Những ca CUỒNG LOẠN TẬP THỂ ly kỳ nhất trong lịch sử

hoadongtien109

Thành viên
Tham gia
23/2/2019
Bài viết
9

Rối loạn phân li tập thể (Mass hysteria) hay còn gọi là chứng cuồng loạn, là một hiện tượng tâm lý có thể lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng.

Video mình sẽ trình bày những trường hợp cuồng loạn tập thể nổi tiếng nhất trong lịch sử được ghi lại. Bạn sẽ thấy, tâm lý con người đầy phức tạp và còn nhiều điều vô cùng bí ẩn.

Trong video này, mình sẽ duyệt qua các trường hợp sau:

1. Những nữ tu sĩ Pháp kêu tiếng mèo vào thế kỉ 19
2. Điệu nhảy điên loạn chết người thời Trung cổ
3. Săn lùng, phán xét và hành hình phù thủy ở Salem
4. Nguồn nước "ngọt" một cách kỳ lạ ở Mumbai
5. Đài Truyền thanh Radio gây hoảng loạn
6. Đại dịch cười Tanganyika ...

và một số trường rối loạn phân ly tập thể đã từng xảy ra ở Việt Nam.

1. Những nữ tu sĩ Pháp kêu tiếng mèo vào thế kỉ 19
V2mdRRC.jpg

Mặc dù rối lọa phân li tập thể thường xuất hiện ở trường học, các trại cải tạo hay những cộng đồng người có sự gắn kết chặt chẽ, một trường hợp khác thường đã xảy ra ở một tu viện Châu Âu. Theo một cuốn sách từ năm 1844 là “Những bệnh dịch thời trung cổ” của tác giả J. F. C Hecker, nó bắt đầu bằng việc một nữ tu sĩ kêu meo meo như mèo. Ngay sau đó, xu hướng bắt đầu lan truyền như một căn bệnh trong tu viện và tất cả các nữ tu sĩ đều bắt đầu kêu. Tu viện bị náo loạn bởi những nữ tu sĩ kêu tiếng mèo và chỉ kêu vào một số thời điểm cụ thể trong ngày trong một vài giờ nhất định. Những người sống lân cận tu viện hiển nhiên tỏ ra bất mãn và vô cùng khó chịu. Để kiểm soát tình hình, quân đội được trang bị gậy đã được phái tới tu viện. Những nữ tu sĩ đã bị đánh đập cho tới khi họ hứa sẽ dừng hành động kì quặc kia lại. Trong thế kỉ 19, người ta tin vào việc bị chiếm hữu và những con mèo được cho là kẻ đồng hành với quỷ dữ.

Một sự cố khác tương tự là những nữ tu sĩ kêu tiếng mèo cũng xuất hiện ở Đức. Một nữ tu sĩ trong tu viện nọ bỗng nhiên cắn bạn mình, và rồi những người khác coi đó là thói quen, Hiện tượng này thậm chí lan đến cả Rome và được coi như một trường hợp rối loạn phân li tập thể.

2. Điệu nhảy điên loạn chết người thời Trung cổ
2JvOECl.jpg

Vào khoảng từ thế kỉ 13 đến 17, một tai họa khủng khiếp đã diễn ra ở Châu Âu và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người vô tội. Được biết đến với tên gọi Điệu nhảy thảm hoa (Dancing Plague) hay Điệu nhảy của ST. John, cơn bùng phát này chủ yếu ảnh hưởng ở Aachen của Đức.

Trận đại dịch bùng nổ vào 24 tháng 6 năm 1374 và những người đầu tiên bị ảnh hưởng đã nhảy với một trạng thái cảm xúc mất kiểm soát cao độ. Họ đã nhảy điên cuồng khắp các tuyến phố hàng giờ, hàng ngày và thậm chí hàng tuần. Hàng nghìn người đã nhảy không ngừng cho đến khi gục ngã hay thậm chí tử vong vì đau tim.

