- Tham gia
- 5/4/2011
- Bài viết
- 835
Ở TP Cần Thơ đang xảy ra một thực trạng các trường cao đẳng, trung cấp nghề ở Cần Thơ mọc lên rất nhiều, nhưng số lượng học sinh, sinh viên dự thi hay đăng ký tham gia vào học thì rất ít.
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ những năm gần đây đã phải bỏ một số ngành nghề đào tạo do không có sinh viên theo học.
Mới đây, tại buổi làm việc giữa đại diện UBND TP Cần Thơ với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn về công tác đào tạo, đại diện các trường ngoài công lập và trung cấp, dạy nghề đã cho biết những năm gần đây họ đang gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh đầu vào.
Ông Nguyễn Trọng Sơn – Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Cần Thơ nói, một vài năm gần đây có rất nhiều trường cao đẳng, trung cấp mọc lên, thậm chí các trường đại học cũng vẫn đào tạo hệ Trung cấp dẫn đến việc nhiều trường phải tìm kiếm học sinh nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu.
Mặt khác, việc đào tạo nghề đòi hỏi trang thiết bị thực hành rất lớn, cụ thể là ngành Công nghệ Ô tô. Tuy nhiên, hiện nay trang thiết bị dạy còn lạc hậu và chưa đáp ứng đủ cũng gây khó khăn thầy và trò trong việc dạy và học. “Hiện nay, trường chúng tôi đã bỏ hẳn 2 nghề không đào tạo do không có người học là nghề may và hàn” – ông Sơn nói.
Tại buổi làm việc, đại diện các trường ngoài công lập như ĐH Tây Đô, ĐH Nam Cần Thơ, Trung cấp Y dược Mekong… cũng cho biết năm học 2013-2014 công tác tuyển sinh rất khó khăn, hệ cao đẳng và trung cấp chỉ tuyển được từ 20-30% so với chỉ tiêu. Các trường đề nghị có cơ chế về việc liên thông, phân luồng theo đặc thù vùng để tạo thuận lợi trong tuyển sinh.
Theo Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, hiện nay trên địa bàn có 22 trường Đại học, Cao đẳng, TCCN (trong đó có 5 trường đại học). Năm học này, các trường có hơn 93 ngàn học sinh, sinh viên với 4.754 cán bộ, giảng viên, nhân viên (8 Giáo sư, 84 Phó Giáo sư, 347 tiến sĩ, chuyên khoa cấp II…).
Tại buổi làm việc, ông Lê Hùng Dũng – phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các sở, ngành liên quan tạo mọi điều kiện, giúp các trường tháo gỡ khó khăn. Đồng thời phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành thực tập ở các trường, đội ngũ giảng dạy; tăng cường hợp tác trong đào tạo nghiên cứu khoa học giữa các trường để chia sẻ nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo.
Phạm Tâm
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ những năm gần đây đã phải bỏ một số ngành nghề đào tạo do không có sinh viên theo học.
Mới đây, tại buổi làm việc giữa đại diện UBND TP Cần Thơ với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn về công tác đào tạo, đại diện các trường ngoài công lập và trung cấp, dạy nghề đã cho biết những năm gần đây họ đang gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh đầu vào.
Ông Nguyễn Trọng Sơn – Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Cần Thơ nói, một vài năm gần đây có rất nhiều trường cao đẳng, trung cấp mọc lên, thậm chí các trường đại học cũng vẫn đào tạo hệ Trung cấp dẫn đến việc nhiều trường phải tìm kiếm học sinh nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu.
Mặt khác, việc đào tạo nghề đòi hỏi trang thiết bị thực hành rất lớn, cụ thể là ngành Công nghệ Ô tô. Tuy nhiên, hiện nay trang thiết bị dạy còn lạc hậu và chưa đáp ứng đủ cũng gây khó khăn thầy và trò trong việc dạy và học. “Hiện nay, trường chúng tôi đã bỏ hẳn 2 nghề không đào tạo do không có người học là nghề may và hàn” – ông Sơn nói.
Tại buổi làm việc, đại diện các trường ngoài công lập như ĐH Tây Đô, ĐH Nam Cần Thơ, Trung cấp Y dược Mekong… cũng cho biết năm học 2013-2014 công tác tuyển sinh rất khó khăn, hệ cao đẳng và trung cấp chỉ tuyển được từ 20-30% so với chỉ tiêu. Các trường đề nghị có cơ chế về việc liên thông, phân luồng theo đặc thù vùng để tạo thuận lợi trong tuyển sinh.
Theo Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, hiện nay trên địa bàn có 22 trường Đại học, Cao đẳng, TCCN (trong đó có 5 trường đại học). Năm học này, các trường có hơn 93 ngàn học sinh, sinh viên với 4.754 cán bộ, giảng viên, nhân viên (8 Giáo sư, 84 Phó Giáo sư, 347 tiến sĩ, chuyên khoa cấp II…).
Tại buổi làm việc, ông Lê Hùng Dũng – phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các sở, ngành liên quan tạo mọi điều kiện, giúp các trường tháo gỡ khó khăn. Đồng thời phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành thực tập ở các trường, đội ngũ giảng dạy; tăng cường hợp tác trong đào tạo nghiên cứu khoa học giữa các trường để chia sẻ nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo.
Phạm Tâm