- Tham gia
- 6/11/2013
- Bài viết
- 2.443
Gần Tết thời tiết trở lạnh, là thời điểm dễ khởi phát các bệnh dị ứng cơ địa. Các chuyên gia da liễu khuyên người dân cần có các biện pháp phòng tránh, phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm.
“Mùa lạnh các nhóm bệnh về da hay gặp nhất là chàm sữa, mề đay, chàm khô hay khô da vảy cá. Một số trường hợp người lớn nổi mề đay nặng tới mức phù nề thanh quản gây chèn ép, khó thở, phải nhập viện cấp cứu”, bác sĩ (BS) chuyên khoa da liễu Huỳnh Huy Hoàng nói.
Chàm sữa trẻ em
Bệnh về da nêu trên, nguyên nhân đều do yếu tố cơ địa. Khi gặp các thay đổi về môi trường sống, bệnh dễ khởi phát, chủ yếu xảy ra vào mùa lạnh. BS Huỳnh Huy Hoàng cho biết, khoảng một tháng trở lại đây, số bệnh nhi bị chàm sữa gia tăng. Bệnh chàm sữa chỉ xảy ra ở trẻ em dưới hai tuổi, bắt đầu xuất hiện khi trẻ được ba-bốn tháng tuổi.
Trẻ bị chàm sữa hai má nổi mảng đỏ, có mụn nước. Các mụn này vỡ ra, tiết dịch và đóng màng. Một khi bệnh trở nặng, phần da bị nổi chàm có mủ, tiết dịch vàng, ngứa ngáy.
Với trẻ em bị chàm sữa, khi thời tiết thay đổi, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ. Một khi bệnh phát ra, tùy tình trạng sẽ có cách điều trị khác nhau. Chủ yếu BS sẽ cho thuốc chống nhiễm trùng, hướng dẫn phụ huynh không đưa trẻ tới nơi đông đúc, không hôn hít trẻ.
Thời tiết hết lạnh bệnh sẽ tự giảm nhưng có thể tái phát nhiều lần. Trẻ bị chàm sữa, thường sẽ khỏi hẳn khi được hai tuổi.
Mề đay nặng gây khó thở, thậm chí tử vong
Trong nhóm bệnh về da mùa lạnh, mề đay là bệnh khá nguy hiểm bởi có thể trở nặng, phù nề thanh quản, chèn ép khí quản làm bệnh nhân khó thở, đối diện nguy cơ tử vong nếu không nhập viện kịp thời.
Biểu hiện của bệnh mề đay là các nốt sẩn, phù to, ngứa, nổi rải rác trên da mặt, trên người, môi sưng phù, cảm giác căng ngứa. Thông thường các triệu chứng nổi sẩn, phù nề của bệnh mề đay kéo dài từ 15 phút tới một giờ, tái phát nhiều lần.
Với những người có cơ địa hay bị bệnh mề đay, tốt nhất trời lạnh tránh ra gió, mặc ấm, đeo khẩu trang, quàng khăn. Khi mề đay nổi, chỉ chờ cho qua cơn, nếu thấy khó thở, bệnh nhân cần nhập viện ngay.
Chàm khô, khô da vảy cá
Ngoài chàm sữa và nổi mề đay, chàm khô, khô da vảy cá cũng là nhóm bệnh gặp khá nhiều vào mùa lạnh.
Bị chàm khô, vùng da lòng bàn tay, bàn chân của bệnh nhân thô ráp, nứt nẻ. Tuy không ngứa nhưng bệnh đem đến cảm giác căng tức, khó chịu.
Khô da vảy cá lại thường xảy ra ở cẳng chân. Người mắc bệnh này vùng da nơi cẳng chân khô lại, đóng thành các vảy trắng (nhìn như vảy cá). Giống chàm khô, bệnh khô da vảy cá cũng không ngứa nhưng gây ảnh hưởng về thẩm mỹ.
Điều trị chàm khô, khô da vảy cá, nên bôi kem giữ ẩm, đặc biệt không được tắm lâu, tránh tắm nước quá nóng hay sử dụng sữa tắm có mùi thơm, dung dịch sát khuẩn (vì sẽ làm da khô hơn, khiến bệnh nặng thêm).
“Với bệnh dị ứng thời tiết do cơ địa, bệnh nhân thường biết trước về khả năng khởi phát bệnh của mình. Nếu biết cách phòng tránh, sống chung với bệnh thì có thể hạn chế tần suất khởi phát của bệnh, và nếu bệnh xảy ra cũng ở mức độ nhẹ nhàng hơn, ít ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống hơn”, BS Hoàng nói.
