- Tham gia
- 3/11/2013
- Bài viết
- 2.421
Vtin.vn-Chương trình bậc tiểu học luôn được coi là đơn giản, phù hợp với nhận thức của trẻ nhỏ,đó là những hệ thống kiến thức cơ bản nhất nhằm tạo ra nền tảng cho những bậc học cao hơn. Thế nhưng, một sự thật đáng buồn rằng, năm vừa qua, những bài toán tiểu học lại “vô tình” trở thành đề tài tranh cãi nảy lửa của cư dân mạng, sau khi hàng loạt những bài toán oái oăm liên tiếp được chia sẻ trên cộng đồng mạng.
Đề Toán lớp 1 “oái oăm”
Đầu tháng 4, trên mạng xã hội xuất hiện một bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012-2013 của học sinh lớp 1C đã nhanh chóng nhận được dân mạng truyền đi với tốc độ chóng mặt và nhận được rất nhiều bình luận. Đa số các ý kiến đều tỏ ra bức xúc với cách ra đề của giáo viên.
Cụ thể, các thắc mắc được xoay quanh câu 1d với đề bài ra là tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Với đáp án đưa ra là 61, 70, 80 thì cả hai đáp án A (61) và B (70) đều đúng. Nhưng khi em học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên cho là sai và sửa lại là đáp án B.
Không chỉ vậy, ngay cả việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.
và làm khó, đánh đố học sinh
Lại một bài toán được mạng xã hội đăng tải ảnh chụp nội dung bài tập toán lớp 1 khiến nhiều người lắc đầu ngán ngẩm. Ngay khi đăng tải, bài toán nhận nhận nhiều sự chỉ trích của cộng đồng mạng khi cho rằng đang làm khó học sinh.
Cụ thể, câu hỏi số 3 yêu cầu học sinh điền dấu cộng trừ vào phép tính (2 … 1 … 1 = 1) để cho kết quả bằng 1. Nhưng trên thực tế không thể đặt dấu cộng và trừ vào phép toán này để cho ra được kết quả như vậy. Để có đáp án như bài này, chỉ có sử dụng thêm phép tính nhân và chia vào bài toán này thì mới cho ra được kết quả là 1. Tuy nhiên, nếu như vậy thì sẽ là “đánh đố” với học sinh lớp 1 vì các em chỉ mới làm quen với phép cộng và trừ mà thôi.
Cách ra đề ”bá đạo”
Sau đó, một đề Toán được cho là của học sinh lớp 2 cũng khiến dân mạng tranh cãi “nảy lửa” bởi câu hỏi số 5 trong đề. Đa số các ý kiến đều cho rằng đề sai, đánh đố học sinh. Bên cạnh đó, phần trả lời của học sinh ở câu hỏi số 4 cũng khiến dân mạng bật cười.
…và mập mờ, thiếu logic?
Bài toán này được đăng tải trên mang với đề bài được đưa ra: “Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?”
Ngay lập tức đề Toán này được đưa ra “mổ xẻ” với rất nhiều ý kiến tranh luận. Phần lớn đều cho rằng đề ra mập mờ, thiếu logic. Cách đặt câu hỏi khiến học sinh khó mà suy luận được.
Cụ thể có hai vế khiến người xem không ngừng đặt câu hỏi: “Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo” và “Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo” là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?
Bài toán đếm số hình tứ giác
Vừa qua, một đề toán đếm số hình tam giác được cho là của học sinh lớp 2 cũng tiếp tục khiến dân mạng đau đầu.Bài toán chỉ có phần lời giải và đáp số của người làm, cùng với phần chấm điểm của giáo viên và tranh cãi nổ ra khi phần nhận xét, cách chấm bài có điểm không hợp lý.
Đề bài đưa ra một hình tam giác, bên trong hình tam giác có vẽ thêm một đường song song với cạnh đáy và một đường kẻ vuông góc với cạnh đáy. Phần lời được trình bày bên cạnh hình vẽ như sau:“Trong hình có 3 hình tam giác, 3 hình tứ giác”. Tuy nhiên, câu trả lời trong hình bên có 3 hình tứ giác bị chấm là sai, thay vào đó là đáp án chỉ có một hình tứ giác.
