- Tham gia
- 6/1/2011
- Bài viết
- 423
Nói xưa cho... hoành tráng, chứ thực ra cách đây chừng... hơn chục năm đổ lại chứ mấy. Khi đó còn học trung học cơ sở, rồi trung học phổ thông, thì Tết năm nào cũng như năm nào, cứ trôi qua như thế, như đến hẹn lại lên như thế, nhưng thật sự rất khó quên.
Tết xưa. Đâu chừng một tháng trước Tết là trong lớp học đã râm ran chuyện Tết. Những giờ chơi túm tụm kể chuyện Tết nhà mình, đi chơi những đâu, được ai lì xì, rồi rủ rê, "Ê Tết nhớ ghé nhà tao nghe mày...".
Tết xưa. Sau khi thi học kỳ một là không khí học tập như chùng xuống, vì có đứa học sinh nào nghĩ tới chuyện học hành khi không khí Tết đã quẩn quanh ngoài sân trường không? Mưa đã kịp tạnh, nắng đã nhè nhẹ lên, gió đã se se, trời đã xanh xanh, hoa đã bắt đầu nở, lộc non đã bắt đầu xanh, bướm đã bắt đầu vờn quanh...
Tết xưa. Năm nào thầy cô phụ trách những môn học dài ngoằng khô khan, như Văn, Toán, Lý, Hóa cũng cho một đống bài tập, gọi là "bài tập Tết" với lời đe dọa đầu năm sẽ kiểm tra, ai không làm xong sẽ bị phạt. Vậy là năm nào vừa được nghỉ Tết xong cũng phải è cổ ra lo làm, để trong Tết còn có thời gian đi chơi. Làm bài mà chữ nghĩa, số má cứ lộn xộn, vì có tập trung được đâu, khi thấy má lúi húi quét dọn nhà cửa...
Tết xưa. Từ sau khi cúng ông Táo, bắt đầu từ hai mươi lăm, hai mươi sáu tháng Chạp âm lịch là ở nhà bận rộn túi bụi. Phụ má cái này, giúp ba cái kia, mà phần việc khô khan, mệt mỏi nhưng lại đóng vai trò quan trọng, linh thiêng là lau chùi bộ lư đồng bàn thờ cho sáng loáng.
Tết xưa. Sáng hai mươi chín âm lịch sẽ dậy sớm xem má gói bánh chưng bánh tét, rồi nguyên ngày hôm đó phụ canh nấu bánh. Có duy nhất một năm nhà nấu bánh đêm 29, cực nhưng vui ghê, dù mình chỉ thức chút xíu rồi lăn ra ngủ, sáng tỉnh giấc đã thấy bánh được vớt ra, xếp gọn ghẽ, mùi bánh quyện mùi lá chuối thơm phưng phức, báo hiệu Tết đang gần lắm.
Tết xưa, tối hai mươi chín âm lịch đã lo ủi hết quần áo để mặc Tết. Không khí Tết rộn ràng lắm rồi.
Tết xưa. Sáng ba mươi đi chợ Tết cùng má, mua đồ cúng rước ông bà về ăn Tết. Rồi về làm đồ cúng, ăn trưa. Chiều lo tắm rửa, giặt giũ gọn gàng, để sẵn sàng đón ngày đầu năm thật sạch đẹp, tươi mới.
Tết xưa. Sáng mồng một, cả nhà cùng viếng nghĩa trang ông bà, thắp nhang cầu nguyện. Sau đó về nhà, đón khách, có thể là cô chú hay hàng xóm gì đó đến chúc Tết.
Tết xưa. Mồng hai Tết thường vào nhà nội ngoại ăn giỗ và thăm họ hàng nội ngoại luôn.
Tết xưa. Mồng ba có thể tự do đi chơi cùng bạn bè.
Tết xưa. Mồng bốn, hết Tết rồi...
Lại chuẩn bị học hành. Lại chuẩn bị cho những ngày tất bật sắp đến...
Nhớ Tết quá!
Tết xưa. Đâu chừng một tháng trước Tết là trong lớp học đã râm ran chuyện Tết. Những giờ chơi túm tụm kể chuyện Tết nhà mình, đi chơi những đâu, được ai lì xì, rồi rủ rê, "Ê Tết nhớ ghé nhà tao nghe mày...".
Tết xưa. Sau khi thi học kỳ một là không khí học tập như chùng xuống, vì có đứa học sinh nào nghĩ tới chuyện học hành khi không khí Tết đã quẩn quanh ngoài sân trường không? Mưa đã kịp tạnh, nắng đã nhè nhẹ lên, gió đã se se, trời đã xanh xanh, hoa đã bắt đầu nở, lộc non đã bắt đầu xanh, bướm đã bắt đầu vờn quanh...
Tết xưa. Năm nào thầy cô phụ trách những môn học dài ngoằng khô khan, như Văn, Toán, Lý, Hóa cũng cho một đống bài tập, gọi là "bài tập Tết" với lời đe dọa đầu năm sẽ kiểm tra, ai không làm xong sẽ bị phạt. Vậy là năm nào vừa được nghỉ Tết xong cũng phải è cổ ra lo làm, để trong Tết còn có thời gian đi chơi. Làm bài mà chữ nghĩa, số má cứ lộn xộn, vì có tập trung được đâu, khi thấy má lúi húi quét dọn nhà cửa...
Tết xưa. Sáng hai mươi chín âm lịch sẽ dậy sớm xem má gói bánh chưng bánh tét, rồi nguyên ngày hôm đó phụ canh nấu bánh. Có duy nhất một năm nhà nấu bánh đêm 29, cực nhưng vui ghê, dù mình chỉ thức chút xíu rồi lăn ra ngủ, sáng tỉnh giấc đã thấy bánh được vớt ra, xếp gọn ghẽ, mùi bánh quyện mùi lá chuối thơm phưng phức, báo hiệu Tết đang gần lắm.
Tết xưa, tối hai mươi chín âm lịch đã lo ủi hết quần áo để mặc Tết. Không khí Tết rộn ràng lắm rồi.
Tết xưa. Sáng ba mươi đi chợ Tết cùng má, mua đồ cúng rước ông bà về ăn Tết. Rồi về làm đồ cúng, ăn trưa. Chiều lo tắm rửa, giặt giũ gọn gàng, để sẵn sàng đón ngày đầu năm thật sạch đẹp, tươi mới.
Tết xưa. Sáng mồng một, cả nhà cùng viếng nghĩa trang ông bà, thắp nhang cầu nguyện. Sau đó về nhà, đón khách, có thể là cô chú hay hàng xóm gì đó đến chúc Tết.
Tết xưa. Mồng hai Tết thường vào nhà nội ngoại ăn giỗ và thăm họ hàng nội ngoại luôn.
Tết xưa. Mồng ba có thể tự do đi chơi cùng bạn bè.
Tết xưa. Mồng bốn, hết Tết rồi...
Lại chuẩn bị học hành. Lại chuẩn bị cho những ngày tất bật sắp đến...