Strasbourg, Alsace của Pháp cũng trải qua thảm họa tương tự vào tháng 7 năm 1518. Tất cả chi bắt đầu từ một phụ nữ nhảy đầy kích động trên các con phố. Trong vòng một tuần, 34 người khác tham gia cùng và trong một tháng, con số tăng lên tới 400. Hầu hết những người đó đều chết vì kiệt sức hoặc đau tim. Cho tới ngày nay, nguyên nhân đằng sau hiện tượng đầy bí ẩn này vẫn chưa được giải đáp.

Theo lịch sử, ở Italia, Luxembourg, Hà Lan và Thụy Sĩ cũng từng bị ảnh hưởng bởi điệu nhảy thảm họa này. Người ta hiển nhiên cho rằng những con người đau khổ này đã bị nguyền bởi St. John người rửa tội hoặc St. Vitus. Những người khốn khổ này thường cầu nguyện các đức thánh giải thoát họ khỏi lời nguyền.

3. Săn lùng, phán xét và hành hình phù thủy
nJ6pPtL.jpg

Một trong những trường hợp rối loạn phân li tập thể nổi tiếng nhất đã xảy ra vào thời Cận đại ở Sale, Massachusettes. Vào khoảng giữa tháng 2 năm 1692 và tháng 5 năm 1693, Salem tràn ngập những vụ buộc tội là phù thủy sau khi nhiều cô gái trẻ bắt đầu có những hành vi cảm xúc mất kiểm soát. Họ thường la hét và nhăn nhó khiến rất nhiều người buộc tội họ là phù thủy hoặc đang diễn tà thuật.

Kết quả là gần 25 người bị mang ra xét xử và bị hành hình. Tòa án Oyer và Terminer đã thi hành bản án ngay trong chính Salem. Sự việc đã nhanh chóng được gắn cái tên Phiên tòa phù thủy Salem và trở thành một sự kiện có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử Hoa Kì. Trước đó, 12 người phụ nữ khác cũng bị hành hình trong thế kỉ 17 ở Massachusetts và Connecticut. Những trường hợp cực đoan của rối loạn phân ly tập thể được coi như một phần của hùng biện chính trị và văn học phổ biến để nhấn mạnh mối nguy cơ của sự cô lập, tín ngưỡng cực đoan, sự vu khống và những thất bại trong tổ chức xã hội.

Từ năm 1480 đến năm 1700, Châu Âu phải đối mặt với những bất ổn tương tự, kết quả dẫn đến sự phê chuẩn hợp pháp của những phiên tòa phù thủy. Những người xấu số đã bị vu khống và truy tố trong quá trình xét xử. Người ta ước tính trong thời gian đó, có đến 35000 tới 100000 vụ hành hình diễn ra và khoảng hơn 200000 người bị buộc tội là phù thủy đã bị hành hạ.

4. Nguồn nước “ngọt” diệu kì ở Mumbai
gniOS3E.jpg

Một điều kì diệu đã xảy ra vào ngày 16 tháng 8 năm 2006 gần thành phố Mumbai Ấn Độ, hoặc do chính những người địa phương đã cho là như vậy. Tất cả bắt đầu từ việc một nhóm ngư dân phát hiện sự xuất hiện kì lạ của dòng nước từ biển Ả Rập đằng sau nhà thờ Hồi giáo Mahim. Nước tự nhiên là nước mặn nhưng ngày hôm đó bỗng có vị ngọt. Câu chuyện kì lạ lan truyền khắp đất nước với tốc độ chóng mặt. Trong vài giờ, hàng ngàn người đổ xô đến biển Mahim để nếm “nước thánh”. Chính quyền cũng nhanh chóng thu thập mẫu nước để kiểm tra. Họ chỉ khuyên những người dân không nên sử dụng nước, còn kết quả lúc đó vẫn chưa được tiết lộ. Nguồn nước được phát hiện là đã bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt xả ra từ Mahim Creek. Các chuyên viên y tế bàng hoàng khi thấy các gia đình vẫn cùng nhau sử dụng nguồn nước và thậm chí đóng chai chúng. Những người không có chai lọ đựng nước lã trong các túi nilon với đôi tay không biết đã chạm vào những gì trước đó.