“Mùa lạnh các nhóm bệnh về da hay gặp nhất là chàm sữa, mề đay, chàm khô hay khô da vảy cá. Một số trường hợp người lớn nổi mề đay nặng tới mức phù nề thanh quản gây chèn ép, khó thở, phải nhập viện cấp cứu”, bác sĩ (BS) chuyên khoa da liễu Huỳnh Huy Hoàng nói.
Chàm sữa trẻ em
Bệnh về da nêu trên, nguyên nhân đều do yếu tố cơ địa. Khi gặp các thay đổi về môi trường sống, bệnh dễ khởi phát, chủ yếu xảy ra vào mùa lạnh. BS Huỳnh Huy Hoàng cho biết, khoảng một tháng trở lại đây, số bệnh nhi bị chàm sữa gia tăng. Bệnh chàm sữa chỉ xảy ra ở trẻ em dưới hai tuổi, bắt đầu xuất hiện khi trẻ được ba-bốn tháng tuổi.
Trẻ bị chàm sữa hai má nổi mảng đỏ, có mụn nước. Các mụn này vỡ ra, tiết dịch và đóng màng. Một khi bệnh trở nặng, phần da bị nổi chàm có mủ, tiết dịch vàng, ngứa ngáy.
Với trẻ em bị chàm sữa, khi thời tiết thay đổi, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ. Một khi bệnh phát ra, tùy tình trạng sẽ có cách điều trị khác nhau. Chủ yếu BS sẽ cho thuốc chống nhiễm trùng, hướng dẫn phụ huynh không đưa trẻ tới nơi đông đúc, không hôn hít trẻ.
Thời tiết hết lạnh bệnh sẽ tự giảm nhưng có thể tái phát nhiều lần. Trẻ bị chàm sữa, thường sẽ khỏi hẳn khi được hai tuổi.
Mề đay nặng gây khó thở, thậm chí tử vong
Trong nhóm bệnh về da mùa lạnh, mề đay là bệnh khá nguy hiểm bởi có thể trở nặng, phù nề thanh quản, chèn ép khí quản làm bệnh nhân khó thở, đối diện nguy cơ tử vong nếu không nhập viện kịp thời.
Biểu hiện của bệnh mề đay là các nốt sẩn, phù to, ngứa, nổi rải rác trên da mặt, trên người, môi sưng phù, cảm giác căng ngứa. Thông thường các triệu chứng nổi sẩn, phù nề của bệnh mề đay kéo dài từ 15 phút tới một giờ, tái phát nhiều lần.
Với những người có cơ địa hay bị bệnh mề đay, tốt nhất trời lạnh tránh ra gió, mặc ấm, đeo khẩu trang, quàng khăn. Khi mề đay nổi, chỉ chờ cho qua cơn, nếu thấy khó thở, bệnh nhân cần nhập viện ngay.
Chàm khô, khô da vảy cá
Ngoài chàm sữa và nổi mề đay, chàm khô, khô da vảy cá cũng là nhóm bệnh gặp khá nhiều vào mùa lạnh.
Bị chàm khô, vùng da lòng bàn tay, bàn chân của bệnh nhân thô ráp, nứt nẻ. Tuy không ngứa nhưng bệnh đem đến cảm giác căng tức, khó chịu.
Khô da vảy cá lại thường xảy ra ở cẳng chân. Người mắc bệnh này vùng da nơi cẳng chân khô lại, đóng thành các vảy trắng (nhìn như vảy cá). Giống chàm khô, bệnh khô da vảy cá cũng không ngứa nhưng gây ảnh hưởng về thẩm mỹ.
Điều trị chàm khô, khô da vảy cá, nên bôi kem giữ ẩm, đặc biệt không được tắm lâu, tránh tắm nước quá nóng hay sử dụng sữa tắm có mùi thơm, dung dịch sát khuẩn (vì sẽ làm da khô hơn, khiến bệnh nặng thêm).
“Với bệnh dị ứng thời tiết do cơ địa, bệnh nhân thường biết trước về khả năng khởi phát bệnh của mình. Nếu biết cách phòng tránh, sống chung với bệnh thì có thể hạn chế tần suất khởi phát của bệnh, và nếu bệnh xảy ra cũng ở mức độ nhẹ nhàng hơn, ít ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống hơn”, BS Hoàng nói.
Theo phunuonline