Răng khôn là chiếc răng cối lớn thứ 3, không có nhiều vai trò trong ăn nhai nhưng quá trình nhú mọc gây ra nhiều đau nhức, khó chịu. Vì vậy, đa số trường hợp mọc răng khôn đều được Bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Vậy nhổ răng khôn số 8 có nguy hiểm không?
1. Răng khôn số 8 là gì?
Răng khôn (răng hàm số 8) là răng nằm ở vị trí cuối cùng ở mỗi góc hàm. Răng thường mọc vào độ tuổi trường thành, khi cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định, cứng chắc, các lớp mô, niêm mạc phủ dày. Chính vì vậy, răng khôn thường có xu hướng mọc lệch hay mọc ngầm. Một số ít trường hợp răng mọc thẳng, bình thường nhưng vẫn xảy ra các hiện tượng đau nhức, khó chịu.
2. Những biến chứng có thể xảy ra khi mọc răng khôn
Vì nằm sâu trong cung hàm nên việc chăm sóc vệ sinh răng miệng khi mọc răng khôn cần phải được thực hiện kỹ lưỡng. Trường hợp răng mọc lệch, mọc ngang, đâm vào chân và thân răng kế cận, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Sâu răng: Răng khôn có bề mặt răng lớn, gồ ghề nên rất dễ bám dính thức ăn. Trong khi đó, bàn chải rất khó để lấy sạch hết toàn bộ mảng bám. Vì vậy, đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
Viêm nhiễm: Tình trạng nướu bị viêm nhiễm khi mọc răng khôn xảy ra khá phổ biến. Do khi mọc răng, nướu bị sưng nhức, khó vệ sinh sạch sẽ nên vi khuẩn dễ tấn công gây viêm.
==>> Xem thêm bài viết: Răng khôn bị sâu có nhổ được không
Hình thành các túi áp xe: Viêm nướu răng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, hình thành các túi áp xe, đè nén dây thần kinh và gây hỏng răng. Tình trạng áp xe răng khá nguy hiểm do mủ từ áp xe có thể chảy xuống cổ họng gây ngạt thở hoặc lây lan gây áp xe trung thất...
Ảnh hưởng răng kế cận: Răng khôn mọc lệch thường có xu hướng đâm vào thân hoặc chân răng hàm số 7, gây tổn thương, thậm chí là hỏng tuỷ.
Tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm ảnh hưởng rất nhiều đến các răng kế cận
Tổn thương các mô mềm trong miệng: Răng khôn mọc ngang chỉa vào má trong hoặc lưỡi dễ gây tổn thương các mô mềm trong quá trình ăn nhai và giao tiếp.
Hình thành u nang, phá hủy xương hàm: Các nang chứa đầy dịch hoặc các khối u được hình thành khi răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm, răng và chèn ép dây thần kinh.
3. Nhổ răng khôn số 8 có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc sai hướng, sai vị trí đều được Bác sĩ khuyến cáo nhổ bỏ để loại trừ những biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp Bác sĩ giữ lại răng khôn như:
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: Cùng với sự thay đổi của cơ thể, hàm lượng canxi của phụ nữ mang thai cũng bị thiếu hụt. Do đó, việc nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Hơn nữa, phụ nữ mang thai không thể sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh nên quá trình nhổ răng sẽ rất khó khăn.
Nướu bị viêm nhiễm trầm trọng: Tình trạng viêm nhiễm khiến nướu có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng sau khi phẫu thuật lấy chân răng khôn.
Răng khôn ảnh hưởng đến các bộ phận khác: Răng khôn không thể nhổ bỏ nếu có liên quan đến các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh...
==>> Tham khảo thêm bài viết: Nhổ răng khôn tốn bao nhiêu tiền
Phụ nữ đang trong kỳ nguyệt san: Do lúc này lượng hormone thay đổi nên dễ gây viêm nhiễm khi nhổ răng. Bên cạnh đó, tình trạng mất máu sau khi nhổ có thể sẽ khiến cơ thể bị suy nhược.
Những người vừa mới ốm nặng: Người vừa mới ốm có hệ miễn dịch kém và khả năng đông máu thấp hơn bình thường nên dễ gặp biến chứng sau khi nhổ răng.
Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu: Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn và chảy máu kéo dài.
Bệnh nhân đang điều trị tia X ở vùng hàm mặt: Răng khôn được nhổ trong quá trình điều trị tia X có nguy cơ cao bị hoại tử xương hàm.
Mắc phải một số bệnh lý: Những người mắc các bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu đông... cũng không nên nhổ bỏ răng khôn nếu không được kiểm soát tốt.
Nhổ răng khôn là tiểu phẫu đơn giản nếu răng mọc đúng vị trí, không xâm lấn các răng kế cận. Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì quá trình nhổ bỏ răng khôn phức tạp hơn do răng chèn áp các gây thần kinh, đâm vào chân răng kế cận.
