- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Bẩm sinh chúng ta có thiên hướng dễ nhớ và nhớ lâu những cảm xúc tiêu cực. Hiện tượng thuận lợi cho bệnh trầm cảm phát triển.
GS Francis Eustache, chuyên gia Tâm lý học thần kinh nổi tiếng Pháp khẳng định như vậy, khi ông nói về những cơ chế phức tạp của ý thức con người.
+ Theo giáo sư, liệu hiện nay khoa học đã biết nhiều hơn về cách thức thông tin hoặc sự kiện nào đó được ghi lại trong trí nhớ chúng ta?
- Những cơ chế tự động mà chúng ta tự tạo ra, khi học thí dụ đi xe đạp không đòi hỏi những cơ chế y hệt việc học thuộc lòng một bài thơ hoặc ghi nhớ ngày cưới của mình. Chúng ta có thể nhớ điều gì đó, bởi bản thân chúng ta muốn (để thi tốt nghiệp, thi đại học…) hoặc vì lý do sự kiện đó có ý nghĩa đặc biệt đối với bản thân. Tuy nhiên hàng ngày chúng ta cũng vô tình ghi nhớ không ít sự việc, mà bản thân không hề chủ động, thí dụ chúng ta tình cờ nhận ra gương mặt ai đó mới gặp một giờ trước đây trên phố.
Dấu vết trí nhớ cũng được lưu giữ trong chốc lát hoặc lâu dài: từ vài giây đến suốt cả cuộc đời. Nếu nói về nguồn gốc, có thể hoàn toàn vô tình hoặc kết quả nỗ lực nhất định. Và cuối cùng – tùy thuộc vào tuổi tác, bối cảnh, trạng thái sức khỏe hoặc tình cảm – các hệ thống ghi nhớ của chúng ta hoạt động khác nhau.
Khoa học đã biết, quá trình ghi chép ký ức (sự mã hóa) và việc tự nhớ lại được thực hiện một cách bất đối xứng. Trong trường hợp thứ nhất trước hết bán cầu não trái (vỏ não trước trán) hoạt động tích cực; trái lại trong trường hợp thứ hai bán cầu não phải hoạt động tích cực. Tuy nhiên không chỉ có vậy. Những địa bàn khác của não bộ, đặc biệt vùng hải mã – cũng đóng vai trò quyết định trong quá trình tạo ra ký ức. Vả lại trong những giai đọan sớm phát triển bệnh Alzheimer, những tổn thương đầu tiên có thể nhận biết ở chính vùng hải mã.
+ Ký ức được tạo dựng theo cách nào?
- Hãy lấy thí dụ một kỳ đi nghỉ mát ở miền biển. Mùa hè, đám đông mang đồ bơi đủ mầu, mọi người cuời nói, nô đùa, chim chóc hót níu lô trên rặng phi lao…Khung cảnh sống động được kích họat bằng những chi tiết găm vào những vùng tri giác của vỏ não (chịu trách nhiệm thị giác, thính giác, khứu giác…). Tiến theo có thể xảy ra hai kịch bản: sự kiện không có ý nghĩa đặc biệt và dấu vết của nó ra đi vào quên lãng ở trạng thái chưa có hình dạng cụ thể. Hoặc ngược lại: đối tượng trải nghiệm thời khắc đặc biệt mạnh mẽ và sẽ quay lại nó trong đầu suốt vài ba ngày. Sự “tồn tại” như thế sẽ tiếp tục xuất hiện ngoài mong muốn của đối tượng, nhất là trong giấc ngủ và trong trường hợp này dấu vết trí nhớ như thế tồn tại nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Khi ấy vùng hải mã hoạt động đặc biệt tích cực. Nó tạo nên một dạng mạng nhện, liên kết những thành phần khác nhau của bối cảnh vẫn tiếp tục nằm rải rác trên những địa bàn khác nhau của não bộ.
