kieuphong1010
Thành viên
- Tham gia
- 2/8/2017
- Bài viết
- 1
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay chưa có chương trình đưa thực tập sinh điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản. Còn chương trình tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang thị trường này do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam triển khai không hề mất phí. Tuy nhiên một số Trường đại học quảng bá rầm rộ đến sinh viên ngành điều dưỡng đi thực tập tại Nhật bản được trả lương.
Phía Nhật Bản chưa cho phép
Theo ông Vũ Trường Giang, Trưởng phòng Nhật Bản, châu Âu và Đông - Nam Á của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian gần đây, có một số tổ chức cá nhân của Nhật Bản thông tin là có thể tuyển chọn đưa điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang quốc gia này với tư cách là thực tập sinh trợ lý điều dưỡng, hộ lý.
Về vấn đề này, Dolab đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và được phía bạn thông báo: Hiện nay, nghề trợ lý hộ lý, điều dưỡng không có tên trong hệ thống 71 ngành, nghề và 130 loại hình công việc được Nhật Bản cho phép tiếp nhận dưới hình thức thực tập sinh kỹ năng thời gian từ 3 đến 5 năm. Vì vậy, không thể đưa thực tập sinh nghề này vào Nhật Bản với thời gian làm việc 3 năm.
Đối với khả năng tiếp nhận dưới một năm, mặc dù luật của Nhật Bản không có quy định cấm, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, chưa có thực tập sinh nước ngoài nghề trợ lý hộ lý, điều dưỡng được tiếp nhận vào Nhật Bản.
Coi chừng tiền mất tật mang
Theo số liệu từ Cục quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết trong thời gian qua cục đã buộc đình chỉ và thu hồi giấy phép của 46 Công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã vi phạm đưa người ra nước ngoài lao động trong đó có thực tập sinh, nâng cao nghề nghiệp. Phần lớn trong số này là xuất khẩu đi các nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tư vấn không chính xác
Ông Bùi Văn Mậu, Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên (Trường Cao đẳng Y Hải Phòng) cho biết: “Trước đây, đại diện Công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng (OSC) đã đến nhà trường và đề xuất đưa sinh viên của nhà trường sang Nhật Bản làm nghề điều dưỡng. Vì muốn tạo đầu ra cho sinh viên, nên Trường Cao đẳng Y Hải Phòng đồng ý để OSC có buổi trao đổi với sinh viên. Sau đó có khoảng 50 sinh viên đăng ký với Công ty OSC, thậm chí một số sinh viên đã đặt cọc 1 triệu đồng. Tuy nhiên, khi trường tìm hiểu về hoạt động XKLĐ sang Nhật Bản thì được biết, thẩm quyền đưa lao động sang làm việc tại Nhật Bản phải thuộc Cục Quản lý lao động nước ngoài. Nhà trường đã thông báo đến các sinh viên ngừng ngay việc phối hợp với OSC”.
Không chỉ có các trung tâm môi giới tự quản bá giới thiệu, một số trường đại học thông tin quảng bá đến người học nhập nhèm về cơ hội thực tập có lương tại Nhật Bản khi đăng ký học ngành điều dưỡng của trường.
Sẽ xử lý đơn vị vi phạm
“Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp không được thực hiện tuyển chọn thực tập kỹ năng đi thực tập tại Nhật Bản ngành nghề điều dưỡng. Đồng thời, Cục cũng đã có văn bản thông tin cho các cơ quan liên quan, nhất là các cơ sở đào tạo chuyên ngành điều dưỡng về việc trên, tránh tình trạng các cá nhân, tổ chức lợi dụng, thông tin sai sự thật để tiến hành tuyển chọn và thu tiền trái phép của người lao động. Cục cũng gửi công văn tới Bộ Công an đề nghị phối hợp xác minh các doanh nghiệp đăng thông báo tuyển điều dưỡng, hộ lý đi nước ngoài làm việc. Nếu phát hiện sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”, ông Vũ Trường Giang khẳng định.
Phía Nhật Bản chưa cho phép
Theo ông Vũ Trường Giang, Trưởng phòng Nhật Bản, châu Âu và Đông - Nam Á của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian gần đây, có một số tổ chức cá nhân của Nhật Bản thông tin là có thể tuyển chọn đưa điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang quốc gia này với tư cách là thực tập sinh trợ lý điều dưỡng, hộ lý.
Về vấn đề này, Dolab đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và được phía bạn thông báo: Hiện nay, nghề trợ lý hộ lý, điều dưỡng không có tên trong hệ thống 71 ngành, nghề và 130 loại hình công việc được Nhật Bản cho phép tiếp nhận dưới hình thức thực tập sinh kỹ năng thời gian từ 3 đến 5 năm. Vì vậy, không thể đưa thực tập sinh nghề này vào Nhật Bản với thời gian làm việc 3 năm.
Đối với khả năng tiếp nhận dưới một năm, mặc dù luật của Nhật Bản không có quy định cấm, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, chưa có thực tập sinh nước ngoài nghề trợ lý hộ lý, điều dưỡng được tiếp nhận vào Nhật Bản.
Coi chừng tiền mất tật mang
Theo số liệu từ Cục quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết trong thời gian qua cục đã buộc đình chỉ và thu hồi giấy phép của 46 Công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã vi phạm đưa người ra nước ngoài lao động trong đó có thực tập sinh, nâng cao nghề nghiệp. Phần lớn trong số này là xuất khẩu đi các nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tư vấn không chính xác
Ông Bùi Văn Mậu, Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên (Trường Cao đẳng Y Hải Phòng) cho biết: “Trước đây, đại diện Công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng (OSC) đã đến nhà trường và đề xuất đưa sinh viên của nhà trường sang Nhật Bản làm nghề điều dưỡng. Vì muốn tạo đầu ra cho sinh viên, nên Trường Cao đẳng Y Hải Phòng đồng ý để OSC có buổi trao đổi với sinh viên. Sau đó có khoảng 50 sinh viên đăng ký với Công ty OSC, thậm chí một số sinh viên đã đặt cọc 1 triệu đồng. Tuy nhiên, khi trường tìm hiểu về hoạt động XKLĐ sang Nhật Bản thì được biết, thẩm quyền đưa lao động sang làm việc tại Nhật Bản phải thuộc Cục Quản lý lao động nước ngoài. Nhà trường đã thông báo đến các sinh viên ngừng ngay việc phối hợp với OSC”.
Không chỉ có các trung tâm môi giới tự quản bá giới thiệu, một số trường đại học thông tin quảng bá đến người học nhập nhèm về cơ hội thực tập có lương tại Nhật Bản khi đăng ký học ngành điều dưỡng của trường.
Sẽ xử lý đơn vị vi phạm
“Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp không được thực hiện tuyển chọn thực tập kỹ năng đi thực tập tại Nhật Bản ngành nghề điều dưỡng. Đồng thời, Cục cũng đã có văn bản thông tin cho các cơ quan liên quan, nhất là các cơ sở đào tạo chuyên ngành điều dưỡng về việc trên, tránh tình trạng các cá nhân, tổ chức lợi dụng, thông tin sai sự thật để tiến hành tuyển chọn và thu tiền trái phép của người lao động. Cục cũng gửi công văn tới Bộ Công an đề nghị phối hợp xác minh các doanh nghiệp đăng thông báo tuyển điều dưỡng, hộ lý đi nước ngoài làm việc. Nếu phát hiện sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”, ông Vũ Trường Giang khẳng định.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: