- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Vì “chín người mười ý” nên trong những dịp làm việc nhóm, các teen nhà ta luôn gặp phải những tình trạng dở khóc dở cười.
Không làm vẫn có điểm
Mỗi khi làm đề tài kiểm tra hay nghiên cứu một vấn đề nào đó, mọi thành viên trong nhóm đều phải “vắt chất xám” như nhau để thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Ấy vậy mà vẫn có rất nhiều teen khi bắt tay vào làm việc nhóm lại có suy nghĩ “mình không làm sẽ có người khác làm” nên đùn đẩy việc hết cho các “mem” còn lại.
Những “cái gai” vừa chướng mắt, vừa là gánh nặng cho người khác
Bạn Thành Nhân (lớp 12, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) bức xúc: “Khi phân công, các bạn ấy trốn tránh trách nhiệm nhưng lại nhận được số điểm bằng với những người đã làm việc vất vả. Nhiều người thấy bất công nhưng không dám nói vì sợ thầy cô nghĩ tụi mình không đoàn kết, không biết làm việc nhóm rồi trừ điểm”.
Trong khi đó bạn H.N (lớp 10, THPT Nguyễn Thị Diệu, TP.HCM) lại “biện hộ”: “Năng lực không bằng các bạn trong nhóm, vì vậy mình nghĩ không nên đụng đến phần nội dung, lỡ cả nhóm mất điểm vì mình thì sao? Nhưng thay vào đó mình đã làm “chân chạy việc vặt” của cả nhóm mà. Cũng cực lắm chứ bộ”.
Khi nhóm trưởng trở thành… gia trưởng
Nếu tình trạng đùn đẩy công việc trong một nhóm xảy ra như… cơm bữa thì việc một người ôm hết việc vào mình cũng bình thường như... bữa cơm. Nhân vật như vậy thường là người có khả năng vượt trội hơn so với các thành viên còn lại, hay cụ thể hơn là nhóm trưởng.
Đừng tự biến mình thành kẻ cô độc trong nhóm
Bạn Minh Hằng (lớp 10, THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) bực tức nhớ lại người trưởng nhóm của mình: “Đã mang tiếng làm việc nhóm thì phải chia việc ra mà làm chứ, đằng này bạn ấy cứ ôm hết việc vào mình, chỉ cho những người khác làm việc đơn giản như: power point, photo tài liệu thôi. Mà có phải các thành viên còn lại lười biếng gì đâu”.
Trong tình huống không khả quan hơn, bạn V. Luân (sinh viên năm 1, ĐH KHXH&NV, TP.HCM) chia sẻ: “Trưởng nhóm cứ lấy lí do mình là người có kinh nghiệm trong đề tài cô giao nên “bỏ quên” hết ý kiến của tụi mình. Kết quả là bài tập nhóm bị điểm rất thấp vì chủ quan và lạc hướng. Từ sau sự việc đó, mình “chuồn” sang nhóm khác làm luôn vì không thích cách làm việc như vậy chút nào”.
Trăm nẻo tai hại
Có một thực tế rõ ràng là khi làm việc nhóm không đúng cách thì kết quả có thế nào, mọi thành viên trong nhóm đều phải chịu ảnh hưởng. Hậu quả trước mắt chắc chắn sẽ thuộc về những “cái gai” luôn giao hết công việc cho người khác. Khi bước vào các bài kiểm tra hay các kì thi quan trọng, lượng kiến thức đáng lẽ bạn ấy có thể thu thập được thông qua những bài tập nhóm lại trở thành… zero.
Vậy là để “sơ cấp cứu” cho tình trạng không biết làm bài, buộc lòng các bạn phải dùng “phao” hoặc quay cóp. Như thế thì sai lầm lại nối tiếp sai lầm rồi đấy!
