- Tham gia
- 4/6/2011
- Bài viết
- 1.570
1. Thưa cô giáo, đây có phải là một câu chuyện cổ tích lạ không. Anh nông dân đang cày ruộng. Thấy con trâu làm lụng vất vả lại còn bị quật roi, con hổ hỏi làm sao con trâu khỏe thế mà lại chịu khổ sở và còn để bị người đánh đập. Trâu trả lời vì người có trí khôn. Cọp lại hỏi, và muốn xem cái trí khôn của anh nông dân ra sao. Anh nông dân nói trí khôn của anh để ở nhà. Muốn xem thì phải chịu trói lại chờ anh về lấy, và nếu cần anh sẽ cho hổ một ít. Hổ đồng ý. Anh nông dân trói hổ vào gốc cây rồi chất rơm đốt. Vừa đốt vừa quát: Trí khôn của ta đây. Trâu thích chí cười lăn, va vào đá rụng mất hàm răng trên. May nhờ lửa cháy đứt dây trói nên hổ mới chay thoát được vào rừng, về sau trên lưng luôn có vằn đen. Nội dung câu chuyện là thế. Nếu như đây là câu chuyện nói về nỗi khó khăn khổ ải, và cả cái giá phải trả trong hành trình đi tìm trí khôn, thì quả thực là một câu chuyện hay. Cũng như ông Brunô đã bị giáo hội trung cổ thiêu trên giàn hỏa trong hành trình đi tìm trí khôn để biết Trái Đất quay quanh Mặt Tròi chứ không phải ngược lại như lời Kinh thánh dạy.
2. Nếu không đúng như vậy, thì đây là một câu chuyện khó hiểu đối với một học sinh lớp 6 như em. Vì sao con hổ lại đáng bị đối xử như vậy? Nó chỉ muốn biết một sự thật mà nó không hiểu. Nó tò mò, nhưng biết đâu là vì lòng trắc ẩn trước một con trâu đang khốn khổ. Vì sao anh nông dân lại đốt con hổ, một con hổ đáng yêu, muốn học hỏi, ham hiểu biết? Vì sao anh nông dân lại lừa con hổ, một con hổ rất thân thiện và ngây thơ? Vì sao lại dùng bạo lực để làm trực quan sinh động trả lời cho một câu hỏi rất hoà bình? Vì sao còn trâu lại cười trước cảnh khổ đau của hổ? Một nụ cười vô cảm vô tri. Đó có phải con trâu vốn khoan hoà, từ ái, là người bạn đường nhân hậu ngàn đời của người nông dân vai lấm chân bùn của nông thôn ta đấy không? Và cuối cùng, đó có phải là trí khôn của anh nông dân không? Em nghĩ là không! Đó là sự lừa gạt. Một câu chuyện lạc loài trong dòng chảy cổ tích thường có hậu của nhân loại chăng?
3. Dĩ nhiên, anh nông dân này không biết gì về sách đỏ, không biết bài học môi trường, không biết bảo vệ động vật hoang dã. Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi. Ở đó, con người mới tách ra khỏi môi trường thiên nhiên với cuộc đấu tranh sinh tồn nghiệt ngã, một mất một còn. Vậy thì, phải chăng đây là một câu chuyện cổ tích quá đát, đã hết hạn sử dụng, thưa cô?
2. Nếu không đúng như vậy, thì đây là một câu chuyện khó hiểu đối với một học sinh lớp 6 như em. Vì sao con hổ lại đáng bị đối xử như vậy? Nó chỉ muốn biết một sự thật mà nó không hiểu. Nó tò mò, nhưng biết đâu là vì lòng trắc ẩn trước một con trâu đang khốn khổ. Vì sao anh nông dân lại đốt con hổ, một con hổ đáng yêu, muốn học hỏi, ham hiểu biết? Vì sao anh nông dân lại lừa con hổ, một con hổ rất thân thiện và ngây thơ? Vì sao lại dùng bạo lực để làm trực quan sinh động trả lời cho một câu hỏi rất hoà bình? Vì sao còn trâu lại cười trước cảnh khổ đau của hổ? Một nụ cười vô cảm vô tri. Đó có phải con trâu vốn khoan hoà, từ ái, là người bạn đường nhân hậu ngàn đời của người nông dân vai lấm chân bùn của nông thôn ta đấy không? Và cuối cùng, đó có phải là trí khôn của anh nông dân không? Em nghĩ là không! Đó là sự lừa gạt. Một câu chuyện lạc loài trong dòng chảy cổ tích thường có hậu của nhân loại chăng?
3. Dĩ nhiên, anh nông dân này không biết gì về sách đỏ, không biết bài học môi trường, không biết bảo vệ động vật hoang dã. Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi. Ở đó, con người mới tách ra khỏi môi trường thiên nhiên với cuộc đấu tranh sinh tồn nghiệt ngã, một mất một còn. Vậy thì, phải chăng đây là một câu chuyện cổ tích quá đát, đã hết hạn sử dụng, thưa cô?