Nhân đôi lời mời phỏng vấn bằng thủ thuật này trong CV (Phần 2)

nguyen6495

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2018
Bài viết
407
Công thức 4 phần của lá thư “trúng tim đen” đã được áp dụng cho nhiều trường hợp và cho thấy, tỉ lệ đạt số cuộc phỏng vấn tăng từ 10% lên gần 30%
và tỉ lệ ứng tuyển thành công là 1/10 của tổng số lần gửi thư.

Hinh10_30112020.png

Một bức thư xin việc như vậy quả thực đòi hỏi bạn phải thực sự có hiểu biết về ngành nghề cũng như công ty mình ứng tuyển. Tuy mất công, nhưng bạn sẽ thấy kết quả phản hồi tức thì từ các nhà tuyển dụng, và hãy nghĩ đến niềm hạnh phúc khi được làm vị trí mơ ước của mình trong thời gian dài sau đó.

Tuy vậy, ở bài 1 mới chỉ là các bước cơ bản của công thức 4 phần. Còn để thực hiện 4 phần này thật hiệu quả, chúng ta cần hiểu các thủ thuật làm nên bức thư xin việc của chính mình.

Viết câu vào đề thật thu hút

Hãy thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách nêu bật một điểm mạnh hoặc thành tích gần đây của họ. Đó có thể là một khoản đầu tư kỷ lục, một kỷ lục bán hàng hoặc chiến dịch marketing thành công. Dù đó là gì, hãy nhắc tới nó ngay từ đầu để thu hút sự chú ý của họ.

Tìm hiểu điểm yếu của họ

Một trong những điểm chính của bức thư trúng tim đen là nói trúng vấn đề mà công ty đang gặp phải - và cách bạn có thể giải quyết chúng bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình. Nhưng làm thế nào để bạn xác định điểm yếu của họ? Đây là lúc bạn dùng sức mạnh của nghiên cứu.

Có một số cách tìm hiểu như sau:

1. Nếu bạn đọc được thông tin tuyển dụng qua công ty cung ứng nhân sự, hãy trao đổi với người đại diện tuyển dụng qua email, Linkeldln, số điện thoại… Hãy hỏi họ về công ty kia, từ thế nào là ứng viên hoàn hảo theo quan điểm của họ, cho đến vấn đề mà công ty cần vị trí này giải quyết. Đừng bỏ phí nguồn tin này.

2. Tìm kiếm thông tin online: Website công ty, thông cáo báo chí, tin tức và các bài báo nhắc đến công ty để tìm ra mục tiêu và thách thức của họ. Google News Alerts có thể là một công cụ hữu ích nếu bạn biết cách tận dụng.

3. Nếu bạn có mối quan hệ với các nhân sự trong công ty, đừng ngại hỏi họ. Thậm chí có thể làm quen người mới hoặc tìm kiếm các diễn đàn nghiệp vụ có nhắc đến công ty. Tất cả để biết trước tình hình và quan điểm từ phía các nhân sự này.

4. Xem kỹ Miêu tả công việc trong thông tin tuyển dụng. Đôi khi, mục này sẽ bày tỏ trực tiếp và chính xác những điều mà công ty cần khi tuyển bạn.

Một khi đã nghiên cứu, bạn có thể xác định được vấn đề mà công ty gặp phải và cần giải quyết.

Thế nào là “câu chuyện giết rồng”?

Đã có ý tưởng về vấn đề mà lá thư trúng tim đen đề cập tới, bạn có thể bắt tay vào suy nghĩ về các trường hợp và trải nghiệm tương tự mà bạn đã giải quyết trước đây. Về cơ bản, bạn cho nhà tuyển dụng hiểu chính xác hướng xử lý của bạn.

Câu chuyện của bạn phải giải đáp được các thông tin sau:

- Bạn đã từng giải quyết vấn đề tương tự khi nào?

- Thành tựu lớn nhất mà bạn đã đạt được?

- Những giải thưởng, chứng nhận mà bạn giành được?

- Bạn có thể dẫn chứng một con số chứng minh cho thành tựu mà bạn đã đạt được?

Điều cốt lõi là bất kỳ trải nghiệm nào bạn đề cập đều phải liên quan đến những “điểm yếu” mà bạn đã xác định. Đáp án cho những câu hỏi này chính là “câu chuyện giết rồng” của bạn.
Hinh11_30112020.png

Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động

Sau khi đã giải thích cách mà bạn xử lý vấn đề, nhớ gói gọn mục tiêu của bạn trong kết luận. Phải chốt lại bằng lời thúc đẩy nhà tuyển dụng hành động - đẩy quả bóng sang sân của nhà quản lý tuyển dụng. Ví dụ:

“Tôi rất vui nếu có thể trao đổi qua điện thoại với quý công ty trong một vài ngày tới để thảo luận thêm về vấn đề này”.

Với câu này, bạn không chỉ tỏ ra nhiệt tình mà còn cho thấy bạn là người chủ động và sẵn sàng hành động.

Người ta gọi đây là “bí thuật”

Chắc chắn có nhiều cách khác nhau để kiếm được một công việc chứ không chỉ có ứng tuyển CV online. Ví dụ: thông qua các mối quan hệ, thông qua cuộc thi tuyển dụng... Thậm chí, những việc đó có thể đỡ mất thời gian hơn việc tìm hiểu, nghiên cứu rồi viết thư xin việc như bài viết này đã bày cho bạn. Tuy nhiên, những phương án đó hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào thị trường việc làm, nơi bạn sống và mục tiêu sự nghiệp mà bạn hướng tới.

Một ai đó có được vị trí công việc mơ ước hơn người, nhiều khi chỉ vì đã nỗ lực bày tỏ quyết tâm, cũng như sự quan tâm thực lòng tới vị trí đó. Mà thư xin việc là một công cụ truyền thông điệp quan trọng. Thử ứng dụng mẹo viết thư xin việc này, tận dụng mạng lưới của bạn, tham dự các sự kiện kết nối, liên hệ với những chuyên gia tuyển dụng và Gia nhập Talent Network với các công ty hàng đầu bạn có thể nhận được kết quả bất ngờ.


Nguồn: CareerBuilder Vietnam
 
×
Quay lại
Top Bottom