Ngay khi những thành phần đã kể được liên kết cố định, ký ức đã được khắc sâu vào vỏ não mới. Sau đó tất cả sẽ hiển thị đầy đủ - chỉ cần một chỉ dẫn nào đó liên quan đến bối cảnh (bãi biển, tiếng chim hót trên rặng phi lao…).
+ Theo giáo sư, tại sao mùi vị và hương vị để lại cho chúng ta những ký ức sâu sắc kéo dài nhiều năm?
- Mùi vị và hương vị có địa vị đặc biệt. Dạng ký ức này không được lưu giữ trong vỏ não. Những đường đi của mùi và hương vị gắn bó trực tiếp với vùng hải mã: chúng là một phần của hệ limpic. Chính vì thế chúng ta có câu trả lời tức thì, với mỗi sự kích hoạt.
+ Liệu những ký ức của chúng ta có là sự tái hiện chính xác sự kiện ở hình thái đã trải nghiệm?
- Không, chúng gần như không bao giờ là phiên bản chính xác của sự kiện đã diễn ra. Tất cả đều thay đổi theo thời gian - thậm chí ngay cả những sự kiện chúng ta coi là quan trọng.
Càng thường xuyên nhớ lại, càng muốn ghi nhớ, chúng ta càng làm cho sự kiện bị biến dạng! Giữa bối cảnh nguyên thủy và thời khắc, khi chúng ta nhớ lại, có thể qua đi nhiều năm. Kiến thức của chúng ta, lòng tin của chúng ta và những cảm xúc khi ấy đã không còn y hệt. Bối cảnh đã thay đổi. Và hơn thế, không khí vào thời điểm chúng ta “khai quật” chúng, đã cho chúng âm hưởng khác.
Ký ức là sự phản chiếu cá tính của chúng ta, cái tôi của bản thân. Và chúng ta nhào nặn chúng một cách có ý thức ở những mức độ khác nhau, để chúng thống nhất với những gì chúng ta tự nghĩ về mình.
+ Nói về trí nhớ của mình, đa số cho đó là năng lực ghi nhớ kiến thức chung về thế giới (trí nhớ ngữ nghĩa). Năng lực này rất khác nhau ở mỗi người. Có thể giải thích hiện tượng này thế nào?
- Điều đó một phần phụ thuộc vào ý nghĩa, mà chúng ta đặt cho từng thông tin cụ thể. Chị sẽ dễ nhớ hơn, một khi biết nó giúp gì cho bản thân. Vận động viên cờ vua, thí dụ sẽ có thể mã hóa số lượng khổng lồ những nước đi của từng quân cờ - một khi cho rằng, chúng giúp ích trong các trận thi đấu. Tương tự người nông dân có trí nhớ tốt hơn về danh mục các hạt giống. Nói cách khác sự ghi nhớ là vấn đề quan tâm mang tính cá biệt.
Cũng có thể đưa ra giả thiết, cùng với thời gian cá thể tự tạo ra “dự trữ động năng” (những kết nối đặc biệt phong phú và năng suất trong não bộ) do ảnh hưởng của môi trường văn hóa-xã hội, trình độ văn hóa, sự hòa nhập xã hội và những hoạt động thường nhật.
Cũng xuất hiện những yếu tố di truyền và những nhân tố khác như chỉ số thông minh, năng lực biến hóa các khái niệm, trạng thái thể chất và tình cảm.
+ Theo giáo sư cảm xúc có đóng vai trò quan trọng?
- Cảm xúc-ký ức là bộ đôi khá tinh tế. Những cảm xúc ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự ghi nhớ. Nhất là những sự kiện liên quan đến đời sống. Trái lại chấn thương tâm lý sâu sắc có thể có những hậu quả tồi tệ. Có thể dẫn đến sự tập trung duy nhất vào một số thành phần của bối cảnh ( thí dụ nhìn vào vũ khí trong tay kẻ tấn công, thay vì nạn nhân đang bị bắt giữ) hoặc thậm chí dẫn đến tình trạng hoảng loạn. Nhìn một cách tổng thể, chúng ta có thiên hướng nhớ dai hơn những cảm xúc tiêu cực. Yếu tố làm nghiêm trọng hơn rắc rối trong trường hợp những nạn nhân trầm cảm.
