- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Lượng lông trên cơ thể, thích ăn chocolate... có thể là tác nhân góp phần quyết định chỉ số thông minh của mỗi con người…
Người ta thường cho rằng, thông minh là bản tính trời cho và không phải ai cũng có. Nhưng đó là một quan niệm mang tính tương đối. Con người thông minh một phần là do di truyền, một phần phụ thuộc vào môi trường sống.
Dưới đây là những yếu tố và hành động tưởng chừng hết sức đời thường, song lại có giả định cho rằng chúng có tác động không ít tới “độ thông minh” của mỗi người…
1. Trí thông minh của mỗi người phụ thuộc vào... lượng lông trên cơ thể
Đối với nam giới, lượng lông và tóc trên cơ thể có thể cho biết mức độ thông minh của anh chàng tới đâu. Người tìm ra mối liên hệ này là tiến sĩ Aikarakudy Alias. Thay vì việc nhìn nhận quan hệ giữa lượng lông trên người với chỉ số IQ, Alias tập trung phân tích mức độ thành công xã hội của nam giới.
Theo ông, những sinh viên và giới trí thức có lông ngực nhiều và dày hơn so với những người làm công việc tay chân, bình thường khác. Đồng thời, giữa những sinh viên với nhau thì các sinh viên xuất sắc lông cũng rậm hơn nhiều trong tương quan với các sinh viên ở mức trung bình khá.
Tất nhiên, nghiên cứu của Alias vẫn còn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ngoài ra, ông cũng chưa kết luận tổng quát về trí thông minh nói chung của con người, tức là bao gồm cả phụ nữ mà chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về nam giới mà thôi.
2. "Con cả hay con thứ?" quyết định trí thông minh
Có một điều chắc chắn rằng, trí thông minh phụ thuộc vào môi trường xã hội một đứa trẻ sinh ra lớn lên. Theo giới chuyên gia, một trong các yếu tố đó là thứ tự sinh. Công trình nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Oslo, Na Uy đăng trên tạp chí Science kết luận, con cả có chỉ số IQ cao hơn con thứ từ 2-3 điểm.
Nghiên cứu của họ được tiến hành trên 240.000 nam giới Na Uy, độ tuổi 18-19, trong giai đoạn 1985-2004. Theo đó, chỉ số IQ trung bình của con cả là 103,2 điểm, cao hơn con thứ hai 2 điểm và con thứ ba 3 điểm.
Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học lý giải rằng, vấn đề là do cách cư xử của cha mẹ với con cái. Con cả thường được đối xử như “người chủ” tương lai của gia đình, được trao nhiều trách nhiệm và kỳ vọng hơn nên thường có chỉ số IQ cao hơn các con thứ.
Minh chứng rõ ràng nhất là theo các chuyên gia Na Uy, ở những gia đình mà người con cả mất, người con thứ tiếp theo có chỉ số IQ gần như ngang bằng với anh, chị quá cố của họ.
3. Người thông minh hay ăn nhiều chocolate
Với những ai hảo ngọt, chocolate là món ăn hấp dẫn không thể nào bỏ qua. Tuy nhiên, ít ai biết, tần suất ăn chocolate có liên quan mật thiết tới trí thông minh ở mỗi cá nhân.
Chocolate vốn là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người. Ở liều lượng phù hợp, nó giúp cải thiện tình trạng tâm lý cho bệnh nhân mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ - một triệu chứng của căn bệnh mất trí nhớ tuổi già. Điều này kích thích các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia nghiên cứu về sự liên hệ giữa trí não con người với việc ăn chocolate.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học New England, “khi chúng ta so sánh lượng tiêu thụ chocolate và số người đoạt giải Nobel chia bình quân theo đầu người thì sẽ thấy chúng có mối liên hệ mật thiết”. Cụ thể, Thụy Sĩ là quốc gia tiêu thụ nhiều chocolate nhất thế giới và đáng ngạc nhiên, đây cũng là nước có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới.
Một vài ví dụ điển hình có thể kể tới là trường hợp của Christopher Pissarides - người đoạt giải Nobel kinh tế 2010 hay Robert Grubbs đoạt Nobel hóa học năm 2005. Cả hai đều là những tín đồ của chocolate, đều ăn loại thực phẩm này hàng ngày và hầu như tất cả các lúc rảnh rỗi.
Song, mối liên hệ này vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia. Bởi lẽ Thụy Điển là quốc gia có số người đoạt giải Nobel cao thứ 2 thế giới vậy mà nước này tiêu thụ chocolate chỉ ở mức trung bình. Ngoài ra, có rất nhiều nhà khoa học chẳng thích ăn chocolate nhưng vẫn có được thành công với giải Nobel như Rolf Zinkernagel.
4. Nhóm người có IQ cao không tin về tín ngưỡng
Niềm tin tín ngưỡng và trí thông minh vốn được coi là không có mối liên hệ. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, sự thật hoàn toàn khác.
Ở góc độ quốc gia, người ta thống kê được rằng, chỉ số IQ cao nhất nằm ở các quốc gia đi theo chủ nghĩa vô thần, tức là không tin vào thần thánh, Chúa trời. Ở góc độ cá nhân, một nghiên cứu năm 2008 đã chỉ ra, những người càng không tin vào tôn giáo, càng thông minh.
Trong bảng xếp hạng trí thông minh, người ta nhận thấy, những người vô thần thường xuất hiện ở top đầu, theo sau là danh sách người bất khả tri, tín hữu tự do và cuối cùng là các tín đồ tôn giáo chính thống.
Càng ít tin vào Chúa trời, con người càng có xu hướng thông minh hơn?
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Livescience, Wikipedia...
