Nhận biết chi tiết và điều trị đau khớp vai hiệu quả nhất

keto2007

Thành viên
Tham gia
9/12/2016
Bài viết
0
Đau khớp vai chỉ tổn thương phần mềm quanh khớp gồm cơ, gân, bao gân, dây chằng, thần kinh, mạch máu, hay gặp hơn và không bao gồm các tổn thương của xương và diện khớp vai (ổ chảo và đầu trên xương cánh tay). Đau có thể sau chấn thương, lao động - thể thao gắng sức, sau thay đổi thời tiết.. Khớp vai rất quan trọng, là khớp nối chi trên với thân người, giúp toàn bộ chi trên thực hiện các động tác tại các vị trí mong muốn. Do đó, khớp vai vừa cần sự mềm dẻo, linh hoạt, vừa cần sự vững chắc và sức mạnh để đảm bảo vai trò "khởi xướng" các động tác chi trên của mình.

Cách nhận biết đau khớp vai
Thường thì đau khớp vai hay xảy ra do chứng viêm viêm khớp vùng vai gây ra. Đó là tình trạng viêm mô mềm ở vùng khớp vai, bao gồm gân, cơ, dây chằng, màng khớp. Các triệu chứng chủ yếu bao gồm đau khớp vai, gây khó khăn trong các hoạt động của người bệnh. Viêm đau khớp vai thường xảy ra ở những người 40 tuổi trở lên, nữ nhiều hơn nam, thường bị một bên, rất ít khi bị hai bên cùng một lúc. Biểu hiện ở thời kỳ đầu chỉ đau nhức là chính, hoặc chỉ đau âm ỉ và khó chịu ở khớp vai; sau đó cơn đau tăng dần, nhất là về đêm, thường ảnh hưởng đến giấc ngủ, khớp vai hoạt động cũng bị hạn chế dần, cuối cùng dẫn tới đau cứng khớp không cử động được. Đây là quá trình viêm xảy ra ở khớp vai do giảm tưới máu ở vùng này, viêm không có vi trùng.

kv-300x157.jpg


Các dấu hiệu cơ bản của viêm đau khớp vai bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức vùng vai. Mới đầu chỉ là vùng vai đau nhức từng cơn, bệnh phần nhiều phát triển chậm, sau đó cơn đau tăng dần, đau nhói hoặc đau như dao cắt, vả lại liên tục hơn, một khi khí hậu thay đổi hay mệt mỏi càng đau nhiều, cơn đau lan lên đến cổ và ra vùng tay (nhất là vùng khuỷu tay). Khi vùng vai bị va chạm hay bị kéo giãn đột ngột, thường gây đau dữ dội tựa như bị gãy xương.
  • Vận động ở quanh khớp vai bị hạn chế. Người bệnh sẽ vô cùng khó khăn trong việc quay quay lật tay ra phía ngoài, vào trong và đưa lên trên. Về sau do lâu ngày ít hoạt động nên khớp bị dính liền giữa màng khớp và mô mềm chung quanh, lực cơ giảm yếu dần, bệnh nhân làm các động tác như chải đầu, rửa mặt, mặc áo đều khó khăn. Nếu bị nặng thì khả năng hoạt động của khớp khuỷu cũng bị ảnh hưởng, khi co khuỷu các ngón tay không thể sở đến vùng vai cùng bên, nhất là khuỷu tay, sau khi duỗi ra sau khó thể co lại.
  • Sợ lạnh. Bên vai bị đau thường sợ lạnh, cho dù trời nắng, bệnh nhân cũng không dám để hở vai
  • Đè đau. Một triệu chứng rất điển hình của chứng viêm đau khớp vai là có điểm đè đau ở khớp vai bị bệnh, một số ít bệnh nhân có điểm đè đau lan rộng ở mô mềm chung quanh khớp vai.
  • Cơ bắp bị co rút và teo nhỏ. Một số cơ ở chung quanh khớp vai như cơ tam giác vai ở thời kỳ đầu có thể bị co rút, về sau bị teo do ít hoạt động, mỏm vai nhô lên, tay đưa lên và gập lui sau không tiện, lúc này triệu chứng đau nhức lại giảm.
  • Thay đổi khi chụp xquang. Khi bệnh nhân đi chụp Xquang khớp, đa số kết quả là bình thường, ở giai đoạn sau, một số bệnh nhân có hiện tượng chất xương bị xốp, hóa vôi ở dưới mỏm vai, nhưng không bị phá hủy. Các xét nghiệm khác đều bình thường.
Các phương pháp điều trị đau khớp vai
Giai đoạn đầu mới bị đau khớp vai.

Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp xoa, bóp, day bấm trực tiếp vào các điểm đau chú ý tới các nhóm cơ bị co cứng: nhóm cơ thang, cơ ức - đòn - chũm.


Giai đoạn sau.

Về sau này, thường là đau giảm và khỏi nếu chữa đúng cách và kịp thời. Nếu không chữa tốt, cử động sẽ bị hạn chế như: tay không giơ lên được, không giơ ngang ra được, không đưa tay ra phía sau như thường được. Nếu cố gắng giơ quá một chút thì sẽ đau quanh khớp vai,... Vận động bị hạn chế do khí huyết bị ngưng trệ không nuôi dưỡng được gân, cơ khớp gây nên.

vkv-300x209.jpg


Các trường hợp khớp vai bị hạn chế vận động .

Cần tập vận động khớp vai, phạm vi vận động có thể tăng dần lên, không nên cưỡng bức khớp vai vận động theo ý muốn chủ quan của người thầy thuốc. Một số cách vận động khớp vai có thể áp dụng đó là người thầy thuốc đứng ở phía vai đau. Một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay người bệnh quay tròn 2-3 lần (động tác này là chuẩn bị vận động, đồng thời xem phạm vi hoạt động khớp vai đến đâu). Co giãn cánh tay ra ngang, rồi đưa lên cao, ra trước, qua sát ngực, rời vòng xuống dưới từ 3-4 lần (chú ý đưa lên đến mức người bệnh cảm thấy đau là đủ, không nên đưa cao quá). Nắm ngón tay cái người bệnh, vòng cẳng tay từ dưới lên trên, từ sau ra trước, rồi kéo xuống tay người bệnh ra phía sau.

Với các trường hợp viêm khớp vai :

Hướng điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, tập vật lý trị liệu và có thể dùng thêm các loại thuốc tăng tuần hoàn ngoại biên. Vận động nặng cần hạn chế ở giai đoạn cấp, ở giai đoạn sau phải tập vật lý trị liệu hay châm cứu và học cách vận động đúng.Viêm đau khớp vai rất hay tái phát khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh. Các trường hợp viêm khớp quanh vai không có điều trị đặc hiệu, thường phối hợp nhiều biện pháp như điều trị nguyên nhân, tránh các vận động mạnh tại vùng khớp vai, phục hồi chức năng khớp bằng các bài tập vận động, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, chiếu tia hồng ngoại sóng ngắn.

>> Có thể bạn quan tâm: Bán thuốc An Cốt Nam - "Bán sức khỏe" cho người bệnh xương khớp nói chung và bệnh đau khớp vai nói riêng.

Một số động tác tự vận động tại nhà cho người đau khớp vai
Động tác 1:

Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay nắm lại từ từ nâng dần hai tay lên cao (càng cao càng tốt) rồi buông từ từ hai tay xuống. Trong lúc đó cúi khum lưng ra phía trước sao cho tạo với nửa thân dưới một góc 90 độ.

vvai-300x188.jpg


Động tác 2:

Vung tay cúi lưng. Nửa thân trên cúi về phía trước tạo với nửa thân dưới một góc 90o; tay lành víu vào thành ghế, tay đau không thẳng và từ từ làm các động tác sau: Quay trái theo chiều kim đồng hồ từ góc độ nhỏ sau tăng dần góc độ lớn và làm ngược lại. Trong khi tập có thể cầm một vật nặng khoảng 1kg để giúp cho việc mở khớp được tốt hơn. Đưa tay ra trước, sau, phải, trái.

Động tác 3:

ch%E1%BB%91ng-300x300.jpg


Người bệnh đứng đối diện với tường, tay đau duỗi thẳng, bàn tay chống vào tường và từ từ đu người xuống, làm 5 lần. Đổi tư thế đứng nghiêng và cũng làm như trên.

3 động tác này cần được tập tại nhà, ngày làm từ 1-2 lần, tập theo sức chịu đựng.

Tốt hơn hết, ngay từ khi mới xuất hiện cảm giác đau khớp vai sau vài ngày triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân cần đi thăm khám để phát hiện sớm nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời tránh một số biến chứng không mong muốn.
 
×
Quay lại
Top Bottom