Những băn khoăn ‘nóng’ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Gần một triệu thí sinh tham dự kỳ thi là gần một triệu gia đình đã “ăn ngủ” cùng không khí thi cử trong ba ngày qua.

930627-751aeac5adbe9c-img.jpg


Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá tổng kết Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013 được tổ chức đúng kế hoạch, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và đạt được nhữngtr kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên vẫn còn có những băn khoăn nóng đang rất cần lưu tâm, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi và ghi nhận từ một số ý kiến của các thầy cô giáo trong cuộc.

Có nên cho phép mang thiết bị ghi hình?

Điều băn khoăn thứ nhất, nhiều giáo viên đi coi thi mang tâm lý căng thẳng vì công việc mình đang làm có thể bị ghi hình. Cho dù không sai phạm gì nhưng việc hình ảnh cá nhân bị tung lên mạng thì tất cả các thầy, cô đều không thích.

Mặt được của quy định cho phép mang thiết bị ghi hình vào phòng thi là giúp cho phòng thi có phần nghiêm túc hơn. Bởi như luôn có “mắt thần” bí mật theo dõi. Cái này còn ngại hơn các thanh tra viên hiện hữu. Việc cảnh giác với thiết bị thu hình, ghi âm đã khiến cho giám thị có ý thức nghiêm túc hơn. Như bớt hẳn việc có giám thị đứng nói chuyện cùng nhau khi làm nhiệm vụ. Thí sinh trong phòng thi có tư thế ngay ngắn, trật tự hơn.

Nhưng mặt chưa được là quy định trên cũng đã tạo ra tâm lý đề phòng, không thể tránh được sự dò xét và căng thẳng. Cũng mong Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định này sao cho hợp lý vì đã có dư luận trong thí sinh rằng: Nếu được mang thiết bị thì có cũng mang đi để ghi kỷ niệm lần đi thi trong đời cũng hay.

Suy nghĩ đó mà lan ra, trước sự phát triển nhanh của công nghệ và xu hướng thích đua nhau của thí sinh thì lo ngại rằng trong những mùa thi sau, việc đi thi sẽ mất tập trung hơn. Khi cho phép quay chụp, ghi âm phòng thi bằng thiết bị hiện đại (không có màn hình phát) sẽ làm thiệt hại đầu tiên là cho thí sinh vì thiếu chú ý thi cử.

Có nên bàn việc bỏ kỳ thi khi học trò đang đi thi?

Điều băn khoăn trong chính kỳ thi là vẫn thấy bàn về việc có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thực ra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang nghiên cứu phương án khả thi nhất. Theo nhiều người quan tâm cho rằng nếu có thể bỏ kỳ thi để đỡ tốn kém cho toàn xã hội thì nên làm.

Tuy rằng, ngay khi gần triệu sỹ tử đang đi thi mà dư luận lại bàn về việc bỏ kỳ thi, xem ra không động viên gì được cho học trò. Vào phòng thi, thí sinh có tư tưởng này sẽ không thiết nỗ lực làm bài, vì lẽ nào các em đang tham dự một kỳ thi vô ích.

Từ đó góp phần tạo tâm lý “trung bình chủ nghĩa” đỗ đông mà không cần đỗ giỏi, làm hạn chế chất lượng kỳ thi. Các đề thi đều có câu hỏi phân hóa nên số học sinh đỗ điểm cao hẳn đã mang giá trị thông tin về kỳ thi, về giáo dục.

Có nên bàn “đổi hướng” về đề thi môn Ngữ văn?

Về đề thi môn Ngữ văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là có tính thời sự và tính nhân văn cao, góp phần xây dựng nhân cách cho thí sinh. Vậy mà lại có ý kiến cho rằng đề văn nêu gương Nam cứu người quên mình là không chuẩn vì ai dám khuyên con em, khuyên học trò mình chết cho người khác sống.

Theo cô giáo Nguyễn Bảo Nhung, trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Hà Nội: “Ý kiến ấy đã quên rằng các trò đã hoàn thành bậc học phổ thông nên không thể quy cho đề văn khuyên dại được. Khó thể có em nào nghĩ rằng đề khuyên chết!”

“Cần phải có cái nhìn nhân văn và sâu xa hơn. Đề văn tốt nghiệp trung học phổ thông hay tất cả các trang sách dạy thế hệ trẻ noi gương anh hùng liệt sĩ thì không có nghĩa là noi theo việc 'phải chết.' Ai mà không hiểu đó là nêu cao tinh thần hy sinh quên mình vì những người khác, vì Đất nước vì dân tộc lớn lao,” cô Bảo Nhung nói.
Cô giáo Vũ Thị Bình, trường trung học phổ thông Trần Phú, Hà Nội khẳng định: “Nếu đặt vấn đề ai dám bảo con, bảo trò của mình chết như Nam là nói không đúng. Hãy nghĩ đến em Nam đã cứu được năm mạng người, hãy nghĩ đến cha mẹ của em học sinh lớp 12T7 trường trung học phổ thông Đô Lương này đang đau đớn. Xin đừng đặt những giả thiết tăm tối, thiếu tính xây dựng.”

Nhiều cô giáo từ Hà Nội đồng tình rằng: Dạy sống biết tri ân và tôn quý những điều tốt không bao giờ là sai. Thức tỉnh sự mở rộng tầm nhìn về những người như Nguyễn Văn Nam để học sinh sống giúp đỡ bạn bè, sống ân nghĩa chứ không phải ở đâu có dòng sông cuồn cuộn, có người gặp nạn là học trò sẽ nhảy hết xuống cứu người.

Như vậy, hiểu hẹp sẽ làm mất ý nghĩa nhân sinh của đề văn, của tình cảm tương thân tương ái trong đời. Mặt khác, cũng làm “hiện nguyên hình” sự ích kỷ của cách nêu vấn đề “không nên chết vì người khác”. Vì không ai đặt sống - chết ra theo cách hiểu cạn ấy.

Cô giáo Nguyễn Băng Tú, trường trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội nhấn mạnh: “Điều đáng nói ở đây là khi làm bài, học sinh có thể nêu loại ý kiến này theo cách như Nam hoàn toàn có thể lượng sức mà chỉ cứu 4 người rồi lên bờ, hay giá như có đội cứu hộ đến kịp thời…”

Cô Băng Tú nói rõ: “Miễn là người chấm vẫn nhận thấy đó là sự thương tiếc cho Nam chứ không thể có thái độ nghĩ kiểu ngược lại. Vì thế, bên cạnh đáp án chấm có phần lưu ý khá rõ thì các Hội đồng chấm thi trên toàn quốc cũng cần quán triệt kỹ việc học sinh lý giải và bày tỏ theo cách nhìn riêng vẫn được đánh giá điểm tốt. Miễn là bài làm của thí sinh vẫn thể hiện được sự nhân văn và trong sáng.”.
Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top Bottom