Những bí mật về cảm xúc và sức khỏe của bạn

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Wikicabinet – Kênh thông tin tri thức nhân loại kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề:

4 sự thật về cuộc sống hạnh phúc

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về Những bí mật về cảm xúc và sức khỏe của bạn. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé.

Các nhà khoa học tin rằng cảm xúc và sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo hướng tích cực và tiêu cực. Vậy làm thế nào để có thể duy trì cảm xúc và sức khỏe một cách lành mạnh, hãy cùng Wikicabinet bật mí về những bí mật giữa cảm xúc và sức khỏe nhé!

Mối liên hệ giữa cảm xúc và sức khỏe
Những cảm xúc tích cực được trải nghiệm và biểu lộ ra bên ngoài mà không gặp bất kỳ sự phán xét, cản trở nào hay trở thành những dòng chảy cảm xúc tự do mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Mặt khác, những cảm xúc tiêu cực thường bị kìm nén (đặc biệt là những cảm xúc sợ hãi hoặc giận dữ) có thể hạ gục năng lượng tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của bạn.

Điều quan trọng là bạn nhận ra những suy nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đối với th.ân thể, hành vi và các mối quan hệ hiện tại.

Những cảm xúc tiêu cực gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn
Thái độ tiêu cực cùng cảm giác bất lực và vô vọng có thể tạo ra sự căng thẳng mãn tính, làm mất cân bằng hormone của cơ thể, làm cạn kiệt các chất kích thích não bộ cần thiết để tạo ra cảm giác hạnh phúc và làm hỏng hệ thống miễn dịch. Sự căng thẳng mãn tính thực sự có thể làm giảm tuổi thọ của bạn nếu bạn chấp nhận để nó ngự trị trong tâm trí. (Khoa học hiện đại đã xác định rằng căng thẳng rút ngắn telomere của chúng ta, phần cuối của mũ trong các chuỗi DNA, khiến tế bào bị lão hóa và làm chúng ta già đi nhanh hơn.)

Sự tức giận không được kiểm soát hoặc kìm nén tốt cũng liên quan đến một loạt các tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như tăng huyết áp (huyết áp cao), bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng.

Tầm quan trọng của cảm xúc tích cực đối với sức khỏe
Cảm xúc tích cực mở rộng tam quan (nhân sinh quan, thế giới quan, và giá trị quan) của bạn, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều sáng tạo, niềm tin và hy vọng lớn hơn. Duy trì và phát triển những cảm xúc tích cực theo thời gian một cách đều đặn, giúp tăng khả năng phục hồi cảm xúc lâu dài và bền vững của chính bạn.

Một bác sĩ trị liệu của Đại học Y chia sẻ rằng một bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung có tốc độ phục hồi nhanh hơn bình thường nhờ sự quan tâm, săn sóc của người bạn đời, những lời yêu thương của những đứa con, đứa cháu ríu rít mỗi ngày và là sự nỗ lực vượt lên nghịch cảnh của chính bệnh nhân. Các nhà khoa học đã dành nhiều năm nghiên cứu và công bố những lợi ích của cảm xúc tích cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, điều đó thể hiện qua tăng tốc độ phục hồi từ các biến chứng tim mạch, giúp bạn ngủ ngon hơn, ít cảm lạnh hơn và cảm giác hạnh phúc hơn. Những thứ bạn nhận được không chỉ đơn giản là những cảm xúc vui tươi, biết ơn, yêu thương, quan tâm, thanh thản mà còn là cảm giác được kết nối với những người khác. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng, chính bản thân bạn có thể tự mình nuôi dưỡng và phát triển những cảm xúc tích cực đó để sống một cuộc đời an nhiên, hạnh phúc hơn.

Vượt qua những cảm xúc tiêu cực như thế nào?
Bởi vì bạn luôn được bảo vệ an toàn trước những nỗi đau và mất mát trong cuộc sống bằng những tấm lá chắn vững chắc, bạn thường có xu hướng ưu tiên những suy nghĩ hay cảm xúc xấu hơn là những suy nghĩ hay cảm xúc tốt. Mặc dù đây là một cơ chế sinh tồn cần thiết cho những người cần cảnh giác cao độ trong một môi trường thiếu an toàn, nhưng sự thật là đối với hầu hết chúng ta, xu hướng tiêu cực này đang phản tác dụng.

