn sắc hoa, Đà Lạt còn đặc biệt ở chỗ không có một cột đèn giao thông nào.
Dù vậy, giao thông ở đây chưa khi nào bị xáo trộn, ùn tắc mà vẫn nhịp nhàng một cách thú vị.
Đà Lạt có nhiều đồi dốc nên không lắp đặt các cột đèn giao thông. Vì nếu phải dừng lại chờ đèn đỏ ở lưng chừng dốc sẽ gây nguy hiểm và khó khăn cho các phương tiện. Để điều tiết giao thông, người ta xây dựng bùng binh tại các ngã ba, ngã tư.
Thêm vào đó, người dân có ý thức chấp hành luật giao thông rất tốt, nhường nhịn lẫn nhau nên dù vào những lúc tan tầm, xe từ mọi ngả đổ về các giao lộ, du khách cũng chẳng thấy cảnh tắc đường ở xứ sở ngàn hoa Đà Lạt.
Mọi phương tiện đều chạy xung quanh vòng xuyến rồi nhịp nhàng chuyển hướng mà chẳng phải lo cảnh chen lấn xảy ra.
Hướng nào nhiều xe thì ở các hướng còn lại, người ta tự động đi chậm hoặc dừng vài giây chờ cho bên kia ít xe rồi đi tiếp.
Kể cả khi đường vắng, nếu muốn chuyển hướng, người Đà Lạt vẫn ôm quanh vòng xoay của bùng binh chứ không có kiểu “rẽ ngang, đi ngược”.
2. Hầu như không thấy cảnh sát giao thông
Một điều lạ nữa là ở Đà Lạt, bạn sẽ rất ít khi bắt gặp cảnh sát điều tiết giao thông ngoài đường hay bắt xe. Tuy nhiên, người dân vẫn tự giác chấp hành giao thông rất tốt.
Một khi vi phạm để bị bắt thì người dân nào cũng phải ký tên vào biên bản và lên kho bạc nộp phạt, vì không có khái niệm phạt tại chỗ, cũng chẳng có chuyện xin xỏ ở Đà Lạt.
3. Không đi xe đạp, không xích lô
Cũng vì địa hình nhiều đồi dốc mà người Đà Lạt chẳng bao giờ đi xe đạp hay xích lô vì khó khăn, mất sức. Các con đường ở đây ngoằn ngoèo, dốc sâu lên xuống liên tục, nếu đi xe đạp, xích lô (kềnh càng, chiếm nhiều không gian) thì không tiện trong việc lưu thông và rất khó di chuyển. Để đi được trên địa hình này, những chiếc xe đạp phải được thiết kế đặc biệt.
Xe đạp chỉ dùng phục vụ nhu cầu của du khách thuê để vãn cảnh, loanh quanh công viên, khám phá cung đường quanh Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thơ mộng hay Thung lũng Tình yêu lãng mạn, trữ tình…
4. Không thức khuya
Khá nhiều du khách cho rằng Đà Lạt khá buồn và thường chỉ thích hợp cho những cặp tình nhân đi tìm sự lãng mạn. Bởi nhịp sống về đêm ở đây không nhộn nhịp, sầm uất như các thành phố lớn khác.
Khoảng 9 giờ tối, phố xá đã thưa dần, vắng bóng người. Chợ đêm cũng đến 10 giờ tối là chuẩn bị đóng cửa. Người Đà Lạt không thức khuya, nếu lúc này vẫn còn bóng người ngoài phố thì thường chỉ có khách du lịch.
5. Không dùng điều hòa nhiệt độ
Nằm ở trên độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, nhiệt độ dao động trong khoảng 15-25 độ C, khí hậu Đà Lạt lúc nào cũng mát mẻ nên người dân ở đây chẳng bao giờ phải dùng điều hòa để làm mát.
Đến cả một ly trà đá ở Đà Lạt cũng khó kiếm, phải chăng vì người Đà Lạt ít khi phải “hạ nhiệt”?
Thậm chí một số khách sạn phải dùng điều hòa làm ấm phòng. Lối sống giản gị, tiết kiệm của người dân cũng là một trong những nguyên nhân biến Đà Lạt thành “thành phố không máy lạnh”.
6. Và những cái “không” khác
Du khách đến Đà Lạt còn có thể phát hiện ra nhiều điểm độc đáo, lạ lùng, đáng yêu khác của thành phố ngàn hoa này. Chẳng hạn như:
- Ở Đà Lạt không có xe ôm, vì người ta gọi chung là xe thồ.
- Sau 7 giờ tối, đố bạn tìm được quán sửa xe máy nào còn mở cửa.
- Nếu không phải quán ăn, thì trước 7 giờ sáng mọi quán xá, cửa tiệm đều đóng cửa im lìm.
- Sau 10 giờ tối không có cây xăng nào còn mở cửa
- Không có báo Lâm Đồng tại các sạp báo ở Đà Lạt
1. Không có đèn giao thông
Nếu chỉ ra đặc điểm để phân biệt Đà Lạt với những thành phố khác thì ngoài muôn sắc hoa, Đà Lạt còn đặc biệt ở chỗ không có một cột đèn giao thông nào.
