[Nhận xét truyện]

Gia tộc họ Công Đằng

hỉ vô hỉ, ưu vô ưu, ta thường tại giữa thế gian
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/3/2016
Bài viết
372
Vì có việc nên tôi cần mượn diễn đàn để hỗ trợ, tôi sẽ đăng bài và xóa bài ngay khi xong việc. Mong không quấy rầy đến mọi người.

-----------------------------------------------------------
Nguyệt nhi, phụ thân đến thăm ngươi đây..
Thừa dấu chấm phải là "thăm ngươi đây."

Nam nhân trung niên đứng trước mộ phần nở nụ cười giải thoát
"Giải thoát" là việc trút bỏ được gánh nặng, về cả th.ân thể lẫn tâm lí. Nhưng với một nụ cười có thể dùng giải thoát để hình dung? Giải thoát là từ dùng để chỉ hành động vậy nên không thích hợp để miêu tả. Có thể sửa thành:
Nam nhân trung niên đứng trước mộ phần nhẹ nở nụ cười như thể hết thảy đều được giải thoát

nâng bình rượu trong tay uống cạn
Đây là hành động liên tiếp vốn dĩ trở thành hai vế, với tình huống mang sự đau thương này nên sử dụng dấu câu (ví dụ dấu phẩy) để tác biệt hai hành động, như thế vừa đúng ngữ pháp khiến nhịp trở nên nhanh, dứt khoát lại tạo cảm giác chân thật cho reader về sự đau thương của cảnh tượng trước mắt. Có thể sửa thành:
nâng bình rượu trong tay, uống cạn

Vu gia cả nhà chết trong biển lửa
Ở đây là sai ngữ pháp, tuy rằng đảo ngữ nhưng mang hơi hướng QT đọc không mượt. Nên chuyển thành:
Cả nhà vu gia

đồn rằng nhị tiểu thư Vu Tĩnh hạ dược cung chủ Thiên Âm cung
Từ "đồn rằng" với một thảm án diệt môn nghe qua vừa tục tĩu vừa không mang hơi hướng cổ trang. Vì là được truyền bằng miệng nên có thể thay bằng "nghe nói" sẽ đúng tính chất dân gian lại không quá mức dung tục.

hứng chịu cơn thịnh nộ của hắn
Vế trước chỉ mới nêu ra điều kiện tiểu thư nhà họ Vu hạ dược, nhưng ở đây lại ngay lậ tức có động từ đứng phía trước còn mang nghĩa chủ động trong khi tình huống là bị động, đây là lỗi sai ngữ pháp. Vì nêu điều kiện nên cần có quan hệ từ mang tính kết quả có thể sửa là:
thế nên mới phải hứng chịu cơn thịnh nộ của hắn

"... tuân lệnh".
Phải viết hoa từ đầu dòng, lỗi sai chính tả cơ bản: "... Tuân lệnh".

cố ý vô tình lại bước đến Thanh viện.
Hai động từ cạnh nhau mang tính đối lập thể hiện sự phi lôgic của câu. Đã "cố ý" thì làm gì có chuyện "cố ý" theo cách "vô tình". Cần thêm phương tiện liên kết thể hiện sự lựa chọn giữa hai từ này. Từ "bước đến" nghe qua bình thường nhưng xét kĩ thấy không ổn vì bước là hành động nhỏ của đi, hành động này nên miêu tả là "đi đến" hay "đến trước":
không biết là cố ý hay vô tình lại đi đến Thanh viện.

Vốn có thể một chưởng vỗ chết y
Từ "vỗ" không sai nhưng theo mức độ mạnh hay nhẹ của hành động thì tìm từ. Ở đây là "một chưởng" liền chế người chứng tỏ mức độ ra tay không phải nhẹ, nên dùng từ "đánh" sẽ đúng hơn:
Vốn có thể một chưởng đánh
chết y


nhưng đáy lòng hắn lại sinh ra chút hứng thú với hài tử chưa bao giờ gặp mặt này.
Đây lại là sự phi lô gíc giữa mối quan hệ, phía trên chỉ nói là bỗng "hứng thú", đó mới chỉ là điều kiện còn kết quả ở đâu? Chẳng lẽ hứng thứ thì đồng nghĩa không giết nữa? Nên thêm cụm từ kết quả phía sau:
nhưng đáy lòng hắn lại sinh ra chút hứng thú với hài tử chưa bao giờ gặp mặt này nên thu hồi lại ý định giết chết y.

đôi mắt đen láy trong suốt phiếm hồng
Tính từ miêu tả liên tục lại thiếu mất dấu câu, đặt trong tình huống thì trước "phiếm hồng" cần có trợ từ để thể hiện sắc thái này:
đôi mắt đen láy trong suốt thoáng chút phiếm hồng

Đồ tạp chủng
Ở đây có lẽ không cần "đồ", tạp chủng vốn đã là danh từ chỉ sự vật nên thêm từ "đồ" cũng là danh từ chỉ sự việc vốn rất thừa.

khiến thiếu niên rụt ngùoi lại
sửa lại thành "người"

Nữ nhân vừa hò hét chạy đến
"Hò hét" là động từ chỉ sự nhiệt tình nên thay thành "la hét"

lát sau hắn trằm thấp mở miệng
"trằm thấp" -> "trầm thấp"

Phía sau âm thanh gào khóc giảm dần
Có lẽ nên thành "giảm dần" thành "nhỏ dần" chỉ mức độ cụ thể hơn

Thiếu niên mím môi, nhỏ giọng trả lời
Thiếu dấu chấm câu

thể hiện bệnh trạng
"Bệnh trạng" là không đúng nên thay thành "Bệnh tật"

phủ lên thân mình gày yếu
"gày yếu" -> "gầy yếu"

Thiếu niên tính cách dụ hoặc đơn thuần
Hai tính từ trái nghĩa cạnh nhau nên thêm phương tiện liên kết hoặc đảo từ lại, có thể là "đơn thuần lại dụ hoặc" hoặc "dụ hoặc một cách đơn thuần"

khiến người thương sót
"Thương sót" -> "thương xót"

vốn muốn khôi phục thân phận thiếu cung chủ cho cậu,
Thay đổi cách xưng hô, cần phải sửa thành "y"

Thiếu niên lẩm bẩm lập lại tên của mình,
"lập lại" -> "lặp lại"

độ cung xinh đẹp
"độ cung" -> "độ cong"

 
×
Quay lại
Top Bottom