visiontrain
http://www.ketoanthanhhoa.com.vn
- Tham gia
- 6/6/2013
- Bài viết
- 3
Trước đây, biểu hiện nhức mắt thường chỉ gặp ở người cao tuổi. Thế nhưng với môi trường làm việc và học tập hiện nay, "nhức mắt" trở nên phổ biến với mọi người từ lứa tuổi học đường đến nhân viên văn phòng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về chứng nhức mắt do chuyên gia nhãn khoa tư vấn.
Các mức độ nhức mắt
Nhức mắt có nhiều mức độ, có khi rất nhẹ, có khi rất đau và khó chịu. Tuy nhiên, thường gặp hơn là mắt chỉ nhức vừa vừa hoặc nhức ở mức độ nhẹ như mỏi mắt, xốn mắt, cay mắt.
Nguyên nhân gây nhức mắt
- Bệnh làm đau nhức mắt dữ dội nhất và cũng nguy hiểm nhất là cườm nước (hay còn gọi là tăng áp mắt cấp tính). Ngoài ra, còn một loại cườm nước kinh niên khác (hay tăng áp mắt mãn tính) có thể chỉ gây nhức mắt ít hoặc không nhức. Người bệnh không hề biết mình bị bệnh nhưng bệnh vẫn tiến triển dần dần làm hủy hoại thần kinh mắt và gây mù mắt. Mắt đã mù rồi thì không chữa được nữa. Nguyên nhân gây ra cườm nước là do dịch trong mắt bị ứa, không thoát ra ngoài được làm mắt căng cứng, gây nhức mắt và mờ mắt. Thần kinh mắt do bị chèn ép bởi áp suất của mắt cao nên bị hủy hoại dần dần. Lúc đầu không nhìn thấy ở một bên mắt (phía mũi), sau đó bệnh tiến triển nặng thêm, tầm nhìn của người bệnh giống như nhìn qua một cái ống và sau đó mù hẳn. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy như nhìn thấy hào quang, vòng màu trước mắt.
- Nếu cảm thấy mắt hơi nhức, mệt mỏi, khó chịu sau một ngày làm việc nhất là về chiều thì đây là một triệu chứng thường là nhẹ không biểu hiện ra một bệnh mắt cụ thể.
- Nhức mắt nhiều ở phía sau mắt có thể là do chứng nhức nửa đầu, nhức mắt ở phía dưới mắt gần hàm có thể là do viêm xoang.
- Nếu nhức mắt ở cả hai mắt kèm theo mắt đỏ, đặc biệt là khi nắng chói (sợ nắng) thường thấy ở các bệnh viêm nhiễm siêu khuẩn như khi bị cúm. Nhức mắt sẽ dịu dần khi bệnh cúm bớt.
- Nếu thấy sợ sáng nhiều đặc biệt ở một mắt thì có thể là do viêm nhiễm ở lớp trong của mắt (viêm loét giác mạc, viêm bồ đào…) và cần phải khám bác sĩ chuyên khoa.
Chữa trị như thế nào khi bị nhức mắt
- Chữa trị tại nhà: Nếu mắt nhức ít hay mỏi mắt về buổi chiều sau ngày làm việc thì có thể nằm nghỉ cho mắt nghỉ ngơi, uống thuốc chống nhức. Tránh nắng chói, đắp gạc lạnh trên mắt có thể làm dịu cơn nhức, đỡ mỏi. Nếu không bớt, các triệu chứng tăng thêm thì nên đi khám bác sĩ.
- Khám bác sĩ: Khi mắt bị đau nhức nhiều, kèm thêm với mắt đỏ và các khó chịu khác. Nhức mắt là một triệu chứng không chuyên biệt, có nghĩa là nhiều bệnh có thể gây nhức mắt, chỉ khi khám bác sĩ, hỏi cẩn thận và khám nghiệm đầy đủ mới tìm ra bệnh được.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Bác sĩ sẽ đo thị lực, đo nhãn áp, khám toàn bộ ngoài mắt, cơ mắt và soi đáy mắt. Nếu thấy nhãn áp cao là do cườm nước, nếu bị viêm nhiễm như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bồ đào… tùy theo bệnh trạng mà bác sĩ có phương pháp điều trị.
Lưu ý
1. Nếu ở người lớn tuổi (trên 50), tự nhiên thấy nhức mắt dữ dội, mắt đỏ, nhìn mờ, đồng tử nở. Hãy nghĩ ngay đến cườm cấp tính, hãy đến bệnh viện có khoa mắt ngay để được triệu kịp thời.
2. Tất cả những người bước vào tuổi 40 bắt đầu phải đeo kính lão để đọc sách nên đi đến bác sĩ nhãn khoa đo áp 6 tháng một lần để biết có bị cườm nước hay không.
