- Tham gia
- 9/3/2018
- Bài viết
- 51
Nhiều thực tập sinh cứ nhầm tưởng lúc phỏng vấn nhà tuyển dụng chỉ là một người lãnh đạo, không có nhiều kiến thức chuyên môn và có được vị trí hiện tại nhờ "mối quan hệ". Vì thế, lúc phỏng vấn, ứng viên cứ nghĩ mình học cao, hiểu rộng và cứ thế cứ tiếp tục chém gió nói cao siêu tài năng của mình. Nhiều lúc có những việc mình không thể làm thì cũng cố gắng nói thêm để người khác thấy mình có kỹ năng và trình độ. Một trong những việc bạn cần làm khi ứng tuyển vào công ty là bạn cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy thái độ nhiệt tình của bạn với công việc. Các nhà tuyển dụng là người đã có kinh nghiệm, đã từng ở vị trí của bạn mà đi lên nên họ có thể nhận ra bạn có thái độ làm việc tốt hay không tốt nhờ vào những câu hỏi đặt ra. Việc có thái độ làm việc tốt ngay từ những buổi đầu sẽ tăng khả năng bạn được “trọng dụng” về sau.
· Kinh nghiệm nếu chưa có thì có thể tích lũy theo thời gian:
Đa phần sinh viên mới ra trường hoặc là người mới tìm việc thì sẽ ít kinh nghiệm, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu quá cao về kinh nghiệm thì chắc chắn không có ứng viên nào đáp ứng được. Kinh nghiệm không phải được tính bằng số năm làm việc mà được tính bằng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của một người nào đó. Nếu lấy số năm kinh nghiệm để làm thước đo kinh nghiệm chắc chắn sẽ không công bằng với những người mới có chuyên môn và trình độ. Kinh nghiệm được tích lũy dần theo năm tháng, nếu bạn chuyên tâm học hỏi và không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ trong công việc, bạn sẽ có một lượng kiến thức cho riêng mình.
Vậy nên, kinh nghiệm chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để bạn có được một công việc lý tưởng. Nếu thấy công việc nào phù hợp với mình bạn hãy dũng cảm nộp hồ sơ và sẵn sàng chinh phục họ bằng thái độ làm việc nghiêm túc, cầu tiến bạn nhé!
· Còn thái độ thì không như vậy
Nếu kinh nghiệm có thể học hỏi được thì thái độ lại là thứ ngược lại. Thái độ là thứ chúng ta phải tự mình rèn luyện cho mình, tự mình bồi đắp ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bình thường chúng ta thích tự làm theo ý riêng của mình, không nghe ai góp ý, không biết suy nghĩ cho người khác thì liệu rằng bạn có thể làm công việc của mình với thái độ nghiêm túc hay không?
Thái độ là thứ chúng ta không thể thay đổi trong ngày một ngày hai mà phải thay đổi dần dần như một thói quen. Thật là không dễ dàng để có một thái độ tốt với công việc, trừ khi bạn thật sự có trách nhiệm và đam mê với công việc của mình. Chỉ khi chúng ta tự mình thay đổi và bồi đắp thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm thì khi ấy chúng ta mới có thể có một thái độ làm việc được người khác ngưỡng mộ. Một khi đã bước vào môi trường tập thể, thì không chỉ sống và làm việc cho bản thân , mà phải nghĩ đến suy nghĩ của những người khác.
Cho dù trình độ kỹ năng cần cho mỗi công việc nhưng thái độ mới là tất cả. Nếu bạn có trình độ cao mà không biết khiêm nhường cũng chẳng có ai dám nhận bạn . Đừng ngần ngại trước những khó khăn bởi vì sẽ giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống tương lai của mình đấy!
· Kinh nghiệm nếu chưa có thì có thể tích lũy theo thời gian:
Đa phần sinh viên mới ra trường hoặc là người mới tìm việc thì sẽ ít kinh nghiệm, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu quá cao về kinh nghiệm thì chắc chắn không có ứng viên nào đáp ứng được. Kinh nghiệm không phải được tính bằng số năm làm việc mà được tính bằng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của một người nào đó. Nếu lấy số năm kinh nghiệm để làm thước đo kinh nghiệm chắc chắn sẽ không công bằng với những người mới có chuyên môn và trình độ. Kinh nghiệm được tích lũy dần theo năm tháng, nếu bạn chuyên tâm học hỏi và không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ trong công việc, bạn sẽ có một lượng kiến thức cho riêng mình.
Vậy nên, kinh nghiệm chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để bạn có được một công việc lý tưởng. Nếu thấy công việc nào phù hợp với mình bạn hãy dũng cảm nộp hồ sơ và sẵn sàng chinh phục họ bằng thái độ làm việc nghiêm túc, cầu tiến bạn nhé!
· Còn thái độ thì không như vậy
Nếu kinh nghiệm có thể học hỏi được thì thái độ lại là thứ ngược lại. Thái độ là thứ chúng ta phải tự mình rèn luyện cho mình, tự mình bồi đắp ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bình thường chúng ta thích tự làm theo ý riêng của mình, không nghe ai góp ý, không biết suy nghĩ cho người khác thì liệu rằng bạn có thể làm công việc của mình với thái độ nghiêm túc hay không?
Thái độ là thứ chúng ta không thể thay đổi trong ngày một ngày hai mà phải thay đổi dần dần như một thói quen. Thật là không dễ dàng để có một thái độ tốt với công việc, trừ khi bạn thật sự có trách nhiệm và đam mê với công việc của mình. Chỉ khi chúng ta tự mình thay đổi và bồi đắp thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm thì khi ấy chúng ta mới có thể có một thái độ làm việc được người khác ngưỡng mộ. Một khi đã bước vào môi trường tập thể, thì không chỉ sống và làm việc cho bản thân , mà phải nghĩ đến suy nghĩ của những người khác.
Cho dù trình độ kỹ năng cần cho mỗi công việc nhưng thái độ mới là tất cả. Nếu bạn có trình độ cao mà không biết khiêm nhường cũng chẳng có ai dám nhận bạn . Đừng ngần ngại trước những khó khăn bởi vì sẽ giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống tương lai của mình đấy!