Dù vậy, giao thông ở đây chưa khi nào bị xáo trộn, ùn tắc mà vẫn nhịp nhàng một cách thú vị.
Đà Lạt có nhiều đồi dốc nên không lắp đặt các cột đèn giao thông. Vì nếu phải dừng lại chờ đèn đỏ ở lưng chừng dốc sẽ gây nguy hiểm và khó khăn cho các phương tiện. Để điều tiết giao thông, người ta xây dựng bùng binh tại các ngã ba, ngã tư.
Thêm vào đó, người dân có ý thức chấp hành luật giao thông rất tốt, nhường nhịn lẫn nhau nên dù vào những lúc tan tầm, xe từ mọi ngả đổ về các giao lộ, du khách cũng chẳng thấy cảnh tắc đường ở xứ sở ngàn hoa Đà Lạt.
Mọi phương tiện đều chạy xung quanh vòng xuyến rồi nhịp nhàng chuyển hướng mà chẳng phải lo cảnh chen lấn xảy ra.
Hướng nào nhiều xe thì ở các hướng còn lại, người ta tự động đi chậm hoặc dừng vài giây chờ cho bên kia ít xe rồi đi tiếp.
Kể cả khi đường vắng, nếu muốn chuyển hướng, người Đà Lạt vẫn ôm quanh vòng xoay của bùng binh chứ không có kiểu “rẽ ngang, đi ngược”.
2. Hầu như không thấy cảnh sát giao thông
Một điều lạ nữa là ở Đà Lạt, bạn sẽ rất ít khi bắt gặp cảnh sát điều tiết giao thông ngoài đường hay bắt xe. Tuy nhiên, người dân vẫn tự giác chấp hành giao thông rất tốt.
Một khi vi phạm để bị bắt thì người dân nào cũng phải ký tên vào biên bản và lên kho bạc nộp phạt, vì không có khái niệm phạt tại chỗ, cũng chẳng có chuyện xin xỏ ở Đà Lạt.
3. Không đi xe đạp, không xích lô
Cũng vì địa hình nhiều đồi dốc mà người Đà Lạt chẳng bao giờ đi xe đạp hay xích lô vì khó khăn, mất sức. Các con đường ở đây ngoằn ngoèo, dốc sâu lên xuống liên tục, nếu đi xe đạp, xích lô (kềnh càng, chiếm nhiều không gian) thì không tiện trong việc lưu thông và rất khó di chuyển. Để đi được trên địa hình này, những chiếc xe đạp phải được thiết kế đặc biệt.
Xe đạp chỉ dùng phục vụ nhu cầu của du khách thuê để vãn cảnh, loanh quanh công viên, khám phá cung đường quanh Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thơ mộng hay Thung lũng Tình yêu lãng mạn, trữ tình…
4. Không thức khuya
Khá nhiều du khách cho rằng Đà Lạt khá buồn và thường chỉ thích hợp cho những cặp tình nhân đi tìm sự lãng mạn. Bởi nhịp sống về đêm ở đây không nhộn nhịp, sầm uất như các thành phố lớn khác.
Khoảng 9 giờ tối, phố xá đã thưa dần, vắng bóng người. Chợ đêm cũng đến 10 giờ tối là chuẩn bị đóng cửa. Người Đà Lạt không thức khuya, nếu lúc này vẫn còn bóng người ngoài phố thì thường chỉ có khách du lịch.
5. Không dùng điều hòa nhiệt độ
Nằm ở trên độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, nhiệt độ dao động trong khoảng 15-25 độ C, khí hậu Đà Lạt lúc nào cũng mát mẻ nên người dân ở đây chẳng bao giờ phải dùng điều hòa để làm mát.
Đến cả một ly trà đá ở Đà Lạt cũng khó kiếm, phải chăng vì người Đà Lạt ít khi phải “hạ nhiệt”?
Thậm chí một số khách sạn phải dùng điều hòa làm ấm phòng. Lối sống giản gị, tiết kiệm của người dân cũng là một trong những nguyên nhân biến Đà Lạt thành “thành phố không máy lạnh”.
6. Và những cái “không” khác
Du khách đến Đà Lạt còn có thể phát hiện ra nhiều điểm độc đáo, lạ lùng, đáng yêu khác của thành phố ngàn hoa này. Chẳng hạn như:
- Ở Đà Lạt không có xe ôm, vì người ta gọi chung là xe thồ.
- Sau 7 giờ tối, đố bạn tìm được quán sửa xe máy nào còn mở cửa.
- Nếu không phải quán ăn, thì trước 7 giờ sáng mọi quán xá, cửa tiệm đều đóng cửa im lìm.
- Sau 10 giờ tối không có cây xăng nào còn mở cửa
- Không có báo Lâm Đồng tại các sạp báo ở Đà Lạt
Theo Timeoutvietnam.vn