Bức ảnh được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và mở ra nhiều cuộc tranh cãi trong cộng đồng mạng. Nhiều dân mạng cho rằng mới nhìn vào hình vẽ là đã có thể dễ dàng thấy ngay có 3 hình tứ giác.
và đếm số hình tam giác?
Những ngày gần đây, dân mạng lại tiếp tục đau đầu với một bài toán đếm số hình tam giác của học sinh lớp 3
Đề bài cho một hình ảnh với câu hỏi: Có bao nhiêu hình tam giác? Có 3 đáp án được đưa ra là 2; 3 và 4 hình. Nhìn sơ qua hình vẽ trong đề bài, ta dễ dàng đếm được có 4 hình tam giác. Tuy nhiên, có 2 hình tam giác nhỏ ghép với nhau tạo thành hình tam giác lớn hơn như vậy sẽ có phương án là 5 hình tam giác.
Điều đặc biệt là tam giác lớn này có 1 trục thẳng ở giữa, ngăn cách 2 tam giác nhỏ. Đây trở thành “nút thắt” đưa dân mạng đến cuộc “khẩu chiến” chưa có điểm dừng. Nhiều bạn cho rằng, tam giác lớn vẫn được tính là 1 hình và tổng số tam giác trong hình đã cho là 5. Từ đây, các bạn ấy kết luận rằng, người ra đề đã… in thiếu đáp án. Một số bạn khác lại dựa vào định nghĩa hình tam giác trong toán học để chứng minh hình tam giác lớn không phải là hình tam giác vì “không có hình tam giác nào có trục dọc ở giữa”.
Kết: những bài toán tiểu học oái oăm được đăng tải liên tiếp trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua, tất cả chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải t đã “hút” hàng ngàn lượt xem và bình luận đã cho thấy “sức nóng” của nó cũng như sức ảnh hưởng của những vấn đề giáo dục. Những sai sót, đó có thể là do lỗi in ấn, người biên tập, nhà xuất bản hoặc cũng có thể sai do chính cách ra đề của giáo viên…nhưng nhìn một cách tổng thể giống như những “vết sạn” đã phần nào phản ánh những lỗ hổng, thiếu sót vẫn đang tồn tại trong hệ thống giáo dục nước ta, đòi hỏi phải có những cải cách, thay đổi nhằm hạn chế những bất cập, giúp hoạt động giáo dục thực sự có hiệu quả.
N.T.P
Đề Toán lớp 1 “oái oăm”
Đầu tháng 4, trên mạng xã hội xuất hiện một bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012-2013 của học sinh lớp 1C đã nhanh chóng nhận được dân mạng truyền đi với tốc độ chóng mặt và nhận được rất nhiều bình luận. Đa số các ý kiến đều tỏ ra bức xúc với cách ra đề của giáo viên.
Cụ thể, các thắc mắc được xoay quanh câu 1d với đề bài ra là tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Với đáp án đưa ra là 61, 70, 80 thì cả hai đáp án A (61) và B (70) đều đúng. Nhưng khi em học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên cho là sai và sửa lại là đáp án B.
Không chỉ vậy, ngay cả việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.
và làm khó, đánh đố học sinh
Lại một bài toán được mạng xã hội đăng tải ảnh chụp nội dung bài tập toán lớp 1 khiến nhiều người lắc đầu ngán ngẩm. Ngay khi đăng tải, bài toán nhận nhận nhiều sự chỉ trích của cộng đồng mạng khi cho rằng đang làm khó học sinh.
Cụ thể, câu hỏi số 3 yêu cầu học sinh điền dấu cộng trừ vào phép tính (2 … 1 … 1 = 1) để cho kết quả bằng 1. Nhưng trên thực tế không thể đặt dấu cộng và trừ vào phép toán này để cho ra được kết quả như vậy. Để có đáp án như bài này, chỉ có sử dụng thêm phép tính nhân và chia vào bài toán này thì mới cho ra được kết quả là 1. Tuy nhiên, nếu như vậy thì sẽ là “đánh đố” với học sinh lớp 1 vì các em chỉ mới làm quen với phép cộng và trừ mà thôi.