Người ta thường cho rằng, thông minh là bản tính trời cho và không phải ai cũng có. Nhưng đó là một quan niệm mang tính tương đối. Con người thông minh một phần là do di truyền, một phần phụ thuộc vào môi trường sống.
Dưới đây là những yếu tố và hành động tưởng chừng hết sức đời thường, song lại có giả định cho rằng chúng có tác động không ít tới “độ thông minh” của mỗi người…
1. Trí thông minh của mỗi người phụ thuộc vào... lượng lông trên cơ thể
Đối với nam giới, lượng lông và tóc trên cơ thể có thể cho biết mức độ thông minh của anh chàng tới đâu. Người tìm ra mối liên hệ này là tiến sĩ Aikarakudy Alias. Thay vì việc nhìn nhận quan hệ giữa lượng lông trên người với chỉ số IQ, Alias tập trung phân tích mức độ thành công xã hội của nam giới.
Theo ông, những sinh viên và giới trí thức có lông ngực nhiều và dày hơn so với những người làm công việc tay chân, bình thường khác. Đồng thời, giữa những sinh viên với nhau thì các sinh viên xuất sắc lông cũng rậm hơn nhiều trong tương quan với các sinh viên ở mức trung bình khá.
Tất nhiên, nghiên cứu của Alias vẫn còn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ngoài ra, ông cũng chưa kết luận tổng quát về trí thông minh nói chung của con người, tức là bao gồm cả phụ nữ mà chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về nam giới mà thôi.
2. "Con cả hay con thứ?" quyết định trí thông minh
Có một điều chắc chắn rằng, trí thông minh phụ thuộc vào môi trường xã hội một đứa trẻ sinh ra lớn lên. Theo giới chuyên gia, một trong các yếu tố đó là thứ tự sinh. Công trình nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Oslo, Na Uy đăng trên tạp chí Science kết luận, con cả có chỉ số IQ cao hơn con thứ từ 2-3 điểm.
Nghiên cứu của họ được tiến hành trên 240.000 nam giới Na Uy, độ tuổi 18-19, trong giai đoạn 1985-2004. Theo đó, chỉ số IQ trung bình của con cả là 103,2 điểm, cao hơn con thứ hai 2 điểm và con thứ ba 3 điểm.
Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học lý giải rằng, vấn đề là do cách cư xử của cha mẹ với con cái. Con cả thường được đối xử như “người chủ” tương lai của gia đình, được trao nhiều trách nhiệm và kỳ vọng hơn nên thường có chỉ số IQ cao hơn các con thứ.
Trách nhiệm và kỳ vọng đặt lên vai người con cả luôn nặng nề hơn.
Minh chứng rõ ràng nhất là theo các chuyên gia Na Uy, ở những gia đình mà người con cả mất, người con thứ tiếp theo có chỉ số IQ gần như ngang bằng với anh, chị quá cố của họ.
3. Người thông minh hay ăn nhiều chocolate
Với những ai hảo ngọt, chocolate là món ăn hấp dẫn không thể nào bỏ qua. Tuy nhiên, ít ai biết, tần suất ăn chocolate có liên quan mật thiết tới trí thông minh ở mỗi cá nhân.
Chocolate vốn là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người. Ở liều lượng phù hợp, nó giúp cải thiện tình trạng tâm lý cho bệnh nhân mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ - một triệu chứng của căn bệnh mất trí nhớ tuổi già. Điều này kích thích các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia nghiên cứu về sự liên hệ giữa trí não con người với việc ăn chocolate.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học New England, “khi chúng ta so sánh lượng tiêu thụ chocolate và số người đoạt giải Nobel chia bình quân theo đầu người thì sẽ thấy chúng có mối liên hệ mật thiết”. Cụ thể, Thụy Sĩ là quốc gia tiêu thụ nhiều chocolate nhất thế giới và đáng ngạc nhiên, đây cũng là nước có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới.
Biểu đồ mối liên hệ giữa mức độ tiêu thụ socola với tần suất đạt giải Nobel ở các quốc gia.
Một vài ví dụ điển hình có thể kể tới là trường hợp của Christopher Pissarides - người đoạt giải Nobel kinh tế 2010 hay Robert Grubbs đoạt Nobel hóa học năm 2005. Cả hai đều là những tín đồ của chocolate, đều ăn loại thực phẩm này hàng ngày và hầu như tất cả các lúc rảnh rỗi.
Song, mối liên hệ này vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia. Bởi lẽ Thụy Điển là quốc gia có số người đoạt giải Nobel cao thứ 2 thế giới vậy mà nước này tiêu thụ chocolate chỉ ở mức trung bình. Ngoài ra, có rất nhiều nhà khoa học chẳng thích ăn chocolate nhưng vẫn có được thành công với giải Nobel như Rolf Zinkernagel.
4. Nhóm người có IQ cao không tin về tín ngưỡng
Niềm tin tín ngưỡng và trí thông minh vốn được coi là không có mối liên hệ. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, sự thật hoàn toàn khác.
Ở góc độ quốc gia, người ta thống kê được rằng, chỉ số IQ cao nhất nằm ở các quốc gia đi theo chủ nghĩa vô thần, tức là không tin vào thần thánh, Chúa trời. Ở góc độ cá nhân, một nghiên cứu năm 2008 đã chỉ ra, những người càng không tin vào tôn giáo, càng thông minh.
Trong bảng xếp hạng trí thông minh, người ta nhận thấy, những người vô thần thường xuất hiện ở top đầu, theo sau là danh sách người bất khả tri, tín hữu tự do và cuối cùng là các tín đồ tôn giáo chính thống.
Càng ít tin vào Chúa trời, con người càng có xu hướng thông minh hơn?
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Livescience, Wikipedia...
Hiệu chỉnh bởi quản lý: