Nhật kí nàng Kiều

Bạn có muốn đăng tiếp không?

  • Số phiếu: 0 0,0%
  • Không

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Bạn có muốn đăng truyện tâm linh không?

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Số phiếu: 1 100,0%
  • Không

    Số phiếu: 0 0,0%

  • Số người tham gia
    1

TonyTi

Thành viên
Tham gia
27/6/2019
Bài viết
1
Chương 1: Bí Mật Bất Ngờ
(Sáng tác: Chính tác giả)

Trung tuần tháng 10 âm lịch, bão lũ miền Trung dồn dập kéo về. Dân tình đói khổ kiệt quệ do mưa lớn bão to không dứt hàng tháng trời. Những người con tha phương ở Miền Nam đau đáu hướng về quê nhà, họ huy động nguồn lực của cải viện trợ chuẩn bị Trung tiến. Nhưng mọi nỗ lực đều bị chặn do tự phát và làm việc không đúng quy trình. Mọi vật lực đều đưa về 1 mối là mặt trận tổ quốc các tỉnh.

Sườn núi phía Tây xứ nghệ, được hình thành phần lớn từ đá cũng không chống chọi nỗi với từng con lũ từ đỉnh núi đổ xuống, các mảng đá lớn đã từng trơ gan cùng tuế nguyệt cũng không còn đứng vững đổ sầm đến con đường huyết mạch chạy ngang qua, đây là đầu nối giao thông tuyến Bắc Nam.

Viện khảo cổ miền Trung nằm ngay chân đèo Hải Vân, nằm chơ vơ trống trải. Năm xưa là nơi nghỉ mát của Lãnh sự Pháp, kết cấu hạ tầng ngôi nhà cổ kính nhưng vững chải, san bằng mọi thử thách của thời gian. Sau ngày giải phóng, ngôi nhà được trưng dụng làm viện bảo tàng vì ở đó đã có sẵn 1 lượng cổ vật lớn do các vị Công sứ tháo chạy không kịp đem theo. Ở đây, chỉ có vài vị giáo sư thỉnh thoảng đến đây nghỉ mát tọa đàm về chuyên môn, còn lại chỉ có các nhân viên bảo vệ trông coi.
Ba tháng nay, khu rừng gần Viện khảo cổ tấp nập, nhộn nhịp hẳn. Số lượng lớn công nhân xây dựng kéo về, san lấp mặt bằng chuẩn bị xây dựng 1 siêu thủ phủ cho 1 vị tướng ở khu vực miền Trung. Các đầu nậu gỗ và kiểm lâm cười cười nói nói rộn vang cả khu rừng. Các loại Nông cơ hiện đại đều quy tập về đây tiến hành khẩn trương cho kịp tiến độ. Khung cảnh chứa đầy sắc thái.

Tiến sĩ khảo cổ Lê Xuân Bách đang nằm ngủ nướng tận hưởng sự thổn thức tuyệt vời của khu rừng thì bị đánh thức bởi tiếng la ó của một nhân vật. Sau một lúc lắng nghe cưỡng bức, anh cũng biết được đó là chủ nhân của khu thủ phủ và hiểu rõ nội dung câu chuyện.

Chuyện liên quan đến những khó khăn do mưa bão Miền trung gây ra, tỉnh bạn nhờ Trung ương can thiệp để mượn chiếc xe ủi đất chuyên dụng chỉ Đà Nẵng mới có. Nhưng khổ nỗi chiếc xe đó đang tích cực san ủi đất cho kịp tiến độ công trình xây dựng thủ phủ của Vị tướng. Xem ra Ông không hài lòng, lớn tiếng thách thức.

Nhưng cho dù có cái ô đại thụ chống đỡ nhưng lòng dân như lửa bùng, trời càng oán, thì ông có ba đầu sáu tay cũng phải chịu lép vế.

Ông Ba là tài xế xe xúc được lệnh điều động lái xe yểm trợ giúp đỡ nhân dân Nghệ An. Tiến Sĩ Bách có đôi lần gặp mặt ở quán cà phê cóc gần công trường nên họ biết nhau, thỉnh thoảng chào nhau vài câu xã giao. Xế trưa, khi TS Bách đi ra quán nước giải khát thì gặp ông Ba, Ông chào tạm biệt nói sẽ lên đường làm nhiệm vụ. Nhưng điều làm Tiến Sĩ đặc biệt quan tâm và thôi thúc không khác gì ông Ba là một bí mật được tiết lộ.

Tảng đá ở lưng chừng núi lăn xuống lộ ra một cái hang tương đối sâu vào bên trong. Dân trong làng đồn thổi đây là cái hang được Tôn Thất Thuyết mang theo Vua Hàm Nghi chạy trốn quân Pháp nương náu. Nghe nói trong hang còn chôn giấu rất nhiều báu vật của hoàng cung. Cái hang đang được công an niêm phong bảo vệ rất cẩn mật, chờ quyết định của trung ương phân bổ người đến tiếp nhận.

Tiến Sĩ nhanh chóng kiểm tra thông tin một cách cẩn thận đồng thời ông gửi thư lên các cơ quan chức năng cấp cao yêu cầu được tham gia cùng các đoàn liên ngành của Bộ để đi tiếp nhận thực hư về chiếc hang với vai trò nghiên cứu các di chỉ khảo cổ.

Khi đến nơi, mưa vẫn chưa ngớt tuy có giảm. Mọi công việc liên quan đến việc thám hiểm và nghiên cứu về hang động phải chờ thời tiết tốt. Mọi người tranh thủ bàn tán về của cải trong hang có những gì và trị giá của nó bao nhiêu. Ai cũng hào hứng, tự tưởng thưởng cho mình những món đồ trang sức độc đáo của vua chúa.

Mãi 1 tuần sau, khí trời ấm áp, ông mặt trời tươi cười rọi những tia nắng sặc sỡ cho muôn hoa vạn vật. Cửa hang đã khô ráo, 2 bên miệng hang đã được các anh công an dọn dẹp sạch sẽ, đề phòng rắn rít. Thủ trưởng cơ quan an ninh nhanh chóng thúc giục mọi người nhanh chóng tiến hành nhiệm vụ.

Hai nhân viên an ninh cùng chú chó nghiệp vụ được đi cùng mọi người để hỗ trợ. Đoàn thám hiểm khảo cổ từ từ tiến vào hang 1 cách thận trọng. Tiến vào 20 mét, đập vào mắt họ là tấm bia đá khắc chữ Nôm “Ngàn thu yên giấc”. Mọi người càng cũng cố niềm tin rằng trong hang sẽ là ngôi mộ của vua Hàm Nghi với vô số cổ vật châu báu được chôn theo.
Cùng chung tư tưởng như vậy, khiến mọi người càng có động lực mạnh mẽ, đi nhanh vào sâu trong hang. Họ quên mất một điều là hang có thể sập, chôn vùi họ trong đó do những ngày mưa kéo dài làm đất nhão và mềm. Nhưng ý chí tư lợi đang gặm nhấm trong lòng mỗi người khiến họ quên đi tất cả.

Tiến sâu thêm 100 mét nữa là đến cuối hang. Cảnh tượng không như trí tượng tượng là sẽ gặp 1 kho tàng giống như câu truyện Ả rập Alibaba và 40 tên cướp. Một tấm bia mộ đơn sơ, xung quanh là một mộ đấp hơi cao, chỉ phủ rêu xanh. Ngoài ra thì chỉ có đám côn trùng, muỗi, vắt… Tất cả mọi người đều thất vọng não nề, tỏ rõ sự bực bội, tiếc công những ngày dầm mưa giải nắng ở đây. Riêng TS Bách là người vô tư lợi nên với Ông đây là điều thú vị, cần khám phá.

Ông tiến gần đến tấm bia, những hàng chữ đã bị lớp bụi thời gian và sự gặm nhấm của lớp oxi hóa trong hang mà mờ nhạt. Ông dùng khăn lau sạch và lấy trong túi ra 1 lọ bột hóa chất phản quang chuyên dùng để đọc chữ trong ngành khảo cổ, rắc đều vào mặt tấm bia. Từng hàng chữ từ từ hiện rõ thể hiện nội dung và chủ nhân của tấm bia.

Thì ra đây chính là nơi yên nghỉ ngàn thu của nàng Kiều với bao thăng trầm trong cuộc đời được gia đình chôn giấu vào tít trong này. Trong bia còn tạc rõ là được chôn kèm với những kí ức thăng trầm khi Kiều hi sinh bán mình cứu cha. TS Bách mừng rỡ, thật là may mắn có được tư liệu quý hiếm để nghiên cứu hiểu hơn về lịch sử ông cha.

