Có một câu nói về người Nhật Bản rằng : "Người Nhật giống như củ hành tây, cho dù có lột bao nhiêu lớp hành đi nữa cũng không biết được bên trong". Đối với những người đã từng tiếp xúc với người Nhật đều có cảm nhận đây là một dân tộc "đầy bí hiểm" và khó có thể hiểu thấu.
>>>>trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản
>>>>xuất khẩu lao động nhật bản ngành nông nghiệp
>>>>văn hóa nhật bản
Có rất nhiều những nghiên cứu và bài viết về sự thú vị của đất nước Nhật Bản này, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu tuy nhiên, đối với đại đa số đều cho rằng "người Nhật thật khó hiểu".
Những người tìm hiểu về Nhật Bản đều cảm thấy khó nhằn bắt đàu từ bảng chữ Hán Nhật (Kanji). Nhưng khi nhìn qua những kanji khó, nếu bạn biết được cách cấu tạo của nó thì bạn có thể dễ dàng hiểu được. Nếu vận dụng phương pháp này, bạn cũng có thể hiểu người Nhật hơn. Có thể nói hầu hết các hành động của người Nhật đều nằm trong một chìa khóa. Nếu bạn sử dụng chìa khóa đó, bạn có thể mở được bí mật trong hành động của người Nhật.
Có phải người Nhật theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?
Có một câu hỏi được đặt ra : " Ở Nhật bạn có cảm giác bị phân biệt đến nỗi không chịu được không?" thì đến 66% những người nước ngoài được hỏi đều trả lời là có. Và xu hướng phân biệt của họ là " Sùng bái Tây Âu, khinh miệt Châu Á".
Văn hóa Tây Âu là văn hóa được người Nhật tôn sùng trong thời kỳ cận đại hóa. Trong thời kỳ trước, với hình thái nhỏ con thì thể hình và phong cách của người Tây Âu cũng là một trong những thứ người Nhật tôn sùng và ao ước có được.
Tuy nhiên, người Nhật không có lòng tôn sùng châu Á. Cũng không có gì quá ngạc nhiên bởi lẽ, bản chất người Nhật là người châu Á. Họ tôn sùng tính ngoại và mong muốn học hỏi những thứ mới lạ.
Bản thân người Nhật có tính cộng đồng rất cao. Tính cách này đã được rèn giũa từ bé cho đến lớn và gần như mọi người đều có những hành động khá là giống nhau. Và chính vì có tính cộng đồng như thế nên người Nhật rất coi trọng lợi ích tập thể và đặt điều đó lên cao hơn cả lợi ích cá nhân của mình. Với quan điểm sống khá là khác biệt với cách sống của bên ngoài như vậy nên không có gì khó hiểu khi phần đa những người được hỏi đều trả lời "có" với câu hỏi " Người Nhật có theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay không? "
Có phải YES của người Nhật có nghĩa là NO?
Người Nhật khó nói được "NO" rõ ràng. Ngay cả khi từ chối họ cũng dùng lối khẳng định để giải thích. Ví dụ bạn mang sản phẩm đến công ty Nhật để bán, người phụ trách Nhật sẽ nói như thế này: “Tôi nghĩ đây là một sản phẩm tốt nhưng mẫu mã có chút vấn đề. Nếu mẫu mã tốt thì chẳng còn gì phải bàn. Thật tiếc! Nhưng tôi sẽ thử bàn lại với cấp trên xem. Nếu được, tôi sẽ liên lạc với anh”. Khi nghe như vậy, người nước ngoài hy vọng có được một cuộc gọi hứa hẹn. Nhưng rồi không có hồi âm gì khiến anh ta bối rối rồi đâm ra tức giận. Những câu trả lời đại khái như thế này phần lớn là “NO”!
Cách từ chối đặc trưng của người Nhật phân thành 3 giai đoạn là “YES, BUT, IF”. Trước hết là đứng trên lập trường của người đối diện mà dùng cách nói khẳng định. Sau đó thật lòng từ chối. Thêm vào đó, để người đối diện không bị tổn thương, người Nhật còn thêm vào vài câu có tính khả thi. Như vậy, chúng ta đã hiểu tại sao người nước ngoài không hiểu câu trả lời của người Nhật là “YES” hay “NO”.
