cacabala00
Cựu quản lý
- Tham gia
- 26/5/2010
- Bài viết
- 811
Khi chúng ta ngồi giữa đô thị phồn hoa ... có lúc nào bạn nghĩ rằng ở đâu đó vẫn còn có những em bé nghèo khổ bần hàn ???
Lucky đã từng nhiều năm đi công tác nhiều nơi trên mọi miền của Tổ Quốc cũng đã từng được chứng kiến nhiều hình ảnh về trẻ em ở những miền xa xôi còn nhiều khó khăn thiếu thốn ... Trên thế giới cũng vậy , các bạn hãy xem những hình ảnh sau đây nhé !!!
Thông tin thêm về ca khúc: Ca khúc Tell me why nằm trong album Tell me why của Declan Galbraith, một trong các ca khúc đã làm nên tên tuổi cho giọng ca thiên thần này. Bài hát là một tiếng thức tỉnh với cả thế giới đang ngur vùi trong sự vô tâm và quên đi những nỗi đau mà hàng ngàn con người, hàng ngàn sinh vật phải hứng chịu. Ca khúc được thể hiện bởi một cậu bé (Declan), với một giọng ca trong vắt, thanh khiết nhưng lại có sức mạnh tuyệt vời
Lời bài hát : Tell me why?
In my dream children sing a song of love for every boy and girl
The sky is blue and fields are green and laughter is the language of the world
Then I wake and all I see is a world full of people in need
Tell me why (why) does it have to be like this?
Tell me why (why) is there something I have missed?
Tell me why (why) cos I don't understand.
When so many need somebody we don't give a helping hand.
Tell me why?
Everyday I ask myself what will I have to do to be a man?
Do I have to stand and fight to prove to everybody who I am?
Is that what my life is for to waste in a world full of war?
Tell me why (why) does it have to be like this?
Tell me why (why) is there something I have missed?
Tell me why (why) cos I don't understand.
When so many need somebody we don't give a helping hand.
Tell me why?
===========================================
Lời dịch tạm nha !
Trong giấc mơ của tôi, trẻ em hát khúc ca tình yêu cho mọi cô bé và cậu bé
Bầu trời xanh thẳm và những cánh đồng xanh ngát, tiếng cười là ngôn ngữ chung cho cả thế giới
Rồi tôi thức giấc và chỉ thấy một thế giới còn rất nhiều người cần giúp
Hãy nói cho tội tại sao lại cần phải như vậy?
Nói cho tôi tại sao, có gì đó tôi lại bỏ lỡ?
Nói cho tôi tại sao bởi tôi không thể hiểu
Khi rất nhiều người cần một ai đó, chúng ta không đưa một cánh tay nào để giúp đỡ
Nói cho tôi tại sao?
Từng ngày qua tôi tự hỏi tôi cần làm gì để trở thành một con người thực sự?
Tôi có cần phải đứng lên chiến đấu để chứng minh cho mọi người thấy tôi là ai?
Chẳng nhẽ đời tôi chỉ để lãng phí trong một thế giới ngập tràn chiến tranh?
Hãy nói cho tội tại sao lại luôn phải như vậy?
Nói cho tôi tại sao, phải chăng tôi còn thiếu 1 điều gì đó?
Nói cho tôi tại sao bởi tôi không hiểu
Khi rất nhiều người cần một ai đó, chúng ta không đưa họ một cánh tay giúp đỡ
Nói cho tôi tại sao?
(Trẻ em hát) Nói cho chúng tôi tại sao?
(Trẻ em khóc) Nói cho chúng tôi tại sao?
(Tất cả hát lên khúc ca) Hãy nói cho tôi biết đi, tại sao, tại sao?
Hãy nói cho tội tại sao lại cần phải như vậy?
Nói cho tôi tại sao, phải chăng có điều gì đó tôi bỏ lỡ?
Nói cho tôi tại sao bởi tôi không thể hiểu
Khi rất nhiều người cần một ai đó, chúng ta không giúp đỡ
Nói cho tôi tại sao?
Nói cho chúng tôi tại sao (tại sao, tại sao những con hổ chạy)
Nói cho chúng tôi tại sao (tại sao, tại sao ta lại buông cò súng)
Nói cho chúng tôi tại sao (tại sao, tại sao ta không bao giờ học được)
Có ai nó cho chúng tôi biết tại sao ta lại để những cánh rừng cháy?
(Tại sao, tại sao chúng ta nói ta quan tâm)
Tại sao (Tại sao chúng ta chỉ đứng đó và nhìn)
Tại sao (Tại sao cá heo khóc)
Có ai nói cho chúng ta biết tại sao chúng ta lại để đại dương chết?
(Tại sao, tại sao nếu chúng ta là một)
Tại sao (tại sao ta có thể thoát khỏi nỗi giày vò, thoát khỏi lương tâm của chính ta)
Nói cho tôi biết đi (Tại sao, tại sao nó không bao giờ kết thúc)
Ai đó nói cho tôi tại sao chúng ta không thể chỉ là những người bạn?
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt.
Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom Napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.
Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy Napalm vào chính binh lính của mình và dân thường.
Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam”
Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom Napalm, được chứng kiến không chỉ có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.
Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà. Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế…
Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi! Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.
Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ,
lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại
và đưa em vào bệnh viện cấp cứu
Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình - phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến nó!”.
Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được đâu!”.
Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó là nạn nhân bom Napalm, là nạn nhân của chiến tranh... Chốc sau Horst Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.
Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn, cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là “number one” (số 1) rồi!”.
Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình. Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!
Sau này:
Nick Út và Kim Phúc gặp nhau tại Cuba năm 1989
Cảm ơn bạn ! Bạn là một người thật nhân hậu ...
Sau đây là một số hình ảnh nữa
Trẻ em Zimbabwe. Ảnh: Worldpress
Những em bé - nạn nhân của những kẻ bắt trẻ em đi ăn xin (ảnh chụp trên lề đường Điện Biên Phủ, TP.HCM) - Ảnh: Võ Hương
Trẻ em Cil Cus trên đỉnh hang Hớt
Lucky đã từng nhiều năm đi công tác nhiều nơi trên mọi miền của Tổ Quốc cũng đã từng được chứng kiến nhiều hình ảnh về trẻ em ở những miền xa xôi còn nhiều khó khăn thiếu thốn ... Trên thế giới cũng vậy , các bạn hãy xem những hình ảnh sau đây nhé !!!
Thông tin thêm về ca khúc: Ca khúc Tell me why nằm trong album Tell me why của Declan Galbraith, một trong các ca khúc đã làm nên tên tuổi cho giọng ca thiên thần này. Bài hát là một tiếng thức tỉnh với cả thế giới đang ngur vùi trong sự vô tâm và quên đi những nỗi đau mà hàng ngàn con người, hàng ngàn sinh vật phải hứng chịu. Ca khúc được thể hiện bởi một cậu bé (Declan), với một giọng ca trong vắt, thanh khiết nhưng lại có sức mạnh tuyệt vời
Lời bài hát : Tell me why?
In my dream children sing a song of love for every boy and girl
The sky is blue and fields are green and laughter is the language of the world
Then I wake and all I see is a world full of people in need
Tell me why (why) does it have to be like this?
Tell me why (why) is there something I have missed?
Tell me why (why) cos I don't understand.
When so many need somebody we don't give a helping hand.
Tell me why?
Everyday I ask myself what will I have to do to be a man?
Do I have to stand and fight to prove to everybody who I am?
Is that what my life is for to waste in a world full of war?
Tell me why (why) does it have to be like this?
Tell me why (why) is there something I have missed?
Tell me why (why) cos I don't understand.
When so many need somebody we don't give a helping hand.
Tell me why?
===========================================
Lời dịch tạm nha !
Trong giấc mơ của tôi, trẻ em hát khúc ca tình yêu cho mọi cô bé và cậu bé
Bầu trời xanh thẳm và những cánh đồng xanh ngát, tiếng cười là ngôn ngữ chung cho cả thế giới
Rồi tôi thức giấc và chỉ thấy một thế giới còn rất nhiều người cần giúp
Hãy nói cho tội tại sao lại cần phải như vậy?
Nói cho tôi tại sao, có gì đó tôi lại bỏ lỡ?
Nói cho tôi tại sao bởi tôi không thể hiểu
Khi rất nhiều người cần một ai đó, chúng ta không đưa một cánh tay nào để giúp đỡ
Nói cho tôi tại sao?
Từng ngày qua tôi tự hỏi tôi cần làm gì để trở thành một con người thực sự?
Tôi có cần phải đứng lên chiến đấu để chứng minh cho mọi người thấy tôi là ai?
Chẳng nhẽ đời tôi chỉ để lãng phí trong một thế giới ngập tràn chiến tranh?
Hãy nói cho tội tại sao lại luôn phải như vậy?
Nói cho tôi tại sao, phải chăng tôi còn thiếu 1 điều gì đó?
Nói cho tôi tại sao bởi tôi không hiểu
Khi rất nhiều người cần một ai đó, chúng ta không đưa họ một cánh tay giúp đỡ
Nói cho tôi tại sao?
(Trẻ em hát) Nói cho chúng tôi tại sao?
(Trẻ em khóc) Nói cho chúng tôi tại sao?
(Tất cả hát lên khúc ca) Hãy nói cho tôi biết đi, tại sao, tại sao?
Hãy nói cho tội tại sao lại cần phải như vậy?
Nói cho tôi tại sao, phải chăng có điều gì đó tôi bỏ lỡ?
Nói cho tôi tại sao bởi tôi không thể hiểu
Khi rất nhiều người cần một ai đó, chúng ta không giúp đỡ
Nói cho tôi tại sao?
Nói cho chúng tôi tại sao (tại sao, tại sao những con hổ chạy)
Nói cho chúng tôi tại sao (tại sao, tại sao ta lại buông cò súng)
Nói cho chúng tôi tại sao (tại sao, tại sao ta không bao giờ học được)
Có ai nó cho chúng tôi biết tại sao ta lại để những cánh rừng cháy?
(Tại sao, tại sao chúng ta nói ta quan tâm)
Tại sao (Tại sao chúng ta chỉ đứng đó và nhìn)
Tại sao (Tại sao cá heo khóc)
Có ai nói cho chúng ta biết tại sao chúng ta lại để đại dương chết?
(Tại sao, tại sao nếu chúng ta là một)
Tại sao (tại sao ta có thể thoát khỏi nỗi giày vò, thoát khỏi lương tâm của chính ta)
Nói cho tôi biết đi (Tại sao, tại sao nó không bao giờ kết thúc)
Ai đó nói cho tôi tại sao chúng ta không thể chỉ là những người bạn?
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt.
Bức ảnh thay đổi cái nhìn về chiến tranh
Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom Napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.
Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy Napalm vào chính binh lính của mình và dân thường.
Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam”
Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom Napalm, được chứng kiến không chỉ có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.
Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà. Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế…
Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi! Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.
Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ,
lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại
và đưa em vào bệnh viện cấp cứu
Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình - phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến nó!”.
Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được đâu!”.
Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó là nạn nhân bom Napalm, là nạn nhân của chiến tranh... Chốc sau Horst Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.
Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn, cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là “number one” (số 1) rồi!”.
Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình. Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!
Sau này:
Nick Út và Kim Phúc gặp nhau tại Cuba năm 1989
Cảm ơn bạn ! Bạn là một người thật nhân hậu ...
Sau đây là một số hình ảnh nữa
Trẻ em Zimbabwe. Ảnh: Worldpress
Những em bé - nạn nhân của những kẻ bắt trẻ em đi ăn xin (ảnh chụp trên lề đường Điện Biên Phủ, TP.HCM) - Ảnh: Võ Hương
Trẻ em Cil Cus trên đỉnh hang Hớt
Yêu Trẻ Thơ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: