"Nhận diện" thế hệ "đi ngủ cũng phải nối mạng"

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Người ta gọi đây là thế hệ C (Generation C - viết gọn thành Gen C).

Bước vào một quán trà chanh trên đường Lê Trọng Tấn (Q. Tân Phú), việc đầu tiên hai bạn trẻ làm là…hỏi password wifi để vào mạng bằng điện thoại di động. Đó là hình ảnh quen thuộc của cư dân Gen C - thế hệ kết nối!

Chân dung một Gen C thứ thiệt!

Như hai bạn trẻ nọ, cuộc sống của Colin, một sinh viên ngành khoa học máy tính ở Luân Đôn (Anh) cũng chìm ngập trong kết nối. Chàng trai thích âm nhạc và du lịch này có đầy đủ “đồ chơi” kĩ thuật số dùng để tải nhạc, video clip, giữ liên lạc với gia đình, bạn bè và một vòng tròn luôn mở rộng những người quen biết trên mạng xã hội.

Căn hộ của Colin cũng được trang bị công nghệ không dây tiên tiến, cho phép bạn ấy có thể download với tốc độ lên đến 100Mbps. Cha mẹ của Colin đã ly dị và sống ở các thành phố khác nhau trong khi em gái bạn lại sống ở nước ngoài. Họ ít khi gặp mặt trực tiếp mà chỉ liên lạc qua điện thoại, internet. Ban đầu, cha mẹ Colin cũng cảm thấy khó chịu nhưng cuối cùng họ cũng dần quen với điều này.

Tuy nhiên, đôi khi chuyện quá lệ thuộc vào kết nối cũng làm hại Colin. Như có lần nọ, vì quên tắt chức năng định vị trên điện thoại di động mà cậu bạn không thể làm cho mẹ bất ngờ như mong muốn. Đơn giản là mẹ cậu đã nhận ra “tín hiệu” chuyến thăm bất ngờ của con trai qua bản đồ định vị. Nhưng cũng nhờ tính năng này mà Colin luôn biết địa điểm bạn bè mình đang ở, những gì họ đang làm và có thể liên lạc với họ ngay lập tức.

Không chỉ kết nối để liên lạc, Colin còn dùng nó để học tập, mua sắm trực tuyến. Còn mới đây, anh chàng lên mạng xã hội làm quen với những người bạn ở Úc rồi quyết định đến đó du lịch bụi. Khi ấy, chính điện thoại di động là phương tiện giúp Colin và những người bạn mới quen thực hiện phác thảo hành trình chuyến đi nhờ những ứng dụng như Google Map chẳng hạn.

online-moi-luc.jpg

Gen C - bạn là ai?

Colin chính là thành viên của một thế hệ mới được xem là những “ông chủ” của thập kỉ tới. Họ thích tự do, sẵn sàng sống tự lập dù không vẫn còn sống cùng gia đình. Rất nhiều người trong số họ thực hiện tương tác xã hội trên Internet, nơi mà họ cảm thấy có thể tự do bày tỏ quan điểm và thái độ của mình. Họ lớn lên dưới ảnh hưởng của Harry Potter và iEverything (iPod, iTunes, iPhone, iPad...).

Người ta gọi đây là thế hệ C (Generation C - viết gọn thành Gen C). Chữ C thường được hiểu là chữ viết tắt của từ connected (kết nối). Nhưng hiện nay, chữ C còn có nghĩa là communicating (giao tiếp), content-centric (chú trọng nội dung), computerized (máy tính hóa), community-oriented (hướng về cộng đồng), always clicking (luôn luôn click chuột). Nhìn chung, họ là những người sinh sau những năm 1990.

Tại các nước phát triển, Gen C có mặt khắp nơi, còn ở các nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi (Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc), thì chủ yếu xuất hiện các đô thị hoặc ven đô. Theo dự đoán, đến năm 2020, Gen C sẽ chiếm tới 40% dân số ở Mỹ, Châu Âu, các nước BRIC trong khi tỉ lệ này ở các nước đang phát triển là hơn 10%. Nhìn chung, Gen C chính là nhóm tiêu dùng lớn nhất thế giới.

an-uong-cung-ket-noi.jpg

Kết nối coi chừng…rắc rối!

Không khó nhận ra, Gen C đã xuất hiện và ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam. Chuyện hai bạn trẻ nêu ở đầu bài viết hầu như có thể gặp ở bất cứ quán nước nào, bất kể đó là quán cà phê sang trọng hay “trà chanh chém gió” vỉa hè. Thậm chí ngay tại nhà, hình ảnh mỗi người ôm một chiếc điện thoại để chơi game, lướt web, vào facebook không còn quá lạ lẫm.

Nhưng cũng chính sự kết nối quá dễ dàng này mà người ta dễ bị cuốn vào những câu chuyện ồn ào. Dễ thấy nhất chuyện tham gia bày tỏ ý kiến về một sự kiện, hiện tượng nào đó như chuyện cậu bé Đỗ Nhật Nam có suy nghĩ và hành động “rất người lớn” cùng lời phát biểu “truyện tranh đục khoét tâm hồn” hay chuyện Nick Vujicic đến Việt Nam…
Theo ThS Nguyễn Thị Thu Huyền (ĐH Sư phạm TP.HCM), chính sự phát triển của các phương tiện truyền thông, công nghệ đặc biệt là internet, báo mạng, mà mọi cá nhân dễ tiếp nhận thông tin và dễ bộc lộ quan điểm không chỉ trên các trang báo mà còn là trang cá nhân (facebook, blog, ...). Vì vậy, nhiều sự kiện từ nhỏ trở thành “lớn” nhờ nhiều người tham gia truyền thông tin và bình luận tạo thành một “hiện tượng”, trong số đó, có nhiều người a dua theo đám đông.

“Bên cạnh mặt tích cực những ý kiến có tính nhân văn, khách quan của đám đông giúp xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về cá nhân, sự kiện nào đó thì việc a dua theo đám đông (thể hiện qua việc chia sẻ, bình luận - PV) cũng tạo ra những ảnh hưởng khá tiêu cực. Sự tham gia bình luận tích cực của nhiều người vào những sự kiện khiến nó bị 'thổi phồng” lên quá mức.

Các ý kiến không được kiểm soát khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hoang mang, không xác định được đâu là chuẩn mực hoặc giá trị mà mình nên tin và làm theo. Chưa kể, nhiều bình luận ác ý hướng vào cá nhân khiến họ bị tổn thương, bình luận hướng vào sự kiện khiến nó bị bóp méo”, Ths Huyền nhận định.



Nhưng đây có lẽ chỉ là một trong nhiều hệ lụy mà Gen C phải đối mặt trong thế giới đầy tính kết nối. Điều đó không chỉ đòi hỏi người trẻ cần phải tỉnh táo, xem xét kĩ lưỡng thông tin hay cộng đồng mình định “kết nối” mà còn phải xây dựng cho mình những chuẩn mực đúng đắn như bao dung, cởi mở, thiện chí, trung thực…khi nhìn nhận, đánh giá người khác hay các sự kiện xã hội. Đó mới đúng là một Gen C thứ thiệt!

Theo Mực Tím
 
Do smartphone phát triển quá nhanh, dễ tiếp cận công nghệ. Đó là bước phát triển tất yếu mà :D
 
×
Quay lại
Top Bottom