Ông nghĩ thì ra kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du là có thật, các chữ khắc trên bia mộ đều là chữ Nôm trùng với các tác phẩm văn thơ mà Nguyễn Du viết bằng chính chữ này. Đây là minh chứng lịch sử làm sáng tỏ những thực hư về nàng Kiều trong lịch sử dân tộc.

TS nhờ hai đồng chí công An trợ giúp cùng mình khai quật ngôi mộ này. Vì nghĩ là sẽ đào được kho báu nên mọi người đều mang theo đầy đủ dụng cụ nên việc khai quật diễn ra thuận lợi.
Khi mọi người đào sâu xuống tầm 1,5 m thì gặp một lớp đất đen. Đây đích thị là chiếc quan tài đã hóa bụi theo thời gian cùng với xương cốt người xưa. Bên cạnh là một chiếc hộp hình chữ nhật được chạm khắc 3 chữ bên ngoài “Hồng Lâu Hạc”. chiếc hộp được thiết kế, khắc chạm bằng gỗ Lim nên rất nặng và chắc chắn, phải đến gần 5 kg. Chúng hoàn hảo, gần như mới, chỉ cần lau chùi sạch mà thôi.
Ông Bách vui mừng khôn xiết, 2 tay run rầy mở nắp chiếc hộp ra. Tất cả mọi ánh mắt đổ dồn, rất hồi hộp chờ đợi khoảnh khắc bất ngờ sung sướng. Nhưng 1 lần nữa mọi người đều thất vọng, ngoại trừ TS. Một cuốn sách xưa được nằm gọn, vừa vặn trong chiếc hộp. Vật liệu tạo ra cuốn sách bằng tre già, được viết bằng loại mực đen vẫn chưa phai theo năm tháng. Tựa ngoài cuốn sách được ghi bằng các chữ Nôm to rõ “Kí Sự Hồng Lâu Hạc”.

Mọi người nhanh chóng ra khỏi hang, riêng TS được quyền đảm nhận chiếc hộp và cuốn sách để tập trung nghiên cứu. Với tất cả mọi người, đây là chuyến đi vô bổ, thà rằng họ ở nhà mánh mung còn kèo được tiền doanh nghiệp nhưng riêng ông chuyến đi này thành công ngoài mong đợi, rất hữu ích cho lịch sử.

Trở về Viện nghiên cứu, TS bắt tay ngay vào việc nghiên cứu cổ vật ông vừa có. Từng trang sách được ông cẩn thận lật một cách nhẹ nhàng. Rất chu đáo, ông nhanh chóng chụp hình lại nguyên bản từng trang rồi sau đó mới bắt đầu ghi chép.

Tác phẩm Kí sự Hồng Lâu Hạc được chính nàng Kiều đa đoan, đa tài ghi chép lại những biến cố chính mình đã trải qua trong cuộc đời làm kĩ nữ trong Hồng Lâu Hạc. Mười hai kí sự chính được nàng ghi chép nhiều nhất về sự ăn chơi hoan lạc 12 vị quan tai to mặt lớn của triều đình khi vào chốn lầu xanh.

Sự đa dạng sắc màu về thú vui xác thịt của Kĩ nữ lầu xanh với các quan, nhưng câu chuyện quan trường, những mánh khóe hoặc các thủ đoạn tàn bạo được các quan phun ra trong lúc trà dư tửu sắc được Thúy Kiều ghi chép lại. Ông bắt đầu dịch, có những đoạn phòng the hơi thô tục mong độc giả dễ dãi bỏ qua.

Đầu trang sách

Kể từ khi bán mình chuộc cha, cuộc đời này đối với ta như cánh phù du lạc lỏng giữa màn đêm cô quạnh, không người yêu thương, xa vòng tay thân ái ruột thịt. Ta phó mặc cho thời gian vô định muốn đưa ta đi đâu về đâu. Chén rượu sầu nồng, cung đàn thánh hót, họa cầm này cũng chẳng làm ta bớt cô đơn. Nhìn cánh đàn ông hàng ngày vui vò thân xác mà lòng tiếc thương cho kiếp hồng nhan bèo dạt mây trôi.
Đón đọc phần tiếp theo: thamtutamlinhtonyti.blogspot.com/
5 tuổi mà đòi rủ bạn gái đi Massage

C2: HỒNG LÂU HẠC

Rớt vào lầu Xanh liệu Kiều có giữ cho mình cái tấm Thân trong trắng không?

Nếu không được nhấn vào ĐÂY
 
×
Quay lại
Top