- Tham gia
- 18/10/2012
- Bài viết
- 5.692
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, con trai của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đau đớn chia sẻ với VnExpress, cha anh vừa qua đời vào khoảng 17h ngày 13/2.
Trên Facebook của mình, Nguyễn Quang Dũng viết: "Kết thúc một chặng đường. Ba tôi - nhà văn Nguyễn Quang Sáng - đã chia tay gia đình tôi. Ba đến nơi gặp những bạn bè thân - chú Trịnh Công Sơn, chú Bảo Phúc... Chúc ba vui vẻ nơi ấy! Má và các con yêu ba! Cám ơn thượng đế cho con được là con của ba".
Đạo diễn Quang Dũng chia sẻ thêm, một trong những kế hoạch làm phim sắp tới của anh là đưa Chiếc lược ngà lên màn ảnh rộng. Vì cũng như nhiều độc giả khác, anh có ấn tượng sâu đậm với tác phẩm đầy ý nghĩa nhân văn của cha mình. Khác với lần Nguyễn Quang Dũng thực hiện phim Con gà trống, cũng chuyển thể từ truyện của cha anh, lần này, anh không còn kịp để chia sẻ cùng cha hay nhận lời khuyên quý giá của ông cho công việc của mình.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ảnh: Trần Tiến Dũng.
Vài năm trước, khi sức khỏe còn khá ổn, ông vẫn nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ ở TP HCM, khi thì ở Hội nghị viết văn trẻ TP HCM vào năm 2011, khi thì ở buổi lễ trao giải thưởng "Sách Việt tôi yêu" dành cho các bạn trẻ vào năm 2012. Dịp đó, Nguyễn Quang Sáng rất vui khi thấy độc giả hôm nay vẫn chưa quên những câu chuyện văn chương đầy cảm động của thế hệ trước. Truyện Chiếc lược ngà của ông đã vượt khỏi trang sách giáo khoa để đi vào đời sống văn hóa đọc của các bạn trẻ. Năm 2007, truyện được nhóm họa sĩ B.R.O của công ty Phan Thị chuyển thể thành bộ truyện tranh. Đây là một trong những đầu sách bán chạy nhất của Phan Thị trong Hội sách TP HCM lần bảy.
Trước Tết Giáp Ngọ 2014, lão nhà văn còn tự đi taxi từ nhà ở quận 7, TP HCM đến một bữa tiệc năm mới cùng các bạn văn. Bữa tiệc kéo dài khoảng 3 tiếng. Không còn khỏe như ngày trước vì trải qua nhiều đợt bệnh do tuổi già, sức yếu, ông không uống được nhiều rượu, chỉ thỉnh thoảng nhấp môi. Dẫu vậy, ông vẫn nhiệt tình trò chuyện với bạn văn về những nỗi niềm cầm bút của mình. Ao ước lớn nhất của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là còn đủ sức khỏe để về thăm quê hương Chợ Mới, An Giang.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng chụp ảnh cùng hai họa sĩ chuyển thể "Chiếc lược ngà" của ông thành truyện tranh tại Hội sách TP HCM lần thứ bảy, 2012. Ảnh: Thoại Hà
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12/1/1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội và hoạt động ở chiến trường miền Nam. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu sự nghiệp viết văn kể từ đó. Đến những năm kháng chiến chống Mỹ, ông quay lại miền Nam, tham gia cuộc kháng chiến và tiếp tục viết văn.
Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có: Con chim vàng (1978), Người quê hương (truyện ngắn, 1968), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Đất lửa (tiểu thuyết, 1963), Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966), Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1966), Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969), Mùa gió chướng(tiểu thuyết, 1975), Người con đi xa (truyện ngắn, 1977), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985), Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988), 25 truyện ngắn (1990), Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990), Con mèo của Foujita (truyện ngắn - 1991), Nhà văn về làng(truyện ngắn, 2008)...
Ông còn ghi dấu ấn của mình ở lĩnh vực biên kịch với các kịch bản phim: Cánh đồng hoang (1978), Pho tượng (1981), Cho đến bao giờ (1982), Mùa nước nổi (1986), Dòng sông hát (1988), Câu nói dối đầu tiên (1988), Thời thơ ấu(1995), Giữa dòng (1995), Như một huyền thoại (1995).
Lễ viếng nhà văn Nguyễn Quang Sáng diễn ra vào lúc 10h ngày 14/2 tại Nhà tang lễ TP HCM (25 Lê Quý Đôn, Q.3). Lễ động quan và hỏa táng được tổ chức tại Nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh lúc 13h30 ngày 16/2.