Tuy nhiên cùng với tuổi tác, chúng ta có xu hướng làm đẹp thêm mọi ký ức.
+ Thực tế người cao tuổi không hài lòng với trí nhớ của mình. Giáo sư có thể cho biết, bằng cách nào trí nhớ suy giảm, ngay cả với người khỏe mạnh?
- Trong quá trình lão hóa, không phải tất cả hệ thống của cơ thể đều bị thui chột như nhau. Những hệ thống mang tính thành phần nhất, như trí nhớ mang tính thủ tục – thành phần cho phép chúng ta thuần hóa những năng lực khác nhau (thí dụ, đi xe đạp hoặc lái xe hơi) thường bền vững hơn. Sự thật, tuổi càng cao việc học kỹ năng mới càng khó, chủ yếu vì quá trình nhận biết suy giảm cùng với tuổi tác. Tuy nhiên trí nhớ ngữ nghĩa (gắn với kiến thức) lại được duy trì khá tốt. Trái lại vấn đề trở nên phức tạp – một khi cần đến trí nhớ thao tác, tức trí nhớ ngắn (việc nhớ số điện thoại trong giây lát, để ghi lại) và trí nhớ thuộc về tương lai (“Lát nữa phải ra cửa hàng”). Nhìn chung những trí nhớ đòi hỏi năng lực tập trung và chú ý đều suy giảm cùng tuổi tác. Tuy nhiên tồi nhất vẫn là trí nhớ tình tiết.
+ Tại sao cùng với tuổi tác, chúng ta lưu giữ những ký ức cũ dễ hơn so với ghi nhớ những sự kiện mới diễn ra?
- Bởi vùng hải mã trong não bộ - “bộ nhớ” ký ức, cũng như thể hạnh đào gắn với cảm xúc, thích những thông tin mới. Và trong thời kỳ từ năm 10 tuổi đến 30 tuổi chúng có sự lựa chọn rất phong phú. Đó là thời của “những ấn tượng sâu sắc đầu tiên”: ký thi tốt nghiệp đầu tiên, mối tình đầu tiên, thời điểm tự kiếm được đồng tiền đầu tiên, đứa con đàu lòng ra đời…Hàng lọat sự kiện mang tính rường cột đối với bản ngã của chúng ta, chúng được lặp lại nhiều lần trong đầu và vì thế ký ức cũ lưu giữ tốt hơn.
+ Thay vào đó chúng ta không có nhiều kỷ niệm tuổi ấu thơ. Tại sao?
- Bởi tình trạng non nớt, chưa trưởng thành đầy đủ của não bộ tuổi ấu thơ. Cho dù vùng hải mã đã được hình thành, song các lớp vỏ não trước trán – khu vực phát triển chậm nhất, vẫn chưa hoàn chỉnh. Trong khi khu vực này đóng vai trò quan trọng với trí nhớ tình tiết.
+ Tuy nhiên đó lại là tuổi, tất cả được ghi lại với tốc độ cực nhanh…
- Trẻ nhỏ có khả năng hình thành kiến thức của mình dựa vào trí nhớ ngữ nghĩa – năng lực hoạt động rất tốt! Tuy nhiên cho dù có thể học thuộc lòng với thời gian kỷ lục một bài thơ dài, song lại không dễ tái hiện ký ức. Đó chính là hiện tượng đãng trí của tuổi thơ, cho dù nó không cản trở việc học hành của con trẻ.
+ Theo giáo sư, liệu có thể sống bình thường không cần trí nhớ tình tiết?
- Không phụ thuộc vào mức độ mất trí nhớ tình tiết, đối tượng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Câu chuyện bệnh nhân K.C là thí dụ điển hình. Sau tai nạn giao thông anh bị mất toàn bộ trí nhớ về cuộc sống và không còn trí nhớ tình tiết. Thay vào đó K.C vẫn còn kiến thức chung về thế giới và bản thân.Đối tượng có thể nhận biết những khái niệm mới, song không thể tự hình dung quá khứ hoặc tương lai của chính mình. Anh nói, chỉ nhìn duy nhất thấy khoảng trống. Quá khứ, hiện tại, tương lai: tất cả gắn với nhau.
+ Tại sao chúng ta quên nhiều sự kiện?
- Mục đích cuộc sống không phải ghi nhớ tất cả mọi sự kiện. Trí nhớ tự sàng lọc và loại bỏ những gì không quan trọng đối với chúng ta. Vậy nên phần lớn ký ức của chúng ta ngay từ đầu đã bị xếp vào dạng “sẽ bị loại bỏ”. Cơ chế như vậy là hợp lý: bởi để có thể chạy đua vào tương lai, cần phải quên nhiều sự kiện. Hãy lấy thí dụ đối tượng không có khả năng loại bỏ bất cứ cái gì ra khỏi trí nhớ. Khi nghe nói, thí dụ: ngày 12 tháng 5 năm 1998, đối tượng lập tức kể chính xác mọi sự kiện: “Tôi ở chỗ này, chỗ nọ, đã làm việc này, việc nọ…”. Đó là địa ngục che lấp cơ chế cơ bản đảm trách việc tái hình thành cũng như tổ chức kiến thức và ký ức cùng với dòng chảy thời gian.
* Sáu loại trí nhớ:
1- Trí nhớ ngắn hạn (công việc) đảm nhiệm lưu giữ những thông tin tạm thời ( trong vài ba giây hoặc vài ba phút) cần thiết để thực hiện nhiệm vụ nào đó. Nó cho phép chúng ta thí dụ ghi nhớ nội dung câu hỏi, để sau đó trả lời, hoặc số điện thoại – để có thể ghi lại.
2- Trí nhớ dài hạn (thủ tục) gắn với những thói quen, tự động ứng xử. Nhờ nó chúng ta biết đi xe đạp, biết chơi đàn, biết sử dụng máy vi tính…
3- Trí nhớ xa cho phép ghi nhớ những hoạt động sẽ phải thực hiện. Nhờ nó chúng ta biết, thí dụ sớm mai phải đi họp hoặc làm thủ tục nào đó.
4- Trí nhớ nhận thức giúp chúng ta tự nhớ lại bức tranh, tiếng ồn, bài hát, mùi vị hoặc sự động chạm.
5- Trí nhớ ngữ nghĩa lưu giữ tất cả những gì chúng đã học được trong cuộc sống – trong trường học hoặc từ sách vở. Nó bao gồm kiến thức của chúng ta về thế giới, cũng như về bản thân: tôi là phụ nữ hoặc đàn ông, đã tốt nghiệp trường…
6- Trí nhớ tình tiết liên quan đến những sự kiện và chúng ta trực tiếp trải nghiệm và hàm chứa khái niệm không gian-thời gian: chuyện gì, ở đâu, khi nào? GS Endel Tulving coi nó là “Trí nhớ đẹp nhất trong các dạng trí nhớ”, bởi nó cho phép chúng ta quay về quá khứ với tất cả chi tiết cụ thể và sống động.
* Nguyên nhân bệnh Alzheimer (mất trí nhớ)
- Chứng bệnh tấn công các tế bào thần kinh, tiêu diệt các hệ thống trí nhớ - nhất là trí nhớ tình tiết và trí nhớ ngữ nghĩa. Nếu những ký ức xa xưa và trí nhớ dễ xúc động rất bền vững, những ký ức mới dần trộn lẫn vào nhau.
Hiện khoa học đã biết, bệnh lý này là hậu quả của sự gắn kết hai protein dị thường trong não bộ. Trong tình huống bình thường chúng duy trì trạng thái ổn định của cấu trúc các sợi thần kinh. Thế như một khi bị khuyết tật chúng không thực hiện chức năng vốn có và các tế bào thần kinh bị tan rã.