Xu hướng tiêu cực có nghĩa là bạn đã dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về những thất vọng bé nhỏ mà bạn gặp phải hàng ngày như khi giao thông tồi tệ hoặc bất đồng với một người thân yêu và bỏ qua nhiều cơ hội tốt đẹp hoặc gánh nặng nợ nần mà bạn phải trải qua với sự ngạc nhiên, sợ hãi và tức giận suốt cả ngày.

Để bù đắp xu hướng tiêu cực này và trải nghiệm trạng thái cảm xúc hài hòa, bạn cần trải nghiệm ba cảm xúc tích cực cho mỗi cảm xúc tiêu cực. Điều này có thể được thực hiện một cách có chủ ý đối với những người ít hoặc không thường xuyên có cảm xúc tích cực. Những cảm xúc tích cực này theo nghĩa đen có thể đảo ngược các tác động vật lý của cảm xúc tiêu cực và bồi đắp nền tảng tâm lý mạnh mẽ góp phần phát triển một cuộc sống hạnh phúc, bền vững hơn.

Tha thứ giúp nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực
Tha thứ có nghĩa là chấp nhận hoàn toàn những điều tiêu cực đã xảy ra và từ bỏ cảm giác tiêu cực của bạn trong mọi hoàn cảnh. Thay vì bạn cố chấp niệm những điều phiền não, u sầu, hãy học cách tha thứ, cùng trải nghiệm những cảm xúc tích cực với tinh thần và th.ân thể, bạn sẽ nhận ra rằng tha thứ càng dễ dàng bao nhiêu bạn càng hạnh phúc bấy nhiêu. Bạn có thể học và truyền đạt bài học tha thư qua giảng đường, những trải nghiệm đời sống thường ngày cho mọi người xung quanh. Tha thứ cũng là một cách để nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, giúp bạn vượt qua những phiền não, tổn thương.

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, sự tha thứ mang đến những lợi ích sau:

Giảm thiểu 70% cảm giác bị tổn thương

Giảm thiểu 13% những cơn giận dữ

Giảm thiểu 27% những lời than thở về thể chất (đau, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt,…)

Có một nghiên cứu rằng khi con người ta tha thứ nhiều hơn, một cơ chế nào đó khiến ta hạnh phúc hơn và sống lâu hơn. Điều này có lẽ hơi mơ hồ nhưng bạn hãy suy nghĩ như thế này hai người chia tay do người kia phản bội, bạn nhận được sự đả kích, tổn thương vô cùng lớn. Lẽ thường, nỗi đau đấy có thể gặm nhấm khiến tinh thần của bạn trở nên yếu đuối, cơ thể héo mòn từng ngày. Nghĩ lại mà xem, vì điều gì mà bạn lại đày đọa bản thân mình như thế. Đó có phải là điều đúng đắn bạn nên làm? Người làm bạn tổn thương đâu biết bạn khổ sở như thế nào? Học cách chấp nhận và tha thứ cho những tổn thương, bạn mới có thể sống một đời viên mãn, an vui được. Bởi vậy mới có những cô gái hậu chia tay bỗng trở lên xinh đẹp, hạnh phúc hơn là do họ biết tha thứ và tự yêu thương chính bản thân mình.

Lòng biết ơn khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn
Khi bạn nhận thức được những khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống và lòng biết ơn có tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc, tình cảm của bạn. Lòng biết ơn vun đắp những cảm xúc tích cực, giúp bạn tránh xa những rắc rối và cảm xúc tiêu cực. Những người tu tập chánh niệm thường xuyên luôn cảm thấy hạnh phúc hơn. Họ tự nhận thức được nên trân trọng và yêu thương bản thân và cuộc sống của chính mình nhiều hơn nữa. Hiếm khi thấy họ phàn nàn, ca thán về th.ân thể hay chất lượng cuộc sống và bằng cách nào đó họ có thể tự động tạo ra những danh sách rắc rối và tránh xa hoàn toàn.

Mối quan hệ giữa cảm xúc tích cực và lòng biết ơn là mối quan hệ cho – nhận. Khi bạn bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ mình, bạn nhận lại sự thương yêu và điều đó khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Điếu này có nghĩa là cảm xúc tích cực không giúp bạn tỏ lòng biết ơn, mà là lòng biết ơn khiến bạn trở nên hạnh phúc.