3. Tất cả những thành viên trong gia đình có người đã bị cườm nước nên đi đo nhãn áp để biết có bị di truyền hay không?
Nguồn: eva.vn
Các mức độ nhức mắt
Nhức mắt có nhiều mức độ, có khi rất nhẹ, có khi rất đau và khó chịu. Tuy nhiên, thường gặp hơn là mắt chỉ nhức vừa vừa hoặc nhức ở mức độ nhẹ như mỏi mắt, xốn mắt, cay mắt.
Nguyên nhân gây nhức mắt
- Bệnh làm đau nhức mắt dữ dội nhất và cũng nguy hiểm nhất là cườm nước (hay còn gọi là tăng áp mắt cấp tính). Ngoài ra, còn một loại cườm nước kinh niên khác (hay tăng áp mắt mãn tính) có thể chỉ gây nhức mắt ít hoặc không nhức. Người bệnh không hề biết mình bị bệnh nhưng bệnh vẫn tiến triển dần dần làm hủy hoại thần kinh mắt và gây mù mắt. Mắt đã mù rồi thì không chữa được nữa. Nguyên nhân gây ra cườm nước là do dịch trong mắt bị ứa, không thoát ra ngoài được làm mắt căng cứng, gây nhức mắt và mờ mắt. Thần kinh mắt do bị chèn ép bởi áp suất của mắt cao nên bị hủy hoại dần dần. Lúc đầu không nhìn thấy ở một bên mắt (phía mũi), sau đó bệnh tiến triển nặng thêm, tầm nhìn của người bệnh giống như nhìn qua một cái ống và sau đó mù hẳn. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy như nhìn thấy hào quang, vòng màu trước mắt.
- Nếu cảm thấy mắt hơi nhức, mệt mỏi, khó chịu sau một ngày làm việc nhất là về chiều thì đây là một triệu chứng thường là nhẹ không biểu hiện ra một bệnh mắt cụ thể.
- Nhức mắt nhiều ở phía sau mắt có thể là do chứng nhức nửa đầu, nhức mắt ở phía dưới mắt gần hàm có thể là do viêm xoang.
- Nếu nhức mắt ở cả hai mắt kèm theo mắt đỏ, đặc biệt là khi nắng chói (sợ nắng) thường thấy ở các bệnh viêm nhiễm siêu khuẩn như khi bị cúm. Nhức mắt sẽ dịu dần khi bệnh cúm bớt.
- Nếu thấy sợ sáng nhiều đặc biệt ở một mắt thì có thể là do viêm nhiễm ở lớp trong của mắt (viêm loét giác mạc, viêm bồ đào…) và cần phải khám bác sĩ chuyên khoa.
Chữa trị như thế nào khi bị nhức mắt
- Chữa trị tại nhà: Nếu mắt nhức ít hay mỏi mắt về buổi chiều sau ngày làm việc thì có thể nằm nghỉ cho mắt nghỉ ngơi, uống thuốc chống nhức. Tránh nắng chói, đắp gạc lạnh trên mắt có thể làm dịu cơn nhức, đỡ mỏi. Nếu không bớt, các triệu chứng tăng thêm thì nên đi khám bác sĩ.
- Khám bác sĩ: Khi mắt bị đau nhức nhiều, kèm thêm với mắt đỏ và các khó chịu khác. Nhức mắt là một triệu chứng không chuyên biệt, có nghĩa là nhiều bệnh có thể gây nhức mắt, chỉ khi khám bác sĩ, hỏi cẩn thận và khám nghiệm đầy đủ mới tìm ra bệnh được.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Bác sĩ sẽ đo thị lực, đo nhãn áp, khám toàn bộ ngoài mắt, cơ mắt và soi đáy mắt. Nếu thấy nhãn áp cao là do cườm nước, nếu bị viêm nhiễm như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bồ đào… tùy theo bệnh trạng mà bác sĩ có phương pháp điều trị.
Lưu ý
1. Nếu ở người lớn tuổi (trên 50), tự nhiên thấy nhức mắt dữ dội, mắt đỏ, nhìn mờ, đồng tử nở. Hãy nghĩ ngay đến cườm cấp tính, hãy đến bệnh viện có khoa mắt ngay để được triệu kịp thời.
2. Tất cả những người bước vào tuổi 40 bắt đầu phải đeo kính lão để đọc sách nên đi đến bác sĩ nhãn khoa đo áp 6 tháng một lần để biết có bị cườm nước hay không.
3. Tất cả những thành viên trong gia đình có người đã bị cườm nước nên đi đo nhãn áp để biết có bị di truyền hay không?
Nguồn: eva.vn
Hiệu chỉnh: