- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
Quản lý rủi ro là gì? - Quản lý rủi ro là khả năng xác định rủi ro, đánh giá nó và kiểm soát, làm giảm thiểu nó. Tất cả các nhà quản lý có nhiệm vụ phải giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức của họ. Nó thường là một nhiệm vụ không xác định, nhưng là một nhu cầu rõ ràng trong thế giới chúng ta ngày hôm nay. Nhất là sự kinh doanh ngày nay không đơn giản, khả năng gặp rủi ro và thất bại là khó tránh khỏi. Chính vì vậy, cơ hội cho những nhà quản lý rủi ro ngày càng cao.
Mặc dù có nhiều định nghĩa về quản lý rủi ro, nhưng nhìn chung, quản lý rủi ro có thuộc tính phổ biến là hướng tới việc quản lý hiệu quả các cơ hội tiềm năng cũng như xác định, đánh giá các tác dụng phụ, các phản ứng nguy hiểm cho một mục tiêu cụ thể như:
• Xác định các nguồn rủi ro, các sự kiện rủi ro, và hậu quả tiềm năng của nó. Tăng cường các quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro ứng dụng tại doanh nghiệp, phù hợp với cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
• Phân tích nguyên nhân và nguồn gốc của các rủi ro và khả năng sẽ xảy ra. Phân tích những khía cạnh cơ bản của rủi ro và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hiện nay.
• Đánh giá rủi ro, xem xét các rủi ro cần phải được giải quyết và xử lý. Đo lường các rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản, đánh giá bảng tổng kết tài sản, và dự báo thu nhập ròng (Quản lý tài sản nợ, tài sản có)…
• Xử lý rủi ro, xác định chiến lược và chiến thuật để giảm thiểu hoặc kiểm soát rủi ro từ môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh
Như vậy, quản lý rủi ro có những nguyên tắc nhất định và các nhà quản lý thường dựa vào chúng để thực thi các dự án.
Nhà quản lý rủi ro có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau: từ xây dựng đến y dược, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Một khi đã chọn quản lý rủi ro là đích đến trong sự nghiệp, một lời khuyên cho bạn là hãy tham gia một khóa học về kinh doanh có liên quan đến kiểm soát rủi ro. Khóa học có thể trực tiếp đề cập đến vấn đề này hoặc có trong khóa học kinh doanh khác. Bạn có thể đăng kí học ở các trường đại học hoặc các trung tâm tổ chức đào tạo kinh doanh tùy theo điều kiện của mình.
Tốt nhất nên được đào tạo trong các khối ngành thuộc Kinh tế như: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng, Quản trị, Xác xuất thống kê… để có hiểu biết về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng; cách đánh giá, thẩm định thị trường…
Tuy nhiên, học ở các trường đại học thì sẽ mất khá nhiều thời gian, nhất là với những người còn vướng bận công việc kinh doanh. Thay vào đó bạn cũng có thể đăng kí khóa học quản lý dự án vì trong khóa học này bạn cũng sẽ học được ý tưởng và các nguyên tắc cần thiết hỗ trợ công việc của mình, kể cả trong việc quản lý những rủi ro.
Trong thời gian học ngành mà bạn chọn, hãy tìm thêm việc làm ngoài giờ về lĩnh vực liên quan đến ngành đang học. Điều này sẽ rất có ích khi bạn tốt nghiệp khóa học vì nó giúp bạn chứng tỏ mình trước các nhà tuyển dụng rằng bạn có đam mê và mong muốn thành công trong lĩnh vực đã chọn này.
Sau khi tốt nghiệp, hãy thử sức với các vị trí thực tập hoặc nhân viên. Những kinh nghiệm và bài học khi đang ở vị trí này sẽ củng cố kiến thức chuyên ngành của bạn và sẽ là một bước đệm giúp bạn trở thành một ứng cử viên có giá cho lần tuyển dụng những vị trí cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn sẵn sàng tình nguyện cho những chuyến công tác, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao tinh thần làm việc của bạn.
Một khi đã trở thành nhà quản lý thành công và chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ làm những việc gói gọn trong những gì được đào tạo, mà còn có thể mở rộng công việc với vai trò tư vấn về các dự án lớn hơn và thậm chí bắt đầu đào tạo các nhà quản lý trẻ tuổi, qua một số kiến thức của bạn cho thế hệ tiếp theo. Vì vậy, hãy cân nhắc tạo cho mình một công việc quản lý hấp dẫn!