Theo Khánh Nam
Tri Thức Trẻ
GS Francis Eustache, chuyên gia Tâm lý học thần kinh nổi tiếng Pháp khẳng định như vậy, khi ông nói về những cơ chế phức tạp của ý thức con người.
+ Theo giáo sư, liệu hiện nay khoa học đã biết nhiều hơn về cách thức thông tin hoặc sự kiện nào đó được ghi lại trong trí nhớ chúng ta?
- Những cơ chế tự động mà chúng ta tự tạo ra, khi học thí dụ đi xe đạp không đòi hỏi những cơ chế y hệt việc học thuộc lòng một bài thơ hoặc ghi nhớ ngày cưới của mình. Chúng ta có thể nhớ điều gì đó, bởi bản thân chúng ta muốn (để thi tốt nghiệp, thi đại học…) hoặc vì lý do sự kiện đó có ý nghĩa đặc biệt đối với bản thân. Tuy nhiên hàng ngày chúng ta cũng vô tình ghi nhớ không ít sự việc, mà bản thân không hề chủ động, thí dụ chúng ta tình cờ nhận ra gương mặt ai đó mới gặp một giờ trước đây trên phố.
Dấu vết trí nhớ cũng được lưu giữ trong chốc lát hoặc lâu dài: từ vài giây đến suốt cả cuộc đời. Nếu nói về nguồn gốc, có thể hoàn toàn vô tình hoặc kết quả nỗ lực nhất định. Và cuối cùng – tùy thuộc vào tuổi tác, bối cảnh, trạng thái sức khỏe hoặc tình cảm – các hệ thống ghi nhớ của chúng ta hoạt động khác nhau.
Khoa học đã biết, quá trình ghi chép ký ức (sự mã hóa) và việc tự nhớ lại được thực hiện một cách bất đối xứng. Trong trường hợp thứ nhất trước hết bán cầu não trái (vỏ não trước trán) hoạt động tích cực; trái lại trong trường hợp thứ hai bán cầu não phải hoạt động tích cực. Tuy nhiên không chỉ có vậy. Những địa bàn khác của não bộ, đặc biệt vùng hải mã – cũng đóng vai trò quyết định trong quá trình tạo ra ký ức. Vả lại trong những giai đọan sớm phát triển bệnh Alzheimer, những tổn thương đầu tiên có thể nhận biết ở chính vùng hải mã.
+ Ký ức được tạo dựng theo cách nào?
- Hãy lấy thí dụ một kỳ đi nghỉ mát ở miền biển. Mùa hè, đám đông mang đồ bơi đủ mầu, mọi người cuời nói, nô đùa, chim chóc hót níu lô trên rặng phi lao…Khung cảnh sống động được kích họat bằng những chi tiết găm vào những vùng tri giác của vỏ não (chịu trách nhiệm thị giác, thính giác, khứu giác…). Tiến theo có thể xảy ra hai kịch bản: sự kiện không có ý nghĩa đặc biệt và dấu vết của nó ra đi vào quên lãng ở trạng thái chưa có hình dạng cụ thể. Hoặc ngược lại: đối tượng trải nghiệm thời khắc đặc biệt mạnh mẽ và sẽ quay lại nó trong đầu suốt vài ba ngày. Sự “tồn tại” như thế sẽ tiếp tục xuất hiện ngoài mong muốn của đối tượng, nhất là trong giấc ngủ và trong trường hợp này dấu vết trí nhớ như thế tồn tại nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Khi ấy vùng hải mã hoạt động đặc biệt tích cực. Nó tạo nên một dạng mạng nhện, liên kết những thành phần khác nhau của bối cảnh vẫn tiếp tục nằm rải rác trên những địa bàn khác nhau của não bộ.
Ngay khi những thành phần đã kể được liên kết cố định, ký ức đã được khắc sâu vào vỏ não mới. Sau đó tất cả sẽ hiển thị đầy đủ - chỉ cần một chỉ dẫn nào đó liên quan đến bối cảnh (bãi biển, tiếng chim hót trên rặng phi lao…).