Cảm xúc tích cực làm tăng khả năng phục hồi cảm xúc
Những cảm xúc tích cực có mục đích khoa học có thể giúp cho cơ thể phục hồi sau những tác động xấu của những cảm xúc tiêu cực dai dẳng. Do đó, trau dồi cảm xúc tích cực theo thời gian có thể giúp chúng ta trở nên kiên cường hơn khi đối mặt với khủng hoảng hoặc căng thẳng.

Khả năng phục hồi cảm xúc giống như sự đàn hồi của cao su, bất kể một người kiên cường bị kéo căng theo cảm xúc tiêu cực đến đâu, họ đều có khả năng trở lại trạng thái ban đầu.

Những người kiên cường có thể có những trải nghiệm về cảm xúc khó khăn như đau đớn, buồn bã, thất vọng và đau buồn mà không gục ngã. Những người kiên cường không phủ nhận nỗi đau hay sự đau khổ mà họ đang trải qua; thay vào đó, họ giữ được ý thức tích cực giúp họ vượt qua những tác động tiêu cực của tình huống. Trong thực tế, một số người có thể đối mặt với thách thức về thời gian với sự lạc quan và hy vọng, biết rằng những khó khăn của họ sẽ dẫn đến phát triển cá nhân và một triển vọng mở rộng về cuộc sống.

Thể hiện cảm xúc tích cực của bạn như thế nào?
Nhiều người sợ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ vì sợ mất kiểm soát. Bài tập này có thể giúp bạn sở hữu cảm xúc và học cách thể hiện chúng một cách an toàn và lành mạnh.

Bắt đầu bằng cách xác định những gì bạn đang cảm thấy ngay bây giờ, trong thời điểm này.

Hãy nói thật to những gì bạn đang cảm thấy, sử dụng chủ ngữ “Tôi”. Ví dụ: Tôi cảm thấy tức giận, tôi cảm thấy buồn, tôi cảm thấy sợ hãi. Hoặc “Tôi cảm thấy hạnh phúc, tôi cảm thấy vui vẻ…”

Bắt đầu bằng cách thể hiện cảm xúc của bạn khi bạn ở một mình. Sau khi bạn trở nên thoải mái hơn, hãy thực hành với người mà bạn có mối quan hệ tin cậy, an toàn.

Cuối cùng bạn hãy bắt đầu luyện tập trong những tình huống thử thách hơn. Hãy nhớ đừng đổ lỗi cho người khác và cởi mở để nghe những chia sẻ của họ. Bạn cũng có thể yêu cầu người khác phản hồi.

Luyện tập hơi thở tích cực
Hít vào một hơi thật sâu, bạn thu nhận ánh sáng, tình yêu và năng lượng để chữa lành. Hình ảnh quán tưởng này trong tâm trí bạn vô cùng rõ ràng, tươi sáng. Bạn sẽ cảm thấy bản thân trở nên sáng hơn khi bạn tràn ngập ánh sáng và niềm vui.

Thở ra một hơi dài, bạn giải phóng bất kỳ trạng thái hoặc cảm giác tiêu cực. Bạn có thể hình dung nó như bóng tối hoặc sương mù. Nếu bạn có sự tức giận, sợ hãi hoặc buồn bã, hãy thở ra. Nếu bạn có căng thẳng, lo lắng hoặc tức giận, hãy giải phóng chúng khi bạn thở ra.

Làm bài kiểm tra cảm xúc tích cực
Để thổi bay xu hướng tiêu cực của bạn về các mối đe dọa tiềm ẩn và các cảm xúc tiêu cực khác, bạn cần chú ý và tăng cường cảm xúc tích cực. Bằng cách nhận ra những cảm xúc tích cực như niềm vui, sự sợ hãi, tình yêu, lòng biết ơn, sự quan tâm, hy vọng và cảm hứng, bạn có thể tăng sự tích cực trong cuộc sống của bạn.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Là con gái, điều quan trọng hơn cả là hãy hiểu chính mình .

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.


Source:Wiki Cabinet
Via:Wiki Cabinet
Tags:cảm xúc và sức khỏelối sống xanh
 
×
Quay lại
Top Bottom