Tuy nhiên, đối với người Nhật, “sự lờ mờ” không phải là khuyết điểm, đó lại là ưu điểm để đánh giá đối tượng. “Sự lờ mờ” không chỉ là “không nói rõ ràng”, nó còn có nghĩa là “không nói”, “nói ít”, hay “không bào chữa”.
Người Nhật có câu: “Dĩ tâm truyền tâm”. Nghĩa là: dù không giải thích ra, người ta cũng có thể hiểu được tâm trạng của nhau. Người Mỹ thì ngược lại. Vì là một đảo quốc di dân, có nhiều ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc khác nhau nên phải nói, nói và nói để người ta hiểu mình. Có thể nói đó là một thế giới cần nhiều lời nói để giải thích.
Khác với nhiều người phương Tây, nếu là người Nhật thì ngược lại, họ không bào chữa, tự nhận lỗi mình, như thế người Nhật mới cảm thấy thành ý. Hơn nữa, người Nhật cũng không đề cập đến chuyện bồi thường. Vì đối với người Nhật, sự thành thật quan trọng hơn. Ở Nhật, càng xin lỗi bao nhiêu, càng tỏ rõ thành ý bấy nhiêu thì mức bồi thường bị đưa ra cũng ít đi.
Cách giải quyết các vấn đề theo kiểu Nhật
Người Nhật rất coi trọng chữ tín của đối tác. Các cuộc giao dịch vẫn thường xuyên bắt đầu mà không có ký kết giao kèo. Một khi đã có ký kết nghĩa là không tin tưởng vào đối tác và thường các cuộc giao dịch sẽ không thể thuận buồm xuôi gió. Đối với họ dù có soạn một bản giao kèo công phu đi chăng nữa mà đối tác không giữ đúng hợp đồng thì kết quả cũng bằng thừa.
Ở Nhật người ta không đấu tranh đến cùng mà tìm ra điểm thỏa hiệp chung. Đôi khi họ cần đến người thương thuyết trung gian để giải quyết. Và khi giải quyết người ta sẽ tìm cách điều chỉnh ý kiến của nhau sao cho hai bên chấp thuận và giữ thể diện cho nhau. Do đó, khi kết thúc vấn đề tất cả mọi người ngồi vào bàn đàm phán đều thấy mình là người thắng cuộc.
>>>>trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản
>>>>xuất khẩu lao động nhật bản ngành nông nghiệp
>>>>văn hóa nhật bản
Có rất nhiều những nghiên cứu và bài viết về sự thú vị của đất nước Nhật Bản này, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu tuy nhiên, đối với đại đa số đều cho rằng "người Nhật thật khó hiểu".
Những người tìm hiểu về Nhật Bản đều cảm thấy khó nhằn bắt đàu từ bảng chữ Hán Nhật (Kanji). Nhưng khi nhìn qua những kanji khó, nếu bạn biết được cách cấu tạo của nó thì bạn có thể dễ dàng hiểu được. Nếu vận dụng phương pháp này, bạn cũng có thể hiểu người Nhật hơn. Có thể nói hầu hết các hành động của người Nhật đều nằm trong một chìa khóa. Nếu bạn sử dụng chìa khóa đó, bạn có thể mở được bí mật trong hành động của người Nhật.
Có phải người Nhật theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?
Có một câu hỏi được đặt ra : " Ở Nhật bạn có cảm giác bị phân biệt đến nỗi không chịu được không?" thì đến 66% những người nước ngoài được hỏi đều trả lời là có. Và xu hướng phân biệt của họ là " Sùng bái Tây Âu, khinh miệt Châu Á".
Văn hóa Tây Âu là văn hóa được người Nhật tôn sùng trong thời kỳ cận đại hóa. Trong thời kỳ trước, với hình thái nhỏ con thì thể hình và phong cách của người Tây Âu cũng là một trong những thứ người Nhật tôn sùng và ao ước có được.
Tuy nhiên, người Nhật không có lòng tôn sùng châu Á. Cũng không có gì quá ngạc nhiên bởi lẽ, bản chất người Nhật là người châu Á. Họ tôn sùng tính ngoại và mong muốn học hỏi những thứ mới lạ.
