Tạo không gian học tập yên tĩnh, thoáng mát, cho bé học vào thời điểm thích hợp, giúp con rèn khả năng ghi nhớ, tập trung qua việc nhỏ mỗi ngày, không trách mắng khi kèm bé học... là những cách giúp bé hứng thú với bài vở.Trẻ kém tập trung khi học là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Ngoài lý do phụ huynh không thể thay đổi được là nội dung chương trình học mà ai cũng thấy là khô khan và nặng nề cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên, có nhiều yếu tố góp phần làm trẻ kém tập trung trong việc học từ môi trường xung quanh đến năng lực của bản thân. Với những yếu tố này, bố mẹ có thể tác động để cải thiện tình trạng kém tập trung của trẻ.
Thông thường, trẻ kém tập trung trong việc học bởi các lý do sau:
Lý do khách quan:
- Không có không gian học tập thích hợp.
- Bàn học không gọn gàng - thiếu dụng cụ học tập.
- Thời điểm học tập không phù hợp hay thiếu ổn định.
Lý do chủ quan:
- Chưa có sự chuẩn bị tâm lý - thể chất.
- Không xác định mục tiêu học tập.
- Thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc.
Lý do bản thân:
- Thiếu kỹ năng học tập.
- Thiếu kỹ năng tập trung.
- Thiếu kỹ năng ghi nhớ.
Các phụ huynh có thể thay đổi và cải thiện các yếu tố này bằng cách:
Tạo một không gian học tập.
Bàn học thích hợp
Thời điểm thích hợp
Chuẩn bị tâm lý học tập:
Xác định mục tiêu học tập
Kỹ năng ghi nhớ
Lưu ý các nguyên tắc sau:
- Khi học bài (các bài môn Tiếng Việt, Lịch sử...) cần có hình minh họa và sơ đồ tư duy đơn giản để diễn giải lại bài học qua các hình ảnh (học bằng mắt). Với các bài cần thuộc lòng thì việc vừa đọc vừa viết ra từng câu ngắn (học bằng thính giác, thị giác, xúc giác) sẽ giúp trẻ nhớ kỹ hơn.
- Khi làm các bài toán cũng cần có những minh họa cụ thể.
- Hãy khuyến khích trẻ tập tóm tắt bài học, diễn giải bài học thành các sơ đồ (tập cho trẻ biết dùng sơ đồ tư duy) và nói ra được ý chính của bài.
- Hãy nhớ ôn lại trước khi ngủ: Sau giờ học trẻ sẽ được nghỉ ngơi nhưng trước khi đi ngủ - trẻ cần xem và đọc lại các ý tóm tắt, xem sơ đồ minh họa bài học. Hoạt động này sẽ giúp cho trí não của bé ghi lại những gì cần nhớ trong khi ngủ.
- Vào buổi sáng, nếu có điều kiện cũng nên cho trẻ xem lại các phiếu ghi ý chính của bài học trước khi đến trường.
Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ gia sư luyện chữ đẹp của Thiên Việt chúng tôi xin chia sẻ với các bậc phụ huynh: mỗi trẻ có nhịp sống (hay đồng hồ sinh học) khác nhau, vì vậy nếu được hãy xếp giờ học của trẻ vào thời điểm nào trong ngày trẻ tỏ ra thoải mái, sung sức nhất. Vì nói chung thì có 2 loại tính cách. Một là mẫu người họa mi, có thói quen ngủ sớm, dậy sớm và hoạt động tốt vào buổi sáng. Thứ hai là mẫu người chim cú, có thói quen ngủ muộn, thức khuya và dậy trễ - hoạt động tốt vào buổi chiều và buổi tối.
Bố mẹ cần lưu ý con mình thuộc mẫu người nào để xếp đặt giờ học cho phù hợp. Dĩ nhiên điều này chỉ mang tính tương đối, nhưng nếu biết và vận dụng được, nó cũng góp phần đem lại hiệu quả cho việc học của trẻ.
Thông thường, trẻ kém tập trung trong việc học bởi các lý do sau:
Lý do khách quan:
- Không có không gian học tập thích hợp.
- Bàn học không gọn gàng - thiếu dụng cụ học tập.
- Thời điểm học tập không phù hợp hay thiếu ổn định.
Lý do chủ quan:
- Chưa có sự chuẩn bị tâm lý - thể chất.
- Không xác định mục tiêu học tập.
- Thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc.
Lý do bản thân:
- Thiếu kỹ năng học tập.
- Thiếu kỹ năng tập trung.
- Thiếu kỹ năng ghi nhớ.
Các phụ huynh có thể thay đổi và cải thiện các yếu tố này bằng cách:
Tạo một không gian học tập.
Bàn học thích hợp
Thời điểm thích hợp
Chuẩn bị tâm lý học tập:
Xác định mục tiêu học tập
Kỹ năng ghi nhớ
Lưu ý các nguyên tắc sau:
- Khi học bài (các bài môn Tiếng Việt, Lịch sử...) cần có hình minh họa và sơ đồ tư duy đơn giản để diễn giải lại bài học qua các hình ảnh (học bằng mắt). Với các bài cần thuộc lòng thì việc vừa đọc vừa viết ra từng câu ngắn (học bằng thính giác, thị giác, xúc giác) sẽ giúp trẻ nhớ kỹ hơn.
- Khi làm các bài toán cũng cần có những minh họa cụ thể.
- Hãy khuyến khích trẻ tập tóm tắt bài học, diễn giải bài học thành các sơ đồ (tập cho trẻ biết dùng sơ đồ tư duy) và nói ra được ý chính của bài.
- Hãy nhớ ôn lại trước khi ngủ: Sau giờ học trẻ sẽ được nghỉ ngơi nhưng trước khi đi ngủ - trẻ cần xem và đọc lại các ý tóm tắt, xem sơ đồ minh họa bài học. Hoạt động này sẽ giúp cho trí não của bé ghi lại những gì cần nhớ trong khi ngủ.
- Vào buổi sáng, nếu có điều kiện cũng nên cho trẻ xem lại các phiếu ghi ý chính của bài học trước khi đến trường.
Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ gia sư luyện chữ đẹp của Thiên Việt chúng tôi xin chia sẻ với các bậc phụ huynh: mỗi trẻ có nhịp sống (hay đồng hồ sinh học) khác nhau, vì vậy nếu được hãy xếp giờ học của trẻ vào thời điểm nào trong ngày trẻ tỏ ra thoải mái, sung sức nhất. Vì nói chung thì có 2 loại tính cách. Một là mẫu người họa mi, có thói quen ngủ sớm, dậy sớm và hoạt động tốt vào buổi sáng. Thứ hai là mẫu người chim cú, có thói quen ngủ muộn, thức khuya và dậy trễ - hoạt động tốt vào buổi chiều và buổi tối.
Bố mẹ cần lưu ý con mình thuộc mẫu người nào để xếp đặt giờ học cho phù hợp. Dĩ nhiên điều này chỉ mang tính tương đối, nhưng nếu biết và vận dụng được, nó cũng góp phần đem lại hiệu quả cho việc học của trẻ.