Khả năng gặp rủi ro và thất bại đặt ra áp lực cho các tổ chức doanh nghiệp, khiến họ phải chú trọng quản lý rủi ro để đảm bảo lợi nhuận. (Hình: qualitydigest.com)
Mặc dù có nhiều định nghĩa về quản lý rủi ro, nhưng nhìn chung, quản lý rủi ro có thuộc tính phổ biến là hướng tới việc quản lý hiệu quả các cơ hội tiềm năng cũng như xác định, đánh giá các tác dụng phụ, các phản ứng nguy hiểm cho một mục tiêu cụ thể như:
• Xác định các nguồn rủi ro, các sự kiện rủi ro, và hậu quả tiềm năng của nó. Tăng cường các quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro ứng dụng tại doanh nghiệp, phù hợp với cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
• Phân tích nguyên nhân và nguồn gốc của các rủi ro và khả năng sẽ xảy ra. Phân tích những khía cạnh cơ bản của rủi ro và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hiện nay.
• Đánh giá rủi ro, xem xét các rủi ro cần phải được giải quyết và xử lý. Đo lường các rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản, đánh giá bảng tổng kết tài sản, và dự báo thu nhập ròng (Quản lý tài sản nợ, tài sản có)…
• Xử lý rủi ro, xác định chiến lược và chiến thuật để giảm thiểu hoặc kiểm soát rủi ro từ môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh
Như vậy, quản lý rủi ro có những nguyên tắc nhất định và các nhà quản lý thường dựa vào chúng để thực thi các dự án.
Nhà quản lý rủi ro có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau: từ xây dựng đến y dược, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Một khi đã chọn quản lý rủi ro là đích đến trong sự nghiệp, một lời khuyên cho bạn là hãy tham gia một khóa học về kinh doanh có liên quan đến kiểm soát rủi ro. Khóa học có thể trực tiếp đề cập đến vấn đề này hoặc có trong khóa học kinh doanh khác. Bạn có thể đăng kí học ở các trường đại học hoặc các trung tâm tổ chức đào tạo kinh doanh tùy theo điều kiện của mình.
Tốt nhất nên được đào tạo trong các khối ngành thuộc Kinh tế như: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng, Quản trị, Xác xuất thống kê… để có hiểu biết về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng; cách đánh giá, thẩm định thị trường…
Tuy nhiên, học ở các trường đại học thì sẽ mất khá nhiều thời gian, nhất là với những người còn vướng bận công việc kinh doanh. Thay vào đó bạn cũng có thể đăng kí khóa học quản lý dự án vì trong khóa học này bạn cũng sẽ học được ý tưởng và các nguyên tắc cần thiết hỗ trợ công việc của mình, kể cả trong việc quản lý những rủi ro.
Trong thời gian học ngành mà bạn chọn, hãy tìm thêm việc làm ngoài giờ về lĩnh vực liên quan đến ngành đang học. Điều này sẽ rất có ích khi bạn tốt nghiệp khóa học vì nó giúp bạn chứng tỏ mình trước các nhà tuyển dụng rằng bạn có đam mê và mong muốn thành công trong lĩnh vực đã chọn này.
Sau khi tốt nghiệp, hãy thử sức với các vị trí thực tập hoặc nhân viên. Những kinh nghiệm và bài học khi đang ở vị trí này sẽ củng cố kiến thức chuyên ngành của bạn và sẽ là một bước đệm giúp bạn trở thành một ứng cử viên có giá cho lần tuyển dụng những vị trí cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn sẵn sàng tình nguyện cho những chuyến công tác, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao tinh thần làm việc của bạn.
Một khi đã trở thành nhà quản lý thành công và chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ làm những việc gói gọn trong những gì được đào tạo, mà còn có thể mở rộng công việc với vai trò tư vấn về các dự án lớn hơn và thậm chí bắt đầu đào tạo các nhà quản lý trẻ tuổi, qua một số kiến thức của bạn cho thế hệ tiếp theo. Vì vậy, hãy cân nhắc tạo cho mình một công việc quản lý hấp dẫn!
Chúc bạn thành công
Nghi Quân tổng hợp (Hieuhoc.com)