Đoàn kết, thấu hiểu và chia sẻ khi làm việc nhóm
Nhưng các teen đừng tưởng những bạn “tham việc” (dù tự nguyện hay bị ép buộc) sẽ được thanh thản nhé. “Một mình một ngựa” chinh chiến trong mọi chuyện sẽ làm các bạn ấy mất dần kĩ năng làm việc nhóm, thường chủ quan và không chịu tiếp thu ý kiến của người khác. Trong khi đó lại là điều vô cùng quan trọng để làm việc ở môi trường chuyên nghiệp sau này. Nghiêm trọng hơn, một người mà phải gánh việc của một nhóm rất dễ bị suy kiệt sức khỏe và “tẩu hỏa” về tinh thần đấy!
Làm việc nhóm là một kĩ năng đòi hỏi sự đoàn kết, thấu hiểu và hơn hết là chia sẻ với nhau. Vì thế hãy biết cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân, hòa nhập với các thành viên khác để việc làm nhóm đạt hiệu quả cao nhất teen nhé!
Không làm vẫn có điểm
Mỗi khi làm đề tài kiểm tra hay nghiên cứu một vấn đề nào đó, mọi thành viên trong nhóm đều phải “vắt chất xám” như nhau để thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Ấy vậy mà vẫn có rất nhiều teen khi bắt tay vào làm việc nhóm lại có suy nghĩ “mình không làm sẽ có người khác làm” nên đùn đẩy việc hết cho các “mem” còn lại.
Những “cái gai” vừa chướng mắt, vừa là gánh nặng cho người khác
Trong khi đó bạn H.N (lớp 10, THPT Nguyễn Thị Diệu, TP.HCM) lại “biện hộ”: “Năng lực không bằng các bạn trong nhóm, vì vậy mình nghĩ không nên đụng đến phần nội dung, lỡ cả nhóm mất điểm vì mình thì sao? Nhưng thay vào đó mình đã làm “chân chạy việc vặt” của cả nhóm mà. Cũng cực lắm chứ bộ”.
Khi nhóm trưởng trở thành… gia trưởng
Nếu tình trạng đùn đẩy công việc trong một nhóm xảy ra như… cơm bữa thì việc một người ôm hết việc vào mình cũng bình thường như... bữa cơm. Nhân vật như vậy thường là người có khả năng vượt trội hơn so với các thành viên còn lại, hay cụ thể hơn là nhóm trưởng.
Đừng tự biến mình thành kẻ cô độc trong nhóm
Trong tình huống không khả quan hơn, bạn V. Luân (sinh viên năm 1, ĐH KHXH&NV, TP.HCM) chia sẻ: “Trưởng nhóm cứ lấy lí do mình là người có kinh nghiệm trong đề tài cô giao nên “bỏ quên” hết ý kiến của tụi mình. Kết quả là bài tập nhóm bị điểm rất thấp vì chủ quan và lạc hướng. Từ sau sự việc đó, mình “chuồn” sang nhóm khác làm luôn vì không thích cách làm việc như vậy chút nào”.
Trăm nẻo tai hại
Có một thực tế rõ ràng là khi làm việc nhóm không đúng cách thì kết quả có thế nào, mọi thành viên trong nhóm đều phải chịu ảnh hưởng. Hậu quả trước mắt chắc chắn sẽ thuộc về những “cái gai” luôn giao hết công việc cho người khác. Khi bước vào các bài kiểm tra hay các kì thi quan trọng, lượng kiến thức đáng lẽ bạn ấy có thể thu thập được thông qua những bài tập nhóm lại trở thành… zero.
Vậy là để “sơ cấp cứu” cho tình trạng không biết làm bài, buộc lòng các bạn phải dùng “phao” hoặc quay cóp. Như thế thì sai lầm lại nối tiếp sai lầm rồi đấy!
Đoàn kết, thấu hiểu và chia sẻ khi làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một kĩ năng đòi hỏi sự đoàn kết, thấu hiểu và hơn hết là chia sẻ với nhau. Vì thế hãy biết cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân, hòa nhập với các thành viên khác để việc làm nhóm đạt hiệu quả cao nhất teen nhé!
Theo Tiin Hoàng Lan/Dân tin
Hiệu chỉnh: