thietbichannuoi
Thành viên
- Tham gia
- 7/5/2020
- Bài viết
- 0
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chuồng trại có liên quan mật thiết đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn heo. Khi xây dựng thì bà con cần biết rõ những nguyên tắc thiết kế chuồng trại heo đúng chuẩn. Để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất. Cùng theo dõi bài viết sau để xem đó là những nguyên tắc gì nhé.
Nguyên tắc thiết kế chuồng trại chung cho các vật nuôi
Nguyên tắc xây dựng mặt bằng chuồng trại nuôi heo
Tiêu chuẩn về mặt bằng
Nguyên tắc tính toán
Dựa vào quy mô đàn heo, chu kỳ nuôi ngắn hạn hay dài hạn để xác định mặt bằng chính và phụ. Sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo cũng như thuận tiện hơn trong công tác chăm sóc và vệ sinh phòng dịch.
Phương pháp tính
Tính toàn mặt bằng chuồng nuôi heo căn cứ vào các vấn đề:
Tính toán nhu cầu chuồng dựa vào:
Sắp xếp và bố trí mặt bằng
Nguyên tắc bố trí mặt bằng
Bố trí mặt bằng
Mặt bằng một chuồng trại nuôi heo thường được sắp xếp như sau: Cổng vào -> Nhà trực -> Nhà công nhân kỹ thuật -> Giếng nước -> Tháp nước -> Nhà lấy tinh và pha chế tinh dịch -> Nhà kho chứa thức ăn -> Nhà chế biến thức ăn -> Các dãy chuồng nuôi -> Nhà chế biến phân -> Cổng phụ. Trên đây Hùng Đồng vừa điểm qua một số nguyên tắc thiết kế chuồng trại nuôi heo hiện đại. Việc làm chuồng trại chăn nuôi phải tính toán chi tiết dựa theo tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Vậy nên những thông tin trên chỉ là mô hình cơ bản . Giúp bà con có cái nhìn tổng quát nhất. Hi vọng bà con sẽ có một chuồng trại đơn giản, tiết kiệm và đạt năng suất cao.
Công ty TNHH Hùng Đồng
Nguyên tắc thiết kế chuồng trại chung cho các vật nuôi
- Chuồng trại ấm về mùa đông và mát về mùa hè, tránh được nước mưa hắt vào chuồng. Và quan trọng là chuồng nên làm phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo.
- Chuồng thiết kế thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uống cho vật nuôi.
- Tính toán hiệu quả kinh tế nhưng vẫn tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu khi xây dựng.
- Có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam . Mà vẫn tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có từ địa phương.
- Quan trọng nhất là chuồng phải đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh cho cả người và vật nuôi.
Nguyên tắc xây dựng mặt bằng chuồng trại nuôi heo
Tiêu chuẩn về mặt bằng
- Diện tích tổng thể gồm có chỗ ở cho vật nuôi, sân chơi, máng ăn máng uống cùng công trình phục vụ.
- Quy hoạch mặt bằng: Sắp xếp tổng thể các dãy chuồng, công trình phục vụ trên một mặt bằng.
- Tiến hành thực hiện các biện pháp kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh được đồng loạt, nhanh chóng.
- Làm máng ăn có chiều cao phù hợp với từng lứa tuổi và từng loại heo. Thông thường máng cho heo ăn làm thành cao từ 15 – 30 cm tùy loại.
Nguyên tắc tính toán
Dựa vào quy mô đàn heo, chu kỳ nuôi ngắn hạn hay dài hạn để xác định mặt bằng chính và phụ. Sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo cũng như thuận tiện hơn trong công tác chăm sóc và vệ sinh phòng dịch.
Phương pháp tính
Tính toàn mặt bằng chuồng nuôi heo căn cứ vào các vấn đề:
- Quy mô, cơ cấu đàn heo.
- Diện tích chuồng cho từng con, từng ô và từng dãy chuồng. Tiếp đó là tính diện tích cả trại theo tiêu chuẩn từng loại heo.