Bản thân người Nhật có tính cộng đồng rất cao. Tính cách này đã được rèn giũa từ bé cho đến lớn và gần như mọi người đều có những hành động khá là giống nhau. Và chính vì có tính cộng đồng như thế nên người Nhật rất coi trọng lợi ích tập thể và đặt điều đó lên cao hơn cả lợi ích cá nhân của mình. Với quan điểm sống khá là khác biệt với cách sống của bên ngoài như vậy nên không có gì khó hiểu khi phần đa những người được hỏi đều trả lời "có" với câu hỏi " Người Nhật có theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay không? "
Có phải YES của người Nhật có nghĩa là NO?
Người Nhật khó nói được "NO" rõ ràng. Ngay cả khi từ chối họ cũng dùng lối khẳng định để giải thích. Ví dụ bạn mang sản phẩm đến công ty Nhật để bán, người phụ trách Nhật sẽ nói như thế này: “Tôi nghĩ đây là một sản phẩm tốt nhưng mẫu mã có chút vấn đề. Nếu mẫu mã tốt thì chẳng còn gì phải bàn. Thật tiếc! Nhưng tôi sẽ thử bàn lại với cấp trên xem. Nếu được, tôi sẽ liên lạc với anh”. Khi nghe như vậy, người nước ngoài hy vọng có được một cuộc gọi hứa hẹn. Nhưng rồi không có hồi âm gì khiến anh ta bối rối rồi đâm ra tức giận. Những câu trả lời đại khái như thế này phần lớn là “NO”!
Cách từ chối đặc trưng của người Nhật phân thành 3 giai đoạn là “YES, BUT, IF”. Trước hết là đứng trên lập trường của người đối diện mà dùng cách nói khẳng định. Sau đó thật lòng từ chối. Thêm vào đó, để người đối diện không bị tổn thương, người Nhật còn thêm vào vài câu có tính khả thi. Như vậy, chúng ta đã hiểu tại sao người nước ngoài không hiểu câu trả lời của người Nhật là “YES” hay “NO”.
Tuy nhiên, đối với người Nhật, “sự lờ mờ” không phải là khuyết điểm, đó lại là ưu điểm để đánh giá đối tượng. “Sự lờ mờ” không chỉ là “không nói rõ ràng”, nó còn có nghĩa là “không nói”, “nói ít”, hay “không bào chữa”.
Người Nhật có câu: “Dĩ tâm truyền tâm”. Nghĩa là: dù không giải thích ra, người ta cũng có thể hiểu được tâm trạng của nhau. Người Mỹ thì ngược lại. Vì là một đảo quốc di dân, có nhiều ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc khác nhau nên phải nói, nói và nói để người ta hiểu mình. Có thể nói đó là một thế giới cần nhiều lời nói để giải thích.
Khác với nhiều người phương Tây, nếu là người Nhật thì ngược lại, họ không bào chữa, tự nhận lỗi mình, như thế người Nhật mới cảm thấy thành ý. Hơn nữa, người Nhật cũng không đề cập đến chuyện bồi thường. Vì đối với người Nhật, sự thành thật quan trọng hơn. Ở Nhật, càng xin lỗi bao nhiêu, càng tỏ rõ thành ý bấy nhiêu thì mức bồi thường bị đưa ra cũng ít đi.
Cách giải quyết các vấn đề theo kiểu Nhật
Người Nhật rất coi trọng chữ tín của đối tác. Các cuộc giao dịch vẫn thường xuyên bắt đầu mà không có ký kết giao kèo. Một khi đã có ký kết nghĩa là không tin tưởng vào đối tác và thường các cuộc giao dịch sẽ không thể thuận buồm xuôi gió. Đối với họ dù có soạn một bản giao kèo công phu đi chăng nữa mà đối tác không giữ đúng hợp đồng thì kết quả cũng bằng thừa.
Ở Nhật người ta không đấu tranh đến cùng mà tìm ra điểm thỏa hiệp chung. Đôi khi họ cần đến người thương thuyết trung gian để giải quyết. Và khi giải quyết người ta sẽ tìm cách điều chỉnh ý kiến của nhau sao cho hai bên chấp thuận và giữ thể diện cho nhau. Do đó, khi kết thúc vấn đề tất cả mọi người ngồi vào bàn đàm phán đều thấy mình là người thắng cuộc.