Dân địa phương tin rằng nước này là một phép màu từ Makhdoom Ali Mahtmi, một vị thánh vào thế kỉ 13. Dòng nước được cho là có khả năng chữa trị. Nhưng không may, hầu như chỉ sau một ngày, nước trở lại mặn như cũ. Sự ảo tưởng này cũng như một trường hợp rối loạn phân li tập thể kéo theo hàng ngàn người tham gia. Kết quả thí nghiệm cho thấy nước ở vịnh đã thay đổi mùi vị do chu kì của mặt trăng – hiện tượng cũng khiến hồ Vehar (nguồn nước chính của Mumbai) chảy tràn. Vì nước ngọt nhẹ hơn nước mặn, nó tự hình thành một lớp phủ phía trên vịnh. Sau vài giờ nước lại bị trộn lẫn với nước mặn và tất cả lại trở lại là nước mặn ban đầu. Phép màu duy nhất xảy ra ở đây là việc những người dùng nước vẫn hoàn toàn bình thường. Có lẽ đó là bởi kết quả thí nghiệm đã cho cho thấy trong phân họ có rất ít vi khuẩn ecoli hay khuẩn đường ruột.

5. Đài Truyền thanh Radio gây hoảng loạn
dDNnOuN.jpg

Vào 30/10/1938, Orson Welles đã lên sóng và tường thuật một chương trình radio Halloween. Chủ đề được phỏng theo tiểu thuyết nổi tiếng “Đại chiến thế giới” của H. G Wells. Theo như một vài nhà sử học, gần 6 triệu người đã nghe chương trình lúc đó. Tệ hơn nữa, chương trình đã kéo dài gần một tiếng mà không có bất kì quảng cáo nào xen vào và được đọc theo phong cách bản tin. Hàng ngàn người đã tin rằng người sao hỏa đang chuẩn bị xâm lăng và sẽ diễn ra hỗn loạn. 1,7 triệu trên 6 triệu người tin điều đó và thuật lại rằng có mùi khí lạ trong không khí và một vài người thậm chí nói đã thấy tia chớp trên bầu trời. Những câu chuyện phổ biến kể rằng những người nghe chắc chắn đã bỏ lỡ phần giới thiệu, phần đã nói rằng chương trình chỉ là dàn dựng trong quá trình phát thanh mà thôi.

Những ngày sau đó, mọi người bắt đầu thể hiện sự phẫn nộ trên truyền thông và một số còn mô tả phong cách bản tin truyền hình này như thể lừa đảo. Dù đã gây ra một phen náo loạn công chúng, chương trình vẫn đứng sau danh vọng của nhà viết kịch Welles.

6. Đại dịch cười Tanganyika
HcnRylB.jpg

Vào năm 1962, một ngôi làng nhỏ ở Tanzanian đã phải hứng chịu một dịch bệnh cười kéo dài tới khoảng 18 tháng. Mặc dù điều này nghe có vẻ đơn giản và hài hước, nhưng nó lại liên quan đến những chứng căng thẳng cực đoan và những cơn giận giữ, buồn chán hoặc mất kiểm soát cảm xúc. Chuyện này vẫn tồn tại trong xã hội ngày nay với những người phải trải qua căng thẳng mãn tính.

Sự việc xảy ra vào năm 1962 bắt đầu từ một chuyện cười nhỏ trong một trường nữ sinh Tanzanian. Ngay sau đó dịch bắt đầu bùng phát trong cộng đồng và ước lượng khoảng 1.000 người đã bị ảnh hưởng bởi những tràng cười mất kiểm soát. Nhiều nạn nhân cười và khóc hàng giờ và thậm chí lên tới 16 ngày. Christian Hempelmamn, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu ở đại học Texas A&M đã miêu tả hiện tượng này như một trường hợp rối loạn phân ly tập thể hay một thứ bệnh ung nhọt của xã hội. Phản ứng dây chuyền bắt đầu từ những cô gái là nạn nhân của những tràng cười do sự căng thẳng gây ra. Vì đại dịch kỳ lạ này, 14 trường học ở Tanzanian đã phải đóng cửa tạm thời.
 
×
Quay lại
Top Bottom