Tính toán nhu cầu chuồng dựa vào:
- Quy mô đàn heo
- 1 năm bán ra số lượng bao nhiêu heo con cai sữa, bao nhiêu thịt lợn ?
- Tỉ lệ heo nái thải loại.
- Số lứa đẻ, số lứa heo nái trên năm là bao nhiêu ?
- Số lượng và trọng lượng của heo con cai sữa.
- Thời gian nghỉ để vệ sinh chuồng trại sau một chu kỳ sản xuất heo.
- Trọng lượng heo thịt xuất chuồng.
- Heo nái đẻ 1 con/ ô.
- Heo nái chửa 1 con/ ô.
- Heo nái hậu bị 4 – 6 con/ ô.
- Heo đực giống 1 con/ ô.
- Heo nái chờ phối 4 – 6 con/ ô.
- Heo thịt nhỏ 10 – 15 con/ ô.
- Heo thịt lớn 8 con/ ô.
Sắp xếp và bố trí mặt bằng
Nguyên tắc bố trí mặt bằng
- Hướng chuồng chọn Đông Nam.
- Thiết kế các dãy chuồng phù hợp với đặc điểm sinh lý mỗi loại heo.
- Các chuồng cách nhau từ 1,5 – 2H (H: chiều cao của chuồng).
- Khoảng cách giữa 2 hồi nhà cách nhau từ 8-10m.
Bố trí mặt bằng
- Từ cổng chính vào trại là nhà trực và tiếp khách. Vị trí ở phía Đông Nam và có hố sát trùng ở cửa vào trại.
- Nhà công nhân, cán bộ kỹ thuật lớn hay nhỏ dựa vào quy mô, diện tích trại và số lượng người cần ở.
- Nhà kho tạm thời để thức ăn đã được nghiền và chuẩn bị để hỗn hợp.
- Nhà chế biến thức ăn dựa vào lượng heo trong trại.
- Tháp và bể nước cung cấp đủ nước cho đàn heo đảm bảo tiêu chuẩn:
- Heo nái/100 lít/ngày đêm/1 con
- Heo thịt 50 lít/ngày đêm/1 con
- Heo con 25 lít/ngày đêm/1 con
- Dựa vào những phân tích trên để tính ra nhu cầu lượng nước cần dùng cho đàn heo và các hoạt động khác.
- Diện tích vừa: 0,06 – 0,07m2/ 1 con.
- Diện tích lớn: 0,05 – 0,06m2/ 1 con.
- Làm nhà lấy tinh, phát triển chế tinh dịch gần chuồng heo đực giống.
- Ngoài ra, cần xây dựng các công trình phụ cho cán bộ, công nhân.
Mặt bằng một chuồng trại nuôi heo thường được sắp xếp như sau: Cổng vào -> Nhà trực -> Nhà công nhân kỹ thuật -> Giếng nước -> Tháp nước -> Nhà lấy tinh và pha chế tinh dịch -> Nhà kho chứa thức ăn -> Nhà chế biến thức ăn -> Các dãy chuồng nuôi -> Nhà chế biến phân -> Cổng phụ. Trên đây Hùng Đồng vừa điểm qua một số nguyên tắc thiết kế chuồng trại nuôi heo hiện đại. Việc làm chuồng trại chăn nuôi phải tính toán chi tiết dựa theo tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Vậy nên những thông tin trên chỉ là mô hình cơ bản . Giúp bà con có cái nhìn tổng quát nhất. Hi vọng bà con sẽ có một chuồng trại đơn giản, tiết kiệm và đạt năng suất cao.
Công ty TNHH Hùng Đồng
- CS1: QL.1A HẠ VÀNG – THIÊN LỘC – CAN LỘC – HÀ TĨNH
- CS2: QL.1A – ĐẠI CẦU – TIÊN TÂN – PHỦ LÝ – HÀ NAM
- ĐT: 0984 384 939
- ĐT: 0913 086 777