Nhớ bánh chưng

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.441
Nhọc nhất là gánh nước từ trên giếng làng. Quê tôi nằm sát ven núi nhưng mùa này chỉ có giếng làng mới còn nước. Nước luộc bánh chưng phải là thứ nước trong vắt, có vị ngòn ngọt từ núi.

mh1.jpg

Ảnh minh họa: Nam Phương.

Chiều 30 Tết, khói lam quyện khắp xóm làng. Cái mùi thơm phức của nếp cái hoa vàng quyện với mùi ngầy ngậy beo béo của thịt mỡ, của dưa của hành, cái bùi bùi của trấu chất quanh bếp tất cả làm nên một phần hương vị không thể thiếu của ngày tết trong mỗi gia đình người Việt - đó là nồi bánh chưng xanh. Cái công đoạn làm bánh chưng của người dân quê tôi cũng thật là cầu kì.
Từ 23,24 tết mẹ đã đi chợ chọn tìm mớ lá dong xanh mướt, mềm mại như tóc cô thiếu nữ 18 vậy. Rồi giang, rồi gạo nếp, đỗ thịt. Riêng cái công đoạn chọn gạo nếp cũng đã tỉ mỉ lắm rồi, phải là những hạt gạo trắng nhất, thơm nhất, lại không lẫn gạo tẻ bởi bánh chưng không thể thiếu được trong mâm cúng tất niên. Ông ngoại bảo bánh chưng tượng trưng cho mùa màng xanh tốt bội thu, tinh túy của đất; trời, cả mồ hôi người nông dân gói gọn trong chiếc bánh.

Lúc bé tôi không hiểu những gì ông tôi nói, chỉ sấn mén xem ông gói bánh lấy làm thích thú. Tết mà!

Lúc đó tôi chỉ thích ông gói riêng cho mình một chiếc bánh chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay ông ngoại nhưng phải chằng chịt lạt, thế mới đẹp. Cũng nhờ năm nào cũng ngồi lê coi ông gói bánh mà lên lớp 10 tôi có thể tự gói bánh cho mẹ. Thường thì nhà tôi gói bánh từ 27, 28 Tết. Tối hôm trước mẹ phải tước lá dong, ngâm gạo, ngâm đỗ. Nhọc nhất là gánh nước từ trên giếng làng. Quê tôi nằm sát ven núi nhưng mùa này chỉ có giếng làng mới còn nước. Nước luộc bánh phải là thứ nước trong vắt, có vị ngòn ngọt từ núi.

Sáng tinh mơ, tầm 4 giờ sáng mẹ đã giục tôi dậy gói bánh để kịp luộc. Một chiếc chiếu to được trải ra giữa nền nhà, lá dong, giang, đỗ gạo nếp, thịt mẹ đã bày sẵn ra đấy. Lá dong được xếp thành hai loại. Loại to để bọc ở ngoài bánh, có thể xấu một tí nhưng loại lá nhỏ lót bên trong là là những lá non, xanh mướt, thì khi vớt bánh ra, bóc bánh mới có màu xanh mịn của lá dong. Lúc gói quan trọng nhất chặt tay ép đều ra các góc bánh mới vuông đều, lạt cũng phải buộc chặt thì khi luộc mới không bị méo hay tuột lạt... Thường một nồi bánh tầm 14, 15 chiếc, đáy nồi lót cuống lá dong hồi đêm qua mẹ tước ra.

Đến công đoạn luộc bánh. Củi chất bánh thương là những khúc củi to được chuẩn bị từ trước. Năm nào cũng vậy hoặc là mẹ hoặc là chị hoặc là tôi ngồi canh chừng nồi bánh, rồi thay nước, hai người còn lại thì tranh thủ tát nước cho mấy thửa ruộng cho mấy ngày tết. Đứng từ ngoài đồng nhìn vào trong làng, vẫn cái màu khói lam quyện vào nhau ấy, cái nồi bánh chưng ngày tết hằn sâu trong kì ức cậu học trò năm nào. Để mỗi khi tết đến lại rộn ràng, tìm lại màu khói lam vùng quê nơi quê người.
(Nguyễn Văn Tình, Belarus)
VnExpress
 
Mình thì thích nhưng vẫn chưa biết gói ^^! Năm nay thử cố học thêm lần nữa xem thế nào :p
Chắc khoảng 7 ngày nữa thì gói :x
Giờ thì nhìn mấy cái clip nhộn nhịp kiểu này thích thật :
[FLV]https://118.69.254.196/MediaStore/Video//2011/01/17/goi banh.flv[/FLV]
 
:KSV@15:mình thì thử gói rồi, nhưng lúc nào bánh cũng k ăn được!huuu....
 
Năm ngoái mình thưc cả đêm 30 canh nồi banh chung sau đoa buoi sang mông 1 ngủ đén trưa hic vậy là mát một nũa ngay tet cua minh
 
Mình biết gói nhưng không được đẹp lắm và khi buộc nạt thì mình còn lúng túng. Vì vậy mà nội không cho mình gói. chỉ ngồi cắt và lau lá dong thôi. Thực ra gói không khó, quan trọng là có đẹp không thôi. :KSV@01:
 
×
Quay lại
Top Bottom