Những biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi nhổ răng khôn thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
Sốc phản vệ gây ra bởi thuốc gây mê, gây tê hoặc thuốc kháng sinh.
Bác sĩ không thăm khám kỹ, chưa tìm hiểu rõ tiền sử bệnh của Khách hàng nên không kiểm soát được những biến chứng xảy ra trong quá trình tiểu phẫu.
==>> Xem thêm bài viết: Bọc răng sứ giá rẻ tại Hà Nội.
Bác sĩ tay nghề yếu kém, không thể kiểm soát và cầm máu triệt để trong quá trình nhổ răng, khiến vị trí răng khôn bị nhổ đi chảy máu liên tục không dứt.
Bác sĩ chưa làm sạch các túi mủ và các nang chứa vi khuẩn trong quá trình tiểu phẫu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu.
Các dụng cụ tiểu phẫu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây nhiễm trùng và lở loét sau phẫu thuật.
Tuy nhiên các rủi ro trên hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn thăm khám và điều trị tại các địa chỉ nha khoa có uy tín với đội ngũ Bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm hoặc các bệnh viện lớn về Răng – Hàm – Mặt.
4. Quá trình thăm khám và nhổ răng số 8
Trước khi nhổ răng, Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang răng để xác định chính xác vị trí răng mọc. Sau đó, Khách hàng thực hiện xét nghiệm máu và trao đổi với Bác sĩ về tiền sử bệnh lý, có sử dụng loại thuốc điều trị bệnh nào hay không. Dựa vào kết quả đó, Bác sĩ sẽ chỉ định có nên nhổ răng khôn hay không. Đối với những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh về máu, quá trình nhổ răng khôn sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn để phòng tránh những tai biến có thể xảy ra.
==>> Xem thêm bài viết: Bọc răng sứ giá bao nhiêu
Khi nhổ răng, Khách hàng sẽ được gây tê một phần hoặc toàn bộ nên thường sẽ không cảm thấy đau nhức, ê buốt. Để lấy chân răng khôn, đầu tiên Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nha khoa chuyên dụng để rạch nướu, làm sạch vùng nhiễm trùng trên bề mặt. Sau khi răng đã được lấy ra, Bác sĩ sẽ loại bỏ các túi mủ chứa vi khuẩn, vệ sinh sạch sẽ rồi khâu lại vết mổ bằng chỉ nha khoa tự tiêu.
Nhổ răng khôn sẽ không gây nguy hiểm nếu được tìm hiểu kỹ và kiểm soát chặt chẽ
1. Răng khôn số 8 là gì?
Răng khôn (răng hàm số 8) là răng nằm ở vị trí cuối cùng ở mỗi góc hàm. Răng thường mọc vào độ tuổi trường thành, khi cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định, cứng chắc, các lớp mô, niêm mạc phủ dày. Chính vì vậy, răng khôn thường có xu hướng mọc lệch hay mọc ngầm. Một số ít trường hợp răng mọc thẳng, bình thường nhưng vẫn xảy ra các hiện tượng đau nhức, khó chịu.
2. Những biến chứng có thể xảy ra khi mọc răng khôn
Vì nằm sâu trong cung hàm nên việc chăm sóc vệ sinh răng miệng khi mọc răng khôn cần phải được thực hiện kỹ lưỡng. Trường hợp răng mọc lệch, mọc ngang, đâm vào chân và thân răng kế cận, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Sâu răng: Răng khôn có bề mặt răng lớn, gồ ghề nên rất dễ bám dính thức ăn. Trong khi đó, bàn chải rất khó để lấy sạch hết toàn bộ mảng bám. Vì vậy, đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
Viêm nhiễm: Tình trạng nướu bị viêm nhiễm khi mọc răng khôn xảy ra khá phổ biến. Do khi mọc răng, nướu bị sưng nhức, khó vệ sinh sạch sẽ nên vi khuẩn dễ tấn công gây viêm.
==>> Xem thêm bài viết: Răng khôn bị sâu có nhổ được không
Hình thành các túi áp xe: Viêm nướu răng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, hình thành các túi áp xe, đè nén dây thần kinh và gây hỏng răng. Tình trạng áp xe răng khá nguy hiểm do mủ từ áp xe có thể chảy xuống cổ họng gây ngạt thở hoặc lây lan gây áp xe trung thất...
Ảnh hưởng răng kế cận: Răng khôn mọc lệch thường có xu hướng đâm vào thân hoặc chân răng hàm số 7, gây tổn thương, thậm chí là hỏng tuỷ.
Tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm ảnh hưởng rất nhiều đến các răng kế cận
Tổn thương các mô mềm trong miệng: Răng khôn mọc ngang chỉa vào má trong hoặc lưỡi dễ gây tổn thương các mô mềm trong quá trình ăn nhai và giao tiếp.
Hình thành u nang, phá hủy xương hàm: Các nang chứa đầy dịch hoặc các khối u được hình thành khi răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm, răng và chèn ép dây thần kinh.
3. Nhổ răng khôn số 8 có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc sai hướng, sai vị trí đều được Bác sĩ khuyến cáo nhổ bỏ để loại trừ những biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp Bác sĩ giữ lại răng khôn như:
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: Cùng với sự thay đổi của cơ thể, hàm lượng canxi của phụ nữ mang thai cũng bị thiếu hụt. Do đó, việc nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Hơn nữa, phụ nữ mang thai không thể sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh nên quá trình nhổ răng sẽ rất khó khăn.
Nướu bị viêm nhiễm trầm trọng: Tình trạng viêm nhiễm khiến nướu có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng sau khi phẫu thuật lấy chân răng khôn.
Răng khôn ảnh hưởng đến các bộ phận khác: Răng khôn không thể nhổ bỏ nếu có liên quan đến các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh...
==>> Tham khảo thêm bài viết: Nhổ răng khôn tốn bao nhiêu tiền
Phụ nữ đang trong kỳ nguyệt san: Do lúc này lượng hormone thay đổi nên dễ gây viêm nhiễm khi nhổ răng. Bên cạnh đó, tình trạng mất máu sau khi nhổ có thể sẽ khiến cơ thể bị suy nhược.
Những người vừa mới ốm nặng: Người vừa mới ốm có hệ miễn dịch kém và khả năng đông máu thấp hơn bình thường nên dễ gặp biến chứng sau khi nhổ răng.
Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu: Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn và chảy máu kéo dài.
Bệnh nhân đang điều trị tia X ở vùng hàm mặt: Răng khôn được nhổ trong quá trình điều trị tia X có nguy cơ cao bị hoại tử xương hàm.
Mắc phải một số bệnh lý: Những người mắc các bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu đông... cũng không nên nhổ bỏ răng khôn nếu không được kiểm soát tốt.
Nhổ răng khôn là tiểu phẫu đơn giản nếu răng mọc đúng vị trí, không xâm lấn các răng kế cận. Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì quá trình nhổ bỏ răng khôn phức tạp hơn do răng chèn áp các gây thần kinh, đâm vào chân răng kế cận.
Những biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi nhổ răng khôn thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
Sốc phản vệ gây ra bởi thuốc gây mê, gây tê hoặc thuốc kháng sinh.
Bác sĩ không thăm khám kỹ, chưa tìm hiểu rõ tiền sử bệnh của Khách hàng nên không kiểm soát được những biến chứng xảy ra trong quá trình tiểu phẫu.
==>> Xem thêm bài viết: Bọc răng sứ giá rẻ tại Hà Nội.
Bác sĩ tay nghề yếu kém, không thể kiểm soát và cầm máu triệt để trong quá trình nhổ răng, khiến vị trí răng khôn bị nhổ đi chảy máu liên tục không dứt.
Bác sĩ chưa làm sạch các túi mủ và các nang chứa vi khuẩn trong quá trình tiểu phẫu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu.
Các dụng cụ tiểu phẫu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây nhiễm trùng và lở loét sau phẫu thuật.
Tuy nhiên các rủi ro trên hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn thăm khám và điều trị tại các địa chỉ nha khoa có uy tín với đội ngũ Bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm hoặc các bệnh viện lớn về Răng – Hàm – Mặt.
4. Quá trình thăm khám và nhổ răng số 8
Trước khi nhổ răng, Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang răng để xác định chính xác vị trí răng mọc. Sau đó, Khách hàng thực hiện xét nghiệm máu và trao đổi với Bác sĩ về tiền sử bệnh lý, có sử dụng loại thuốc điều trị bệnh nào hay không. Dựa vào kết quả đó, Bác sĩ sẽ chỉ định có nên nhổ răng khôn hay không. Đối với những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh về máu, quá trình nhổ răng khôn sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn để phòng tránh những tai biến có thể xảy ra.
==>> Xem thêm bài viết: Bọc răng sứ giá bao nhiêu
Khi nhổ răng, Khách hàng sẽ được gây tê một phần hoặc toàn bộ nên thường sẽ không cảm thấy đau nhức, ê buốt. Để lấy chân răng khôn, đầu tiên Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nha khoa chuyên dụng để rạch nướu, làm sạch vùng nhiễm trùng trên bề mặt. Sau khi răng đã được lấy ra, Bác sĩ sẽ loại bỏ các túi mủ chứa vi khuẩn, vệ sinh sạch sẽ rồi khâu lại vết mổ bằng chỉ nha khoa tự tiêu.
Nhổ răng khôn sẽ không gây nguy hiểm nếu được tìm hiểu kỹ và kiểm soát chặt chẽ