Cách ra đề ”bá đạo”
Sau đó, một đề Toán được cho là của học sinh lớp 2 cũng khiến dân mạng tranh cãi “nảy lửa” bởi câu hỏi số 5 trong đề. Đa số các ý kiến đều cho rằng đề sai, đánh đố học sinh. Bên cạnh đó, phần trả lời của học sinh ở câu hỏi số 4 cũng khiến dân mạng bật cười.
…và mập mờ, thiếu logic?
Bài toán này được đăng tải trên mang với đề bài được đưa ra: “Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?”
Ngay lập tức đề Toán này được đưa ra “mổ xẻ” với rất nhiều ý kiến tranh luận. Phần lớn đều cho rằng đề ra mập mờ, thiếu logic. Cách đặt câu hỏi khiến học sinh khó mà suy luận được.
Cụ thể có hai vế khiến người xem không ngừng đặt câu hỏi: “Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo” và “Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo” là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?
Bài toán đếm số hình tứ giác
Vừa qua, một đề toán đếm số hình tam giác được cho là của học sinh lớp 2 cũng tiếp tục khiến dân mạng đau đầu.Bài toán chỉ có phần lời giải và đáp số của người làm, cùng với phần chấm điểm của giáo viên và tranh cãi nổ ra khi phần nhận xét, cách chấm bài có điểm không hợp lý.
Đề bài đưa ra một hình tam giác, bên trong hình tam giác có vẽ thêm một đường song song với cạnh đáy và một đường kẻ vuông góc với cạnh đáy. Phần lời được trình bày bên cạnh hình vẽ như sau:“Trong hình có 3 hình tam giác, 3 hình tứ giác”. Tuy nhiên, câu trả lời trong hình bên có 3 hình tứ giác bị chấm là sai, thay vào đó là đáp án chỉ có một hình tứ giác.
Bức ảnh được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và mở ra nhiều cuộc tranh cãi trong cộng đồng mạng. Nhiều dân mạng cho rằng mới nhìn vào hình vẽ là đã có thể dễ dàng thấy ngay có 3 hình tứ giác.
và đếm số hình tam giác?
Những ngày gần đây, dân mạng lại tiếp tục đau đầu với một bài toán đếm số hình tam giác của học sinh lớp 3
Đề bài cho một hình ảnh với câu hỏi: Có bao nhiêu hình tam giác? Có 3 đáp án được đưa ra là 2; 3 và 4 hình. Nhìn sơ qua hình vẽ trong đề bài, ta dễ dàng đếm được có 4 hình tam giác. Tuy nhiên, có 2 hình tam giác nhỏ ghép với nhau tạo thành hình tam giác lớn hơn như vậy sẽ có phương án là 5 hình tam giác.
Điều đặc biệt là tam giác lớn này có 1 trục thẳng ở giữa, ngăn cách 2 tam giác nhỏ. Đây trở thành “nút thắt” đưa dân mạng đến cuộc “khẩu chiến” chưa có điểm dừng. Nhiều bạn cho rằng, tam giác lớn vẫn được tính là 1 hình và tổng số tam giác trong hình đã cho là 5. Từ đây, các bạn ấy kết luận rằng, người ra đề đã… in thiếu đáp án. Một số bạn khác lại dựa vào định nghĩa hình tam giác trong toán học để chứng minh hình tam giác lớn không phải là hình tam giác vì “không có hình tam giác nào có trục dọc ở giữa”.
Kết: những bài toán tiểu học oái oăm được đăng tải liên tiếp trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua, tất cả chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải t đã “hút” hàng ngàn lượt xem và bình luận đã cho thấy “sức nóng” của nó cũng như sức ảnh hưởng của những vấn đề giáo dục. Những sai sót, đó có thể là do lỗi in ấn, người biên tập, nhà xuất bản hoặc cũng có thể sai do chính cách ra đề của giáo viên…nhưng nhìn một cách tổng thể giống như những “vết sạn” đã phần nào phản ánh những lỗ hổng, thiếu sót vẫn đang tồn tại trong hệ thống giáo dục nước ta, đòi hỏi phải có những cải cách, thay đổi nhằm hạn chế những bất cập, giúp hoạt động giáo dục thực sự có hiệu quả.
N.T.P