+ Theo giáo sư, tại sao mùi vị và hương vị để lại cho chúng ta những ký ức sâu sắc kéo dài nhiều năm?
- Mùi vị và hương vị có địa vị đặc biệt. Dạng ký ức này không được lưu giữ trong vỏ não. Những đường đi của mùi và hương vị gắn bó trực tiếp với vùng hải mã: chúng là một phần của hệ limpic. Chính vì thế chúng ta có câu trả lời tức thì, với mỗi sự kích hoạt.
+ Liệu những ký ức của chúng ta có là sự tái hiện chính xác sự kiện ở hình thái đã trải nghiệm?
- Không, chúng gần như không bao giờ là phiên bản chính xác của sự kiện đã diễn ra. Tất cả đều thay đổi theo thời gian - thậm chí ngay cả những sự kiện chúng ta coi là quan trọng.
Càng thường xuyên nhớ lại, càng muốn ghi nhớ, chúng ta càng làm cho sự kiện bị biến dạng! Giữa bối cảnh nguyên thủy và thời khắc, khi chúng ta nhớ lại, có thể qua đi nhiều năm. Kiến thức của chúng ta, lòng tin của chúng ta và những cảm xúc khi ấy đã không còn y hệt. Bối cảnh đã thay đổi. Và hơn thế, không khí vào thời điểm chúng ta “khai quật” chúng, đã cho chúng âm hưởng khác.
Ký ức là sự phản chiếu cá tính của chúng ta, cái tôi của bản thân. Và chúng ta nhào nặn chúng một cách có ý thức ở những mức độ khác nhau, để chúng thống nhất với những gì chúng ta tự nghĩ về mình.
+ Nói về trí nhớ của mình, đa số cho đó là năng lực ghi nhớ kiến thức chung về thế giới (trí nhớ ngữ nghĩa). Năng lực này rất khác nhau ở mỗi người. Có thể giải thích hiện tượng này thế nào?
- Điều đó một phần phụ thuộc vào ý nghĩa, mà chúng ta đặt cho từng thông tin cụ thể. Chị sẽ dễ nhớ hơn, một khi biết nó giúp gì cho bản thân. Vận động viên cờ vua, thí dụ sẽ có thể mã hóa số lượng khổng lồ những nước đi của từng quân cờ - một khi cho rằng, chúng giúp ích trong các trận thi đấu. Tương tự người nông dân có trí nhớ tốt hơn về danh mục các hạt giống. Nói cách khác sự ghi nhớ là vấn đề quan tâm mang tính cá biệt.
Cũng có thể đưa ra giả thiết, cùng với thời gian cá thể tự tạo ra “dự trữ động năng” (những kết nối đặc biệt phong phú và năng suất trong não bộ) do ảnh hưởng của môi trường văn hóa-xã hội, trình độ văn hóa, sự hòa nhập xã hội và những hoạt động thường nhật.
Cũng xuất hiện những yếu tố di truyền và những nhân tố khác như chỉ số thông minh, năng lực biến hóa các khái niệm, trạng thái thể chất và tình cảm.
+ Theo giáo sư cảm xúc có đóng vai trò quan trọng?
- Cảm xúc-ký ức là bộ đôi khá tinh tế. Những cảm xúc ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự ghi nhớ. Nhất là những sự kiện liên quan đến đời sống. Trái lại chấn thương tâm lý sâu sắc có thể có những hậu quả tồi tệ. Có thể dẫn đến sự tập trung duy nhất vào một số thành phần của bối cảnh ( thí dụ nhìn vào vũ khí trong tay kẻ tấn công, thay vì nạn nhân đang bị bắt giữ) hoặc thậm chí dẫn đến tình trạng hoảng loạn. Nhìn một cách tổng thể, chúng ta có thiên hướng nhớ dai hơn những cảm xúc tiêu cực. Yếu tố làm nghiêm trọng hơn rắc rối trong trường hợp những nạn nhân trầm cảm.
