Những áng văn nghiêng mình trước Nam

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Theo một số giáo viên chấm văn tốt nghiệp THPT, chất lượng bài làm của học sinh khá hơn năm 2012.

946825-351b973b3dd9da-img.jpg


Thí sinh trước giờ làm bài thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Nhiều bài viết cũng đặt tấm gương của Nguyễn Văn Nam bên cạnh hình ảnh Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa hay lối sống ích kỉ của nhiều bạn trẻ hiện nay để làm nổi bật vẻ đẹp trong nhân cách và hành động của người bạn cùng trang lứa...
Đã có điểm 9 môn văn tốt nghiệp

Nhiều bài làm đạt điểm tối đa ở câu nghị luận xã hội

Tại Sóc Trăng, một giám khảo ở huyện Long Phú cho biết đã chấm điểm tối đa (3 điểm) cho một bài thi của thí sinh Trường THPT Long Phú.

Thông tin sau 6 ngày chấm thi được một số giám khảo chia sẻ: Khá nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở câu nghị luận xã hội (3 điểm) hỏi về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam (Nghệ An).

Tại Vĩnh Phúc, thông tin từ một số giám khảo cho hay thí sinh nhiều em đạt điểm từ khá trở lên giỏi khá nhiều. Trong câu hỏi 3 điểm, đa phần học sinh đạt từ 2 điểm trở lên do nói được đúng tư tưởng đề bài , nêu bài học kinh nghiệm tốt.

Tại Hà Nội, một giáo viên chấm thi cũng cho biết đã có 2 bài thi cô cho điểm tuyệt đối ở câu hỏi nghị luận.

Tương tự, tại Nam Định theo nhận định của nhiều giám khảo, chất lượng bài làm môn văn tốt nghiệp của học sinh năm 2013 có khá hơn.

Một giám khảo cho biết qua chấm gần 300 bài thi, phổ điểm chủ yếu của thí sinh đạt từ 6 đến 8 điểm, gần 20 bài đạt điểm 9.

Điểm dưới trung bình hay điểm 5 rất ít. Những ngày đầu do chấm bài của thí sinh học tốt nên vị giám khảo cho khá nhiều bài 9 điểm. Từ 12/6 số lượng bài đạt 9 điểm ít hơn nhưng vẫn nhiều bài đạt chất lượng tốt.

Vị giám khảo này cho biết, một số đồng nghiệp của mình cũng cho điểm 9 thậm chí 9,25 (làm tròn là 9,5 điểm) cho nhiều bài Văn làm tốt. Học sinh đạt từ 2,75 đến 3 điểm tuyệt đối ở câu hỏi nghị luận xã hội không ít.

Giám khảo này cho biết: “Bản thân đề thi đã chạm tới tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người, gợi cảm hứng cho học sinh viết bài. Nhiều em bày tỏ suy nghĩ rất thật khi khâm phục hành động của Nam”.

“Ở bài văn của mình, học sinh viết thế này: “Trong giây phút hiểm nguy có nhiều người chỉ suy nghĩ ảnh hưởng tính mạng nhưng Nam đã không chút do dự và tính toán. Dòng nước chảy xiết cuốn trôi th.ân thể của Nam, cướp đi tính mạng của Nam nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Nam vẫn sống mãi trong trái tim của biết bao người.

Học sinh khác thì viết: “Nam đã cứu sống được 5 bạn học sinh và đã mang đến cho chúng tôi những bài học rất cao đẹp về tình thương yêu, lòng trắc ẩn,…”.

Trò đủ khôn ngoan để được điểm

Lo lắng những bài viết “lệch lạc, tiêu cực” trong câu hỏi 3 điểm gần như không có trong bài làm của thí sinh năm nay.
Theo nhiều giám khảo: “Học sinh rất tỉnh táo và khôn ngoan. Có thể để ở diễn đàn khác hay nơi nào đó các em sẽ bày tỏ suy nghĩ thật. Nhưng kỳ thi quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của mình, học trò đã chọn cách viết an toàn theo hướng khâm phục và học tập tấm gương Nguyễn Văn Nam”.

Một giám khảo ở Thanh Hóa chia sẻ: “Đa phần các em làm đúng đáp án. Nhưng đọc bài không khó để nhận ra các em vẫn có những chừng mực, không bộc lộ hết cảm xúc của mình”.

Trước đó, một giám khảo ở Hà Nội từng chia sẻ: “Sẽ rất ít bài văn trò dám thể hiện thẳng thắn quan điểm từ đầu đến cuối không đồng tình với hành động của Nam. Sống chết các em vẫn phải viết để lấy điểm”.

Dẫu vậy vẫn xuất hiện số lượng ít bài làm thí sinh viết Nam hơi dại dột, bồng bột nhưng chỉ là ở phần mở rộng. Ý này rất nhỏ trong bài nên giám khảo chúng tôi cân nhắc cả bài và vẫn cho điểm. Hoàn toàn không có chuyện đếm ý chấm điểm hay áp đặt từ ý nhỏ này ra cả bài để cho các em điểm 0” – một giám khảo ở Nam Định cho biết.

Điểm tích cực theo các giám khảo là nhiều học sinh ở phần liên hệ đã nói đến việc nhà trường thiếu dạy kĩ năng sống như bơi lội để trò không bị đuối nước hay bản thân các em thấy cần phải rèn luyện thể thao thật tốt để có thể giúp bạn những lúc khó khăn.

Nhiều bài viết cũng đặt tấm gương của em Nguyễn Văn Nam bên cạnh hình ảnh Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa hay lối sống ích kỉ của nhiều bạn trẻ và xã hội hiện nay để làm nổi bật vẻ đẹp trong nhân cách và hành động của người bạn cùng trang lứa.


Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top Bottom