Trên Facebook của mình, Nguyễn Quang Dũng viết: "Kết thúc một chặng đường. Ba tôi - nhà văn Nguyễn Quang Sáng - đã chia tay gia đình tôi. Ba đến nơi gặp những bạn bè thân - chú Trịnh Công Sơn, chú Bảo Phúc... Chúc ba vui vẻ nơi ấy! Má và các con yêu ba! Cám ơn thượng đế cho con được là con của ba".
Đạo diễn Quang Dũng chia sẻ thêm, một trong những kế hoạch làm phim sắp tới của anh là đưa Chiếc lược ngà lên màn ảnh rộng. Vì cũng như nhiều độc giả khác, anh có ấn tượng sâu đậm với tác phẩm đầy ý nghĩa nhân văn của cha mình. Khác với lần Nguyễn Quang Dũng thực hiện phim Con gà trống, cũng chuyển thể từ truyện của cha anh, lần này, anh không còn kịp để chia sẻ cùng cha hay nhận lời khuyên quý giá của ông cho công việc của mình.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ảnh: Trần Tiến Dũng.
Vài năm trước, khi sức khỏe còn khá ổn, ông vẫn nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ ở TP HCM, khi thì ở Hội nghị viết văn trẻ TP HCM vào năm 2011, khi thì ở buổi lễ trao giải thưởng "Sách Việt tôi yêu" dành cho các bạn trẻ vào năm 2012. Dịp đó, Nguyễn Quang Sáng rất vui khi thấy độc giả hôm nay vẫn chưa quên những câu chuyện văn chương đầy cảm động của thế hệ trước. Truyện Chiếc lược ngà của ông đã vượt khỏi trang sách giáo khoa để đi vào đời sống văn hóa đọc của các bạn trẻ. Năm 2007, truyện được nhóm họa sĩ B.R.O của công ty Phan Thị chuyển thể thành bộ truyện tranh. Đây là một trong những đầu sách bán chạy nhất của Phan Thị trong Hội sách TP HCM lần bảy.
Trước Tết Giáp Ngọ 2014, lão nhà văn còn tự đi taxi từ nhà ở quận 7, TP HCM đến một bữa tiệc năm mới cùng các bạn văn. Bữa tiệc kéo dài khoảng 3 tiếng. Không còn khỏe như ngày trước vì trải qua nhiều đợt bệnh do tuổi già, sức yếu, ông không uống được nhiều rượu, chỉ thỉnh thoảng nhấp môi. Dẫu vậy, ông vẫn nhiệt tình trò chuyện với bạn văn về những nỗi niềm cầm bút của mình. Ao ước lớn nhất của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là còn đủ sức khỏe để về thăm quê hương Chợ Mới, An Giang.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng chụp ảnh cùng hai họa sĩ chuyển thể "Chiếc lược ngà" của ông thành truyện tranh tại Hội sách TP HCM lần thứ bảy, 2012. Ảnh: Thoại Hà
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12/1/1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội và hoạt động ở chiến trường miền Nam. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu sự nghiệp viết văn kể từ đó. Đến những năm kháng chiến chống Mỹ, ông quay lại miền Nam, tham gia cuộc kháng chiến và tiếp tục viết văn.
Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có: Con chim vàng (1978), Người quê hương (truyện ngắn, 1968), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Đất lửa (tiểu thuyết, 1963), Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966), Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1966), Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969), Mùa gió chướng(tiểu thuyết, 1975), Người con đi xa (truyện ngắn, 1977), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985), Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988), 25 truyện ngắn (1990), Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990), Con mèo của Foujita (truyện ngắn - 1991), Nhà văn về làng(truyện ngắn, 2008)...
Ông còn ghi dấu ấn của mình ở lĩnh vực biên kịch với các kịch bản phim: Cánh đồng hoang (1978), Pho tượng (1981), Cho đến bao giờ (1982), Mùa nước nổi (1986), Dòng sông hát (1988), Câu nói dối đầu tiên (1988), Thời thơ ấu(1995), Giữa dòng (1995), Như một huyền thoại (1995).
Lễ viếng nhà văn Nguyễn Quang Sáng diễn ra vào lúc 10h ngày 14/2 tại Nhà tang lễ TP HCM (25 Lê Quý Đôn, Q.3). Lễ động quan và hỏa táng được tổ chức tại Nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh lúc 13h30 ngày 16/2.
Thoại Hà