Tuy nhiên cùng với tuổi tác, chúng ta có xu hướng làm đẹp thêm mọi ký ức.
+ Thực tế người cao tuổi không hài lòng với trí nhớ của mình. Giáo sư có thể cho biết, bằng cách nào trí nhớ suy giảm, ngay cả với người khỏe mạnh?
- Trong quá trình lão hóa, không phải tất cả hệ thống của cơ thể đều bị thui chột như nhau. Những hệ thống mang tính thành phần nhất, như trí nhớ mang tính thủ tục – thành phần cho phép chúng ta thuần hóa những năng lực khác nhau (thí dụ, đi xe đạp hoặc lái xe hơi) thường bền vững hơn. Sự thật, tuổi càng cao việc học kỹ năng mới càng khó, chủ yếu vì quá trình nhận biết suy giảm cùng với tuổi tác. Tuy nhiên trí nhớ ngữ nghĩa (gắn với kiến thức) lại được duy trì khá tốt. Trái lại vấn đề trở nên phức tạp – một khi cần đến trí nhớ thao tác, tức trí nhớ ngắn (việc nhớ số điện thoại trong giây lát, để ghi lại) và trí nhớ thuộc về tương lai (“Lát nữa phải ra cửa hàng”). Nhìn chung những trí nhớ đòi hỏi năng lực tập trung và chú ý đều suy giảm cùng tuổi tác. Tuy nhiên tồi nhất vẫn là trí nhớ tình tiết.
+ Tại sao cùng với tuổi tác, chúng ta lưu giữ những ký ức cũ dễ hơn so với ghi nhớ những sự kiện mới diễn ra?
- Bởi vùng hải mã trong não bộ - “bộ nhớ” ký ức, cũng như thể hạnh đào gắn với cảm xúc, thích những thông tin mới. Và trong thời kỳ từ năm 10 tuổi đến 30 tuổi chúng có sự lựa chọn rất phong phú. Đó là thời của “những ấn tượng sâu sắc đầu tiên”: ký thi tốt nghiệp đầu tiên, mối tình đầu tiên, thời điểm tự kiếm được đồng tiền đầu tiên, đứa con đàu lòng ra đời…Hàng lọat sự kiện mang tính rường cột đối với bản ngã của chúng ta, chúng được lặp lại nhiều lần trong đầu và vì thế ký ức cũ lưu giữ tốt hơn.
+ Thay vào đó chúng ta không có nhiều kỷ niệm tuổi ấu thơ. Tại sao?
- Bởi tình trạng non nớt, chưa trưởng thành đầy đủ của não bộ tuổi ấu thơ. Cho dù vùng hải mã đã được hình thành, song các lớp vỏ não trước trán – khu vực phát triển chậm nhất, vẫn chưa hoàn chỉnh. Trong khi khu vực này đóng vai trò quan trọng với trí nhớ tình tiết.
+ Tuy nhiên đó lại là tuổi, tất cả được ghi lại với tốc độ cực nhanh…
- Trẻ nhỏ có khả năng hình thành kiến thức của mình dựa vào trí nhớ ngữ nghĩa – năng lực hoạt động rất tốt! Tuy nhiên cho dù có thể học thuộc lòng với thời gian kỷ lục một bài thơ dài, song lại không dễ tái hiện ký ức. Đó chính là hiện tượng đãng trí của tuổi thơ, cho dù nó không cản trở việc học hành của con trẻ.
+ Theo giáo sư, liệu có thể sống bình thường không cần trí nhớ tình tiết?
- Không phụ thuộc vào mức độ mất trí nhớ tình tiết, đối tượng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Câu chuyện bệnh nhân K.C là thí dụ điển hình. Sau tai nạn giao thông anh bị mất toàn bộ trí nhớ về cuộc sống và không còn trí nhớ tình tiết. Thay vào đó K.C vẫn còn kiến thức chung về thế giới và bản thân.Đối tượng có thể nhận biết những khái niệm mới, song không thể tự hình dung quá khứ hoặc tương lai của chính mình. Anh nói, chỉ nhìn duy nhất thấy khoảng trống. Quá khứ, hiện tại, tương lai: tất cả gắn với nhau.
+ Tại sao chúng ta quên nhiều sự kiện?
- Mục đích cuộc sống không phải ghi nhớ tất cả mọi sự kiện. Trí nhớ tự sàng lọc và loại bỏ những gì không quan trọng đối với chúng ta. Vậy nên phần lớn ký ức của chúng ta ngay từ đầu đã bị xếp vào dạng “sẽ bị loại bỏ”. Cơ chế như vậy là hợp lý: bởi để có thể chạy đua vào tương lai, cần phải quên nhiều sự kiện. Hãy lấy thí dụ đối tượng không có khả năng loại bỏ bất cứ cái gì ra khỏi trí nhớ. Khi nghe nói, thí dụ: ngày 12 tháng 5 năm 1998, đối tượng lập tức kể chính xác mọi sự kiện: “Tôi ở chỗ này, chỗ nọ, đã làm việc này, việc nọ…”. Đó là địa ngục che lấp cơ chế cơ bản đảm trách việc tái hình thành cũng như tổ chức kiến thức và ký ức cùng với dòng chảy thời gian.
* Sáu loại trí nhớ:
1- Trí nhớ ngắn hạn (công việc) đảm nhiệm lưu giữ những thông tin tạm thời ( trong vài ba giây hoặc vài ba phút) cần thiết để thực hiện nhiệm vụ nào đó. Nó cho phép chúng ta thí dụ ghi nhớ nội dung câu hỏi, để sau đó trả lời, hoặc số điện thoại – để có thể ghi lại.
2- Trí nhớ dài hạn (thủ tục) gắn với những thói quen, tự động ứng xử. Nhờ nó chúng ta biết đi xe đạp, biết chơi đàn, biết sử dụng máy vi tính…
3- Trí nhớ xa cho phép ghi nhớ những hoạt động sẽ phải thực hiện. Nhờ nó chúng ta biết, thí dụ sớm mai phải đi họp hoặc làm thủ tục nào đó.
4- Trí nhớ nhận thức giúp chúng ta tự nhớ lại bức tranh, tiếng ồn, bài hát, mùi vị hoặc sự động chạm.
5- Trí nhớ ngữ nghĩa lưu giữ tất cả những gì chúng đã học được trong cuộc sống – trong trường học hoặc từ sách vở. Nó bao gồm kiến thức của chúng ta về thế giới, cũng như về bản thân: tôi là phụ nữ hoặc đàn ông, đã tốt nghiệp trường…
6- Trí nhớ tình tiết liên quan đến những sự kiện và chúng ta trực tiếp trải nghiệm và hàm chứa khái niệm không gian-thời gian: chuyện gì, ở đâu, khi nào? GS Endel Tulving coi nó là “Trí nhớ đẹp nhất trong các dạng trí nhớ”, bởi nó cho phép chúng ta quay về quá khứ với tất cả chi tiết cụ thể và sống động.
* Nguyên nhân bệnh Alzheimer (mất trí nhớ)
- Chứng bệnh tấn công các tế bào thần kinh, tiêu diệt các hệ thống trí nhớ - nhất là trí nhớ tình tiết và trí nhớ ngữ nghĩa. Nếu những ký ức xa xưa và trí nhớ dễ xúc động rất bền vững, những ký ức mới dần trộn lẫn vào nhau.
Hiện khoa học đã biết, bệnh lý này là hậu quả của sự gắn kết hai protein dị thường trong não bộ. Trong tình huống bình thường chúng duy trì trạng thái ổn định của cấu trúc các sợi thần kinh. Thế như một khi bị khuyết tật chúng không thực hiện chức năng vốn có và các tế bào thần kinh bị tan rã.
Theo Khánh